Nội dung của chính sách tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 54 - 59)

Để đạt được những mục tiêu trên thì chính sách tỷ giá hối đoái cần chú trọng đến hai việc là lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và các công cụ can thiệp vào tỷ giá hối đoái hợp lý trong từng thời kỳ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Để duy trì một tỷ giá hối đoái hợp lý

45 hay để tỷ giá hối đoái biến động theo thị trường trong trường hợp cần thiết, NHTƯ cần phải có một chế độ tỷ giá hối đoái rõ ràng và một hệ thống các công cụ can thiệp thích hợp. Chế độ tỷ giá hối đoái: các quốc gia luôn xây dựng những quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết TGHĐ của riêng mình. Vì vậy, chế độ TGHĐ là tập hợp các nguyên tắc, cơ chế xác định và điều tiết TGHĐ của NHTƯ nhằm điều tiết, quản lý nội tệ trong mối quan hệ với các đồng ngoại tệ.

Như vậy, chế độ tỷ giá hối đoái của một quốc gia phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó tại mỗi thời điểm khác nhau. Nó được thay đổi theo hướng có lợi cho nền kinh tế và phù hợp với những mục tiêu mà quốc gia đó đã đề ra. Chế độ tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia có thể khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế, các quốc gia cũng có những sự hợp tác hay phối hợp có mức độ với nhau trong việc điều tiết tỷ giá hối đoái. Quỹ tiền tệ quốc tệ (IMF) dựa trên cơ sở cơ chế tỷ giá hối đoái thực tế của các nước thành viên đã phân loại chế độ tỷ giá hối đoái của các quốc gia thành bảy nhóm. Hệ thống phân loại này được xây dựng từ những thông tin về bản chất của các chính sách tỷ giá hối đoái thông qua thỏa luận song phương với từng quốc gia, qua hệ thống báo cáo, qua các nghiên cứu về biến động TGHĐ và lượng dự trữ ngoại tệ của các quốc gia thành viên. - Hệ thống tiền tệ không có đồng tiền pháp định riêng: các quốc gia áp dụng chế độ tiền tệ này thường là thành viên của một liên minh tiền tệ, chính sách tiền tệ của quốc gia này sẽ chịu sự chi phối của chính sách tiền tệ từ quốc gia phát hành đồng tiền pháp định đó, đồng nghĩa với việc không có khả năng thực thi CSTT độc lập.

- Hội đồng tiền tệ: đây có thể coi là chế độ tỷ giá hối đoái cố định, một quốc gia sẽ cam kết công khai việc sẽ cố định tỷ giá hối đoái của đồng tiền của quốc gia đó với một đồng ngoại tệ nào đó. NHTƯ sẽ phải điều chỉnh mức cung tiền để giữ cho mức tỷ giá hối đoái cố định. Điều này đồng nghĩa, đồng nội tệ sẽ chỉ được phát hành khi có một lượng tài sản bằng ngoại tệ tương ứng. Trong trường hợp này, NHTƯ sẽ không thực hiện chức năng là người cho vay cuối cùng và cũng không có quyền tự quyết định CSTT của mình. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái vẫn có thể được điều chính trong một khung giao động theo quy định của hội đồng tiền tệ.

- Chế độ tỷ giá hối đoái cố định: lúc này, đồng nội tệ được neo với một hoặc một rổ tiền tệ (rổ tiền tệ thường bao gồm đồng tiền của các quốc gia là đối tác thương mại chính). Tỷ giá hối đoái được phép giao động trong một biên độ hẹp trong mức +/-1% xung quanh tỷ giá hối đoái trung tâm do NHTƯ công bố.

- Chế độ neo tỷ giá hối đoái trong biên độ hẹp: cho phép tỷ giá hối đoái được giao động lớn hơn mức +/-1% xung quanh tỷ giá hối đoái trung tâm do NHTƯ công bố.

- Chế độ neo tỷ giá hối đoái với biên độ điều chỉnh: trước tiên, tỷ giá hối doái được cố định sau đó sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến của nền kinh tế. Mức độ điều chỉnh tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào diễn biến của lạm phát thời gian trước đó, hoặc được

46 công bố dựa trên chênh lệch kỳ vọng về lạm phát trong thời gian tới. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ của NHTƯ sẽ bị những ràng buộc nhất định.

- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý: trong trường hợp này NHTƯ tác động vào tỷ giá hối đoái mà không đặt ra mục tiêu cụ thể. Lúc này, việc điều hành tỷ giá hối đoái sẽ được dựa trên diễn biến của cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ, mức lạm phát, bằng các công cụ trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn: tỷ giá hối đoái sẽ hoàn toàn do cung và cầu trên thị trường ngoại hối quyết định. Một sự can thiệp từ cơ quan điều hành tiền tệ chỉ cần thiết khi có những biến động đột ngột mang tính khách quan từ bên ngoài, sự can thiệp này không mang tính áp đặt hay diễn ra thường xuyên đến tỷ giá hối đoái.

