Trong chương 4 đã cho thấy việc NHNN chậm chễ trong việc đưa ra các quyết định về CSTT nhằm ứng phó với những cú sốc của nền kinh tế cũng là nguyên nhân gây ra lạm
137 phát. Vì thế, trong thời gian qua Chính phủ và NHNN đang chủ trương tái cơ cấu lại hệ thống NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, mốt vấn đề quan trọng không kém là cần cơ cấu lại NHNN trên một số điểm như sau:
- NHNN cần phải được độc lập trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ và quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của NHNN theo hướng gọn nhẹ, tập trung, hình thành các chi nhánh khu vực thay vì xuống đến cấp tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện các CSTT trên mối liên hệ và phù hợp với hoàn cảnh của nền kinh tế trong xu hướng hội nhập quốc tế. Tìm hiểu về các lĩnh vực sản xuất, thương mại, kết hợp với việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng đang được áp dụng trên thế giới để phân tích, dự báo và đánh giá tình hình biến động của thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
- Tăng cường khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng M1, dư nợ tín dụng trong hệ thống ngân hàng, vì những đại lượng này có quan hệ trực tiếp với lạm phát. Có kế hoạch trong việc cung ứng lượng tiền ra lưu thông (M2, lượng tiền cơ sở), trên cơ sở phân tích tỷ lệ tiền mặt, tỷ lệ dự trữ và ảnh hưởng của việc điều chỉnh khối lượng tiền đến toàn bộ nền kinh tế.
- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa NHNN với các Bộ, Ngành và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc xây dựng và thực thị CSTT, điều này nhằm giảm tối đa những xung đột về các mục tiêu vĩ mô giữa các chính sách khác nhau với mục tiêu của CSTT. - Hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở, tăng quy mô và tần suất giao dịch và tiến tới tự do
hóa lãi suất đấu thầu tín phiếu và trái phiếu kho bạc.
- Hoàn thiện hệ thống kiểm soát các luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài theo tiêu chuẩn BASEL II và tiến tới áp dụng chuẩn BASEL III. NHNN cần giám sát chặt chẽ hơn việc vay và bảo lãnh của các NHTM, tiến hành đánh giá rủi ro và xếp hạng các NHTM theo chuẩn mực quốc tế[21].
NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định nhằm giúp thị trường tiền tệ phát triển an toàn và hiệu quả nhưng không mất đi tính cạnh tranh. Có kế hoạch định hướng phát triển đồng đều thị trường sơ cấp, thứ cấp, thị trường liên ngân hàng. Hạn chế tối đa việc can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào thị trường tiền tệ và can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Tăng cường quyền tự chủ cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, những đổi lại các tổ chức này phải đáp ứng các yêu cầu của hoạt động thanh tra và giám sát từ phía NHNN nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả của toàn hệ thống. Để đạt được điều này thì NHNN cần:
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng đồng thời nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm những biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suất và tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ.
138 - Khuyến khích các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua hệ
thống ngân hàng.
- Hoàn thiện quy định về cạnh tranh và chống độc quyền trong ngành ngân hàng và xây dựng hệ thống đảm bảo an ninh tiền tệ - ngân hàng.
- Hoàn thiện quy định về các tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng.
Trong việc sử dụng các công cụ điều hành thì NHNN đã có sự độc lập theo Điều 10 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định như sau: Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ. Để thực thi chính sách tiền tệ được tốt hơn và phù hợp với các tiêu chuẩn của quốc tế, NHNN nên:
Xây dựng CSTT độc lập: trong nền kinh tế, thị trường tiền tệ luôn gắn liền với thị trường hàng hóa. Khi có sự thay đổi trên thị trường tiền tệ thì sẽ dẫn đến các thay đổi trên thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, sự điều chỉnh của thị trường tiền tệ thường nhanh hơn sự điều chỉnh của thị trường hàng hóa. Vì thế, CSTT có thể tác động đến thị trường tiền tệ và sẽ gián tiếp tác động đến thị trường hàng hóa nhằm hướng tới những mục tiêu đã đặt ra trước như lạm phát, thất nghiệp và tăng trưởng. Trong nền kinh tế thị trường, CSTT là công cụ độc lập trong việc phục vụ các chính sách vĩ mô của một quốc gia và có cơ chế vận hành đặc thù riêng do NHTƯ điều hành. Do đó, CSTT cần phải được độc lập không bị ảnh hưởng bới chính sách tài khóa và các chính sách xã hội khác. Nó không có chức năng đảm nhận nhiệm vụ của chính sách tài khóa hay các chính sách kinh tế khác của Chính phủ. NHNN phải được chủ động trong việc điều hành tiền tệ, lãi suất, tỷ giá thông qua việc sử dụng các công cụ của CSTT để đạt được các chỉ tiêu vĩ mô đã xác lập trước đó nhằm tạo niềm tin cho công chúng.
