Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 69 - 77)

Trên lý thuyết, khi giữ tỷ giá hối đoái ổn định thì các nhà hoạch định chính sách sẽ tăng cường được lòng tin của công chúng vào đồng nội tệ, đặc biệt tại các quốc gia có mức độ “đô la hóa” cao trong hệ thống tài chính. Trong mục này, luận án sẽ mô tả mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát.

Trong vòng xoáy lạm phát và tỷ giá hối đoái, câu hỏi đặt ra là chỉ số nào là nguyên nhân và chỉ số nào là kết quả. Để trả lời được câu hỏi này cần xác định được những nhân tố gây ra lạm phát và những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Một số tác giả trong bài nghiên cứu của mình cho rằng ổn định tỷ giá hối đoái để kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, một trong số các nhân tố ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái chính là lạm phát. Ví dụ, khi nguy cơ lạm phát tăng cao thì công chúng sẽ không tin vào đồng nội tệ, họ sẽ chuyển sang dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh, khi đó nhu cầu bán nội tệ và mua ngoại tệ tăng cao làm cho tỷ giá biến động, trong trường hợp này cho thấy lạm phát là nguyên nhân và biến động tỷ giá hối đoái là kết quả. Nếu vận dụng lý thuyết ngang giá sức mua để giải thích hiện tượng trên có thể thấy rằng, “ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ngoài nước, khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra đồng ngoại tệ và ngược lại”. Lý thuyết này cho rằng, những sản phẩm giống nhau ở các quốc gia khác nhau sẽ nhất thiết bằng nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung. Có thể thấy, khi đó tỷ lệ thay đổi trong giá cả sản phẩm sẽ phần nào giống nhau khi được tính bằng một đồng tiền chung, miễn là chi phí vận chuyển và các hàng rào mậu dịch không thay đổi.

Trong hai sơ đồ tại hình 2.3 và 2.4, luận án đã tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát và tỷ giá. Kết hợp hai sơ đồ này có thể nhận thấy được tỷ giá hối đoái và lạm phát có tác động qua lại với nhau. Đồng thời có một số nhân tố ảnh hưởng đến cả hai biến số tỷ giá hối đoái và lạm phát như giá xăng dầu, giá gạo, lãi suất, và lượng dự trữ ngoại hối.

Giá xăng dầu, lãi suất và giá gạo sẽ tác động đến giá sản xuất của các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Khi giá của các nhân tố đầu vào này tăng sẽ làm cho mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng theo, điều này sẽ dẫn đến lạm phát tăng. Đồng thời, điều này cũng sẽ làm cho xuất khẩu giảm, do hàng hóa sản xuất trong nước trở lên đắt hơn, dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh bằng giá. Nếu điều này xảy ra, thì nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu sẽ giảm, ảnh hưởng đến nguồn cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Trong khi nhu cầu về ngoại tệ cho việc nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào không thay đổi. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể chọn ngoại tệ là kênh đầu tư để tránh lạm phát. Hiện tượng này diễn ra, đưa đến sự mất cân bằng cung cầu về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Do đó,

60 đương nhiên tỷ giá hối đoái sẽ phải thay đổi để cung và cầu về ngoại tệ đạt được mức cân bằng mới. Có thể mô tả hiện tượng trên thông qua sơ đồ tại hình 2.5.

Từ sơ đồ trong hình 2.5 có thể thấy, khi giá trị đồng nội tệ giảm giá vì một nguyên nhân nhất định sẽ dẫn đến làm tăng giá cả hàng tiêu dùng phải nhập khẩu, giá nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo khi quy đổi ra đồng nội tệ. Kêt quả của hiện tượng này là mức giá chung của hàng hóa trong nước sẽ tăng nên.