Có thể thấy rằng, mỗi cơ chế TGHĐ đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Khi một quốc gia chọn một chế độ TGHĐ cố định, điều này đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ phải cố gắng điều tiết và duy trì cho TGHĐ ở một mức hợp lý nhất có thể. Thường các quốc gia có nền kinh tế trong tình trạng không ổn định sẽ chọn cơ chế TGHĐ cố định. Ngược lại, với cơ chế TGHĐ thả nổi, thì TGHĐ sẽ biến động theo những thay đổi của thị trường chứ không bởi sự can thiệp có chủ định của nhà nước. Các quốc gia có nền kinh tế mở và ổn định thường chọn cơ chế TGHĐ thả nổi[47].

a) Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn chế độ tỷ giá hối đoái

Khi lựa chọn một chế độ tỷ giá hối đoái, NHTƯ sẽ phải phân tích và đánh giá đến những nhân tố bên trong nền kinh tế và những nhân tố bên ngoài nền kinh tế. Các nhân tố như:

- Độ mở của nền kinh tế: mức độ mở của nền kinh tế sẽ tác động đến hoạt động thương mại và sự di chuyển của dòng vốn quốc tế đối với quốc gia đó. Đối với những quốc gia có nền kinh tế mở hoàn toàn họ thường chọn chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, vì nếu chọn chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì trong trường hợp xuất hiện những cú sốc từ bên ngoài thì các quốc gia này sẽ phải cố gắng duy trì mức tỷ giá hối đoái cố định đã được công bố. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tự do của nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường. - Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu: đối với các quốc gia có tỷ trọng hàng xuất khẩu được sản xuất từ các nguyên vật liệu có sẵn trong nước chiếm tỷ trọng lớn, thì họ hoàn toàn có thể lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cố định khi các yếu tố khác không đổi. Ở chiều ngược lại, nếu một quốc gia nhập khẩu phần lớn các nguyên vật liệu đầu vào cho mục đích sản xuất hàng xuất khẩu, điều này làm tăng sự phụ thuộc của quốc gia đó với môi trường bên ngoài. Do đó, chế độ tỷ giá hối đoái cố định trong trường hợp này lại có thể khiến cho nền kinh tế dễ bị tổn thương khi phải đối đầu với những cú sốc trên thị trường.

- Lượng dự trữ ngoại hối: điều này sẽ quyết định mức độ can thiệp của NHTƯ đối với những biến động của nền kinh tế. Nếu lượng dự trữ ngoại hối mỏng thì NHTƯ khó có thể can thiệp đủ mạnh để bảo vệ được chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

47 - Mức độ ổn định của hệ thống tài chính: gồm các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính. Nếu hệ thống này hoạt động không có hiệu quả, hoặc được tổ chức một cách lỏng lẻo, điều này có nghĩa hệ thống tài chính tại quốc gia này khó có khả năng chống đỡ được những cú sốc hay làn sóng đầu cơ khi mà NHTƯ duy trì một chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

- Tình hình lạm phát: đây là một trong những chỉ tiêu cốt lõi đánh giá sự ổn định hay bất ổn định của một quốc gia, lạm phát cao hơn mức độ cho phép sẽ đe dọa đến tăng trưởng kinh tế. Nếu lạm phát luôn ổn định ở mức độ cho phép sẽ giúp ổn định giá trị của đồng nội tệ về sức mua cũng như giá trị lưu trữ. Đấy sẽ là cơ sở để duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ khác. Tuy nhiên, khi những nỗ lực duy trì tỷ giá hối đoái phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của thị trường, sẽ làm cho chính sách tiền tệ không có hiệu quả.

- Tình trạng nợ nước ngoài: khi một quốc gia có số nợ nước ngoài lớn, nếu áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hết sức nguy hiểm. Vì khi ngoại tệ tăng giá, dòng vốn đầu tư sẽ bị rút ra nhanh chóng, đồng nội tệ bị giảm giá mạnh, lạm phát tăng cao. Khả năng để nền kinh tế tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng sẽ rất khó khăn.

- Điều kiện chính trị xã hội: đối với các quốc gia có sự bất ổn về chính trị và xã hội thường có xu hướng lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cố định.

Khi áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thì CSTT trở nên độc lập với CSTK. Tuy nhiên, trong trường hợp Chính phủ áp dụng CSTK mở rộng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thì sẽ khó làm cho công chúng có niềm tin vào CSTT của Chính phủ và NHTƯ.

