Trong nền kinh tế thị trường, giá cả được dùng như một tiêu chuẩn so sánh để đo lường các giá trị kinh tế và định hướng hoạt động kinh doanh. Các nhà kinh tế học khi nghiên cứu về lạm phát thường sử dụng các chỉ số đo lường mức giá chung. Trên thực tế, mức giá chung được tính bằng cách xây dựng các chỉ số giá, là những giá trị trung bình của giá tiêu dùng hay giá sản xuất. Chỉ số giá là thước đo mức giá chung, nó chính là số bình quân gia quyền của giá nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Khi xây dựng chỉ số giá, các nhà hoạch định cân nhắc từng loại giá riêng lẻ theo tầm quan trọng và ý nghĩa kinh tế của mỗi loại hàng hóa mà gắn cho mỗi hàng hóa trong rổ hàng hóa một hệ số tỷ trọng. Ba chỉ số giá quan trọng nhất là chỉ số giá tiêu dùng, hệ số giảm phát GDP và chỉ số giá sản xuất.
Đo lạm phát qua chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index, CPI), chỉ số này được coi là thước đo lạm phát và được sử dụng rộng rãi nhất. CPI đo lường chi phí mua một rổ hàng hóa chuẩn tại những thời điểm khác nhau. Rổ hàng hóa này bao gồm giá thực phẩm, quần áo, nhà cửa, xăng dầu, đi lại, dịch vụ y tế, học phí, các loại hàng hóa và dịch vụ khác được mua sắm cho cuộc sống hàng ngày. Tất nhiên, giá của mỗi loại hàng hóa sẽ được gắn thêm một trong số theo tầm quan trọng của hàng hóa đó trong nền kinh tế. CPI được tính dựa trên công thức sau:
= ∑
∑ 100% (k là số mặt hàng trong rổ hàng hóa)(8)
Trong đó là giá sản phẩm i trong năm t
Và , là giá và sản lượng của sản phẩm i trong năm cơ sở
Tốc độ tăng 1 1 *100% t t t t CPI CPI CPI CPI
đây chính là tỷ lệ lạm phát tính theo sự thay đổi
của CPI.
Bắt đầu từ năm 1994, Việt Nam đã áp dụng cách tính CPI theo tiêu chuẩn quốc tế và khi luật hoá việc công bố và tính chỉ số CPI theo tháng đã giúp cho các thành phần trong nền kinh tế tiếp cận dễ hơn với chỉ số này.
Hệ số giảm phát tính theo GDP được dùng để triệt tiêu lạm phát khỏi GDP và được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế. Chỉ số này bao gồm giá của tất cả các thành phần cấu tạo nên GDP (tiêu dùng, đầu tư, đầu tư công và xuất khẩu ròng) chứ không phải chỉ trong một khu vực riêng lẻ. Chỉ số này cũng khác với CPI bởi vì nó là một chỉ số có trọng số biến thiên, gắn trọng số cho các giá theo khối lượng trong năm hiện hành, nó có thể được sử dụng bổ sung cho CPI.
Chỉ số giá sản xuất (PPI - Production Price Index) xuất hiện từ năm 1890 đo mức giá bán buôn hay mức giá ở giai đoạn sản xuất, các trọng số cố định được sử dụng để tính
37 toán PPI là doanh số ròng của hàng hóa. Chỉ số này rất chi tiết nên nó thường được các doanh nghiệp sử dụng.
Chỉ số giá bán buôn (WPI – Whosesale Price Index) đo sự thay đổi trong giá cả của hàng hóa bán buôn (thường là trước khi bán có thuế), chỉ số này tương đương như chỉ số PPI
Chỉ số giá bán lẻ (RPI – Retail Price Index) là chỉ số phản ánh tình hình biến động giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường theo thời gian và không gian. Chỉ số này được tính theo phương pháp bình quân gia quyền số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và giá bán lẻ hàng hóa ở hai thời điểm khác nhau
Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ tăng của mức giá chung, các nhà kinh tế đều chung quan điểm tính lạm phát trên mức giá chung. Nếu như mức giá chung là P, tỷ lệ lạm phát tại thời kỳ t được tính như sau:
= ℎ ặ = − (9)
Trong đó: là tỷ lệ lạm phát thời kỳ t, à là mức giá chung của thời kỳ t và thời kỳ trước đó t-1[18;44].