Hoàn thiện công cụ điều hành CSTT: điều hành một cách linh hoạt và phối hợp đồng bộ giữa các công cụ CSTT, không để có xung đột tác động giữa các công cụ CSTT lên các mục tiêu vĩ mô của đất nước. NHNN chỉ nên xác định công cụ chính sách tiền tệ phù hợp với lộ trình đã được xây dựng trước đó, nên để cơ chế thị trường quyết định phân bổ tín dụng của các NHTM, cấu trúc lãi suất tiền gửi và tín dụng. NHNN chỉ giữ quyền kiểm soát sự thay đổi về khối lượng tiền và lãi suất thông qua các công cụ CSTT như:
- Các công cụ gián tiếp (nghiệp vụ thị trường mở, chiết khấu, hoán đổi tiền tệ) sẽ là những công cụ chính trong điều hành CSTT. Nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều tiết số vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng. Lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở phải tương quan với các mức lãi suất khác mà NHNN quy định.
139 - Công cụ tái cấp vốn: đây là kênh cung ứng phương tiện thanh toán ngắn hạn và định hướng lãi suất trên thị trường. Nên hạn chế tái cấp vốn dưới hình thức cho vay, nên quy định thứ tự ưu tiên đối với các hình thức tái cấp vốn và các mức lãi suất giữa các hình thức đó, khuyến khích sử dụng các công cụ gián tiếp trên thị trường tiền tệ. Hiện nay, nghiệp vụ chiết khấu là kênh cung ứng vốn thường xuyên cho các NHTM để đảm bảo khả năng thành khoản cho chúng. NHNN nên hạn chế và ngừng hẳn việc tái cấp vốn theo mục đích chỉ định với kỳ hạn dài. - Công cụ dự trữ bắt buộc: hiên nay, mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN đối với
một số loại tiền gửi giao động trong khoảng từ 0% - 20%, có sự khác biệt về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc mà NHNN quy định cho mỗi NHTM, điều này gây khó khăn cho các NHTM nhỏ và là một yếu tố gây cạnh tranh không công bằng. NHNN cần điều hành linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm nâng cao khả năng kiểm soát lượng tiền của NHNN nhưng đồng thời cũng phải tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng sử dụng vốn linh hoạt với chi phí thấp, có sự phối hợp giữ công cụ dự trữ bắt buộc với các công cụ khác của CSTT.
- Công cụ lãi suất: xác lập mức lãi suất trung tâm của NHNN theo các quy định quốc tế. Khi sử dụng công cụ lãi suất thì yếu tố thị trường cần được quan tâm đặc biệt. NHNN cần theo dõi và phân tích những biến động của lãi suất trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế, qua đó chủ động điều chỉnh lãi suất cơ bản để phát đi tín hiệu cho lãi suất thị trường. NHNN có thể sử dụng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu làm lãi suất định hướng. Trong đó, lãi suất tái cấp vốn được nâng dần làm mức lãi suất trần, còn lãi suất tái chiết khấu được giữ ở mức thấp nhằm tạo ra một kênh cung ứng vốn ngắn hạn cho các NHTM. Chính sách lãi suất phải tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tín dụng huy động được vốn và khuyến khích mở rộng đầu tư sản xuất.
Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối: chính sách tỷ giá hối đoái là một công cụ quan trọng hỗ trợ chính sách tiền tệ. Tỷ giá cần phải do cung và cầu trên thị trường ngoại hối quyết định. Tất nhiên, sự can thiệp của NHNN ở một mức độ nào đấy là cần thiết để thị trường không đi chệch hướng và sửa chữa những sai lầm khách quan tác động đến tỷ giá hối đoái. Việt Nam đã duy trì chính sách tỷ giá hối đoái thận trọng làm cho VND bị đánh giá cao hơn giá trị thực, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam với hàng hóa trên thị trường thế giới. Vì vậy, NHNN cần nới lỏng tỷ giá hối đoái và có điều tiết, sau đó có thể thả nổi có điều tiết và chỉ điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua các công cụ gián tiếp. NHNN sẽ xác định tỷ giá hối đoái trung tâm dựa trên rổ tiền tệ căn cứ vào tỷ trọng nhập khẩu, vay nợ nước ngoài và dự trữ ngoại tệ bằng các đồng tiền này. Chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở rổ tiền tệ sẽ hạn chế được rủi ro do biến động tỷ giá hối đoái và tránh được sự lệ thuộc vào đồng USD. Tuy nhiên, điều hành tỷ giá hối đoái theo cơ chế rổ tiền tệ khá phức tạp do phải xử lý
140 nhiều thông tin để có thể tính được mức tỷ giá hối đoái trung tâm và biên độ giao động phù hợp.
Đồng thời, NHNN cần cải thiện cơ chế quản lý ngoại hối theo hướng từng bước tự do hóa các giao dịch vãng lai, tăng tính tự do chuyển đổi cho VND, loại bỏ dần các hạn chế về bán ngoại tệ, thu hẹp phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam nhằm giảm tình trạng đô la hóa. NHNN chỉ cung cấp ngoại tệ cho mục đích can thiệp thị trường và cho các nhu cầu thiết yếu của đất nước. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc tự đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các mục đích nhập khẩu, trả nợ nước ngoài đến hạn. Trong tương lai, Việt Nam cần cải thiện cán cân thanh toán và hoàn thiện cơ cấu dự trữ ngoại tệ để có thể đối phó được với các cú sốc trên thị trường quốc tế. Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện này vào khoảng 2,3 tháng nhập khẩu (Ngân hàng thế giới công bố 05/12/2012).
Do đó, cần điều chỉnh lại cơ cấu dự trữ ngoại tệ trong việc cho vay và trả nợ. Cần điều chỉnh lại dòng chu chuyển ngoại tệ, sao cho ngoại tệ từ xuất nhập khẩu thu về qua hệ thống các NHTM. Các NHTM sẽ đáp ứng những nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế và bán cho NHNN để tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Điều này sẽ giúp cho NHNN chủ động trong việc điều tiết cung – cầu ngoại tệ, thực hiện tốt chức năng người mua bán cuối cùng nhằm giúp ổn định tỷ giá trong dài hạn.
Trong việc quản lý dự trữ ngoại hối thì NHNN vẫn chưa có sự độc lập, vi theo điều 32 Luật NHNN 2010 như sau “Ngân hàng nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước theo quy định của pháp luật về ngoại hối nhằm thực hiện CSTT quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đảm bảo dự trữ ngoại hối nhà nước. Thủ tường chính phủ quyết định việc sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước cho nhu cầu đột xuất, cấp bách của nhà nước; trường hợp sử dụng dự trữ ngoại hối nhà nước dẫn đến thay đổi dự toán ngân sách thì thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. NHNN báo cáo Thủ tướng
141
Chính phủ theo định kỳ và đột xuất về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước. Bộ Tài chính kiểm tra việc quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do NHNN thực hiện theo quy định của Chính phủ”.
Điều 34 về mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối nhà nước với ngân sách nhà nước: Thủ tướng Chính phủ quy định mức ngoại tệ Bộ Tài chính được giữ lại từ nguồn thu ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Số ngoại tệ còn lại Bộ Tài chính bán cho dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại NHNN.
Theo như các quy định trên thì tính độc lập của NHNN đã được cải thiện hơn trước nhưng vẫn còn thấp, nhất là trong xây dựng và thực thi CSTT. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao năng lực hoạt động của NHNN với vai trò là NHTƯ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế[53].