Hình 2-5: Tương tác giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát[28;34;45]

Đồng nội tệ giảm giá, cũng làm cho giá hàng hóa xuất khẩu rẻ đi tương đối, và cầu hàng hóa xuất khẩu sẽ tăng lên. Nếu các nhà xuất khẩu ưu tiên hơn cho xuất khẩu thay vì bán trong nước, thì sẽ dẫn đến thiếu hụt cầu và cầu hàng hóa thay thế số hàng đã được xuất khẩu tăng lên. Điều này cũng đưa đến mức giá chung trong nền kinh tế tăng nên.

Horska (2004)[90] trong công trình nghiên cứu của mình đã tổng hợp mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái theo cách tổng hợp các nhân tố như trong sơ đồ dưới (hình 2.6). Giá hàng thay thế tính bằng nội tệ Giá cả hàng tiêu dùng nhập khẩu tính bằng nội tệ Chi phí sản xuất Giá hàng hóa trong nước Giá trị đồng nội tệ Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp

Giá nguyện vật liệu nhập khẩu

Cầu hàng hóa xuất khẩu

61

Hình 2-6: Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái[90;45;18]

Lạm phát sẽ tác động đến tiền lương thực tế và lãi suất, trong khi hai nhân tố này lai tác động đến giá sản xuất chung của nền kinh tế. Ngoài ra, lãi suất cũng lại tác động đến tỷ giá hối đoái, vì sự chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia sẽ dẫn đến sự thay đổi của dòng vồn quốc tế. Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi về cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

Có thể thấy được mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái là mối quan hệ tác động hai chiều với nhau. Đây cũng là điền hình của mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô trong nền kinh tế. Chính vì vậy khi lựa chọn công cụ để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai đại lượng này luận án sẽ phải chú ý đến đặc điểm đã nêu trên.

Qua sơ đồ trong hình 2.5 và 2.6, người ta có thể thấy được rõ hơn mối quan hệ hai chiều giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, tác động của tỷ giá hối đoái đến lạm phát thường là tác động gián tiếp. Trong khi, tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến giá của hàng hóa nhập khẩu, trong hàng hóa nhập khẩu có thể chia ra thành hàng hóa nhập khẩu cho tiêu dùng và hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến lạm phát thông qua giá hàng nhập khẩu và giá sản xuất. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn tác động đến lạm phát thông qua kênh nợ nước ngoài của Chính phủ và các doanh nghiệp trong nước vay nợ từ thị trường vốn quốc tế. Khi tỷ giá hối đoái biến động thì các khoản nợ này cũng biến động và lãi suất của các khoản nợ này cũng sẽ biến động theo. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất trong nền kinh tế tăng thêm đưa đến giá sản phẩm cũng sẽ phải tăng theo.

Ở chiều ngược lại, có thể thấy lạm phát tác động tương đối trực tiếp đến tỷ giá hối đoái, trong nghiên cứu của Kara, Nelson (2002)[101] “The Exchange rate and Inflation in the UK” đã đưa ra công thức:

D M

t D t M t

Ps Ps P (20) LẠM PHÁT

62 Trong đó: Pt là chỉ số giá tiêu dùng tại quý t; D

t

P là chỉ số giá của hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trong nước tại quý t; M

t

P là chỉ số giá hàng nhập khẩu tại quý t; hệ số

D

s = (1-sM ) là tỷ trọng hàng hóa sản xuất trong nước có trong CPI và sMlà tỷ trọng hàng nhập khẩu. Từ phương trình 1 có thể chuyển tương đương theo phần trăm về phương trình 2 dưới đây:

(1 ) D M

t sM t sM t

      (21)

Trong đó t là lạm phát trong nước tại quý t, còn M t

 là lạm phát thế giới cũng trong qúy t.

