Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 29 - 30)

Trên cơ sở làm rõ lý luận chung về lạm phát và tỷ giá hối đoái, cùng với phân tích tác động của hai biến số này với nhau, tác động của chúng đến các biến số vĩ mô khác như cán cân thương mại, tăng trưởng kinh tế, lãi suất. Luận án phân tích thực trạng tình hình lạm phát và biến động của tỷ giá hối đoái trong giái đoạn từ năm 2000 đến năm 2012. Lý do để luận án chọn khoảng thời gian này là sau năm 2000, nền kinh tế Việt Nam hội nhập với khu vực sau cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Châu Á năm 1997 và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Năm 2011, là thời điểm tròn 5 năm Việt Nam gia nhập WTO (12.2006 – 12.2011). Luận án đề xuất các định hướng và khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tiền tệ qua đó giúp tỷ giá hối đoái ổn định nhằm góp phần ổn định kinh tế vĩ mô tại Việt Nam. Câu hỏi thường trực đối với các nhà điều hành và hoạch định chính sách tại Việt Nam hiện nay là lạm phát và tỷ giá hối đoái thế nào là tối ưu cho nền kinh tế.

Luận án sẽ tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau đây:

- Làm rõ các vấn đề lý luận về lạm phát, lạm phát mục tiêu, các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát và tác động của lạm phát đến các biến số vĩ mô.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, tác động hai chiều của tỷ giá hối đoái với lạm phát cùng với một số biến số vĩ mô khác.

- Nghiên cứu kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ giúp ổn định tỷ giá hối đoái tại một số quốc gia điển hình trong khu vực và trên thế giới.

- Nghiên cứu thực trạng lạm phát và diễn biến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam từ năm 2000 trở lại đây. Luận giải làm sáng tỏ ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá hối đoái tới sự sự ổn định kinh tế vĩ mô.

20 - Sử dụng mô hình VAR để lượng hóa mối quan hệ giữ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2012. Trên cơ sở đó, rút ra bài học kinh nghiệm và đồng thời đưa ra các khuyến nghị cần áp dụng nhằm ổn định lạm phát và tỷ giá hối đoái góp phần đạt được các mục tiêu vĩ mô khác.

Nền kinh tế Việt Nam được vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, nó có một số đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội và chính trị tại Việt Nam. Với nội dung nghiên cứu đã được định ra ở phần trên, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, thì luận án cần trả lờiđược các câu hỏi sau:

- Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam diễn ra như thế nào trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012?

- Ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái ở mức độ nào, liệu ổn định lạm phát có giúp ổn định được tỷ giá hối đoái?

- Liệu các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng kết quả nghiên cứu khi xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ trong sự phối hợp với các chính sách vĩ mô khác nhằm đạt được sự ổn định trong chính sách tiền tệ nói chung?

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 29 - 30)