Theo như lý thuyết ngang giá sức mua hay quy luật một giá, nếu tất cả hàng hóa trong nước đều có thể tham gia thương mại được, thì sẽ có sự cân bằng giữa chỉ số giá trong nước và chỉ số giá thế giới thông qua sự điều chỉnh của tỷ giá hối đoái, từ đó phương trình thứ ba thể hiện như sau:

= (1 − ) + = (1 − )( + ∆ ) + ( + ∆ ) = + ∆ (22) Trong đó ∆ là sự thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa được tính theo quý t. Cần chú ý, trong phương trình 3 tác giả đã coi chỉ số giá hàng nhập khẩu thể hiện sự biến động của chỉ số giá chung trên thế giới. Nếu lạm phát trong nước cao hơn lạm phát của thế giới thì tỷ giá sẽ tự điều chỉnh để phương trình 3 luôn ở trạng thái cần bằng. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như kết quả trong nghiên cứu của Thygesen (1977)[138] đưa ra là sự biến động của tỷ giá hối đoái gần bằng sự chênh lệch về lạm phát giữa các quốc gia trong liên minh Châu Âu.

Có thể thấy sự biến động của lạm phát thể hiện sự thay đổi của giá cả hàng hóa tại thị trường nội địa. Trong khi, tỷ giá hối đoái phản ảnh giá cả của hàng hóa trong nước khi quy đổi theo đồng tiền nước ngoài, thể hiện giá cả của hàng hóa trong cân bằng ngoại. Để đáp ứng được cân bằng nội và cân bằng ngoại thì đồng tiền của tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải có đủ các chức năng sau:

- Phương tiện trao đổi - Phương tiện lưu giữ giá trị - Thước đo giá trị

- Chức năng phương tiện thanh toán

Nghiên cứu này sẽ không đi sâu tìm hiểu từng chức năng của tiền. Tuy nhiên, nghiên cứu sẽ tập trung phân tích tác động của lạm phát đến các chức năng của tiền.

Thứ nhất, để được thừa nhận là một phương tiện trao đổi tiền buộc phải có tính chất bảo tồn giá trị. Người ta sẽ không dám chấp nhận tiền nếu nó chỉ có hiệu lực trao đổi trong ngày hôm nay mà không thể dùng để trao đổi từ ngày mai trở đi. Để có thể là một phương tiện lưu trữ giá trị, thì tiền tệ cần phải đảm bảo được sức mua nó là không đổi qua thời

63 gian. Khi người ta nhận được thu nhập mà chưa muốn tiêu nó hoặc chưa có điều kiện để chi tiêu ngay, tiền là một phương tiện để cho việc cất giữ sức mua trong những trường hợp này hoặc có thể người ta giữ tiền chỉ đơn thuần là việc để lại của cải. Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện ngoài tiền như: Cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa…, một số loại tài sản như vậy đem lại một mức lãi cao hơn cho người nắm giữ chúng, thay vì giữ tiền mặt. Tuy nhiên, người ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài sản khác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển đổi nó sang thành tiền mặt. Những điều này đã cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ giá trị bên cạnh các loại tài sản khác. Việc thực hiện chức năng phương tiện lưu trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hoá mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định[34;44].

Thứ hai, khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, tiền tệ đã làm cho mọi hàng hóa đều có một tiếng nói chung – đó là giá cả. Giá cả của hàng hóa, là giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền. Thực chất giá cả của hàng hóa là tỷ lệ so sánh giữa giá trị của nó với giá trị tiền tệ. Do đó, khi lạm phát diễn ra, giá trị của hàng hóa là không đổi trong khi giá trị tiền tệ của nó tăng lên. Điều này sẽ làm hạn chế chức năng thước đo giá trị của đồng tiền.

Từ phân tích trên có thể thấy được, đồng tiền của mỗi quốc gia sẽ chịu tác động của lạm phát tại quốc gia đó. Nếu một đồng tiền không thực hiện hoặc thực hiện không tốt chức năng của nó, thì giá trị sử dụng của đồng tiền đó sẽ giảm đi so với đồng tiền khác. Đây chính là nguồn gốc của hiện tượng đô la hóa trong một số nền kinh tế. Khi đồng nội tệ không thực hiện được bốn chức năng cần có của tiền tại thị trường trong nước, thì đồng ngoại tệ mạnh (được sử dụng phổ biến tại quốc gia đó) sẽ nghiễm nhiên đảm nhận bốn chức năng này thay cho đồng nội tệ. Có thể thấy khi lạm phát diễn ra tại một quốc gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đối nội của đồng nội tệ, tiếp theo, lạm phát sẽ ảnh hưởng đến giá trị đối ngoại của đồng nội tệ thông qua kênh tỷ giá hối đoái. Do lạm phát tác động làm giảm các chức năng cần có của đồng tiền tại quốc gia đó.

Nếu gọi chỉ số giá cả trong nước là và ở nước ngoài bằng nhau và tại một thời điểm mức lạm phát trong nuớc là và mức lạm phát ở nước ngoài là . Bắt nguồn từ lạm phát, chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng trong nước sẽ là (1 + ), chỉ số giá tiêu dùng tại nước ngoài sẽ là (1+ ).

Trong trường hợp > và tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền của hai quốc gia không thay đổi, sức mua hàng nước ngoài sẽ lớn hơn sức mua hàng trong nước. Còn nếu

64

< và tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền không thay đổi, khi đó sức mua hàng trong nước lớn hơn sức mua hàng nước ngoài. Trong cả hai trường hợp trên, người ta đều không có ngang giá sức mua. Tuy nhiên, theo lý thuyết ngang giá sức mua, tỷ giá hối đoái sẽ không giữ nguyên, mà sẽ điều chỉnh để duy trì ngang giá sức mua. Khi lạm phát và tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước ngoài thay đổi, chỉ số giá cả nước ngoài từ góc độ của người tiêu dùng trong nước sẽ là:

(1+ )(1+ ) (23)

Trong đó là sự thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ, theo lý thuyết ngang giá sức mua, sự thay đổi của đồng ngoại tệ nhằm duy trì ngang giá trong chỉ số giá cả mới giữa hai quốc gia. Từ lý thuyết đó, có thể tính theo điều kiện ngang giá sức mua như sau:

(1+ )(1+ ) = (1 + ) (24) từ công thức này suy tiếp ra được

= ( )

( )− 1 (25)

Vì = tại thời điểm ban đầu được giả định là bằng nhau tại hai quốc gia, nên loại trừ lẫn nhau và

= ( )

( )− 1 (26)

Công thức này phản ánh mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát tương đối và tỷ giá hối đoái theo ngang giá sức mua. Nếu > thì sẽ dương, có nghĩa rằng đồng ngoại tệ sẽ tăng giá khi lạm phát trong nước vượt quá lạm phát ở nước ngoài. Ngược lại, khi < thì sẽ âm, sẽ dẫn đến giảm giá của đồng ngoại tệ khi lạm phát ở nước ngoài lớn hơn lạm phát trong nước.

Để minh họa, có thể lấy một ví dụ, giả sử tỷ giá hối đoái ban đầu cân bằng, sau đó lạm phát trong nuớc là 5%, và lạm phát tại nước ngoài là 3%. Theo ngang giá sức mua, đồng ngoại tệ sẽ điều chỉnh như sau:

= (1 + )

(1 + )− 1 =

(1 + 0,05)

(1 + 0,03)− 1 = 1,94%

Như vậy, đồng ngoại tệ sẽ tăng giá 1,94% để đáp ứng mức lạm phát cao hơn trong nuớc so với nước ngoài. Khi tỷ giá hối đoái này thay đổi đúng như vậy, chỉ số giá cả của nước ngoài sẽ cao bằng với chỉ số giá cả trong nước từ góc độ của người tiêu dùng trong nước[51].

Về lý thuyết, giữ ổn định được tỷ giá hối đoái giúp tăng được niềm tin của công chúng vào đồng nội tệ. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, lấy xuất khẩu làm đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, thì những biến động về tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 69 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)