Ngược lại, khi áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định thì NHTƯ cần có một lượng dự trữ ngoại tệ đủ lớn để có thể can thiệp nhằm bảo vệ tỷ giá hối đoái khi cần thiết. Trong trường hợp, lượng dự trữ ngoại hối không đủ, chế độ tỷ giá hối đoái cố định có nguy cơ sụp đổ, thì chi phí do mất niềm tìn vào CSTT là không thể đo lường được, và có thể dẫn đến khủng hoảng trong CSTT.

Chính phủ và NHTƯ muồn điều hành chính sách tỷ giá hối đoái thành công, thì ngoài việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp với điều kiện kinh tế và tình hình chính trị xã hội tại đất nước mình, họ cần phải có các công cụ hữu dụng để điều tiết tỷ giá hôi đoái trong tay[61].

b) Các công cụ của NHTƯ can thiệp vào tỷ giá hối đoái

Các công cụ để NHTƯ có thể sử dụng để điều tiết tỷ giá hối đoái bao gồm các công cụ trực tiếp và công cụ gián tiếp tác động đến thị trường ngoại hối như:

- Nghiệp vụ thị trường ngoại hối: NHTƯ tiến hành việc mua bán các đồng tiền trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì một tỷ giá hối đoái mong muốn. Nếu muốn đồng nội tệ giảm giá, NHTƯ có thể bán đồng nội tệ ra thị trường. Đồng nghĩa với việc tăng cung tiền và lượng dự trữ ngoại hối sẽ tăng theo. Ngược lại, khi muốn đồng nội tệ tăng giá, NHTƯ sẽ bán ngoại tệ ra để mua đồng nội tệ vào. Để có thể can thiệp được vào tý giá hối đoái trên thị trường ngoại hối thì NHTƯ cần có một lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn, khả năng can

48 thiệp của NHTƯ tỷ lệ thuận với quy mô dự trữ ngoại hối của nó. Sự can thiệp này cần phải tuân theo các quy luật kinh tế của thị trường, định hướng phát triển trong tương lai của nền kinh tế, thị trường tiền tệ và giá cả của mỗi quốc gia.

- Điều chỉnh lãi suất: khi sử dụng công cụ lãi suất, NHTƯ mong muốn tao ra sự thay đổi tức thời về tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước thay đổi sẽ làm thay đổi tỷ suất sinh lời của các tài sản bằng nội tệ và ngoại tệ, dẫn đến sự thay đổi dòng vốn đầu tư quốc tế. Chắc chắn, các nhà đầu tư sẽ chọn cho mình đồng tiền có lãi suất cao hơn. Khi đó, cung cầu về tài sản bằng nội tệ và ngoại tệ sẽ thay đổi đưa đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Ví dụ, với giả định các yếu tổ khác không đổi, khi NHTƯ tăng lãi suất, dòng vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính quốc tế sẽ đổ vào trong nước, các thành phần giữ ngoại tệ trong nước cũng sẽ chuyển sang giữ nội tệ để hưởng mức lãi suất cao hơn, điều này sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá hay tỷ giá hối đoái giảm. Ngược lại, khi NHTƯ giảm lãi suất thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Do lãi suất là một công cụ rất nhạy cảm và không thể thay đổi liên tục, nên trong trường hợp có những dự kiến sai về chiều hướng diễn biến của tỷ giá hối đoái thì công cụ này sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế.

- Biên độ giao động của tỷ giá hối đoái: cùng với việc công bố tỷ giá hối đoái chính thưc, NHTƯ có thể áp dụng một biên độ giao động cho từng thời kỳ, cho phép tỷ giá hối đoái trên thị trường liên ngân hàng cũng như tỷ giá hối đoái giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng giao động trong phạm vi biên độ đó. Khi NHTƯ áp dụng một mức biên độ hẹp, điều này cho thấy nền kinh tế đang trong tình trạng căng thẳng về cung cầu ngoại tệ và NHTƯ cần giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường ngoại hối. Việc nới lỏng biên độ giao động diễn ra khi thị trường trở nên ổn định, hoặc lượng dự trữ ngoại hối của quốc gia đó đủ mạnh.

- Biện pháp phá giá nội tệ: phá giá là khi NHTƯ làm giảm giá trị của đồng nội tệ nhằm mục tiêu cải thiện cán cân vãng lai. Cũng có quan điểm cho rằng, phá giá là sự giảm đột ngột giá trị của một đồng tiền so với vàng hoặc với đồng tiền của quốc gia khác. Trên thế giới, hiện nay, chưa đưa ra một mức cụ thể để làm ranh giới giữa phá giá và điều chỉnh giảm giá tiền tệ. Khác với điều chỉnh tỷ giá hối đoái, phá giá tiền tệ là một biện pháp mạnh mang tính cực đoan và thường được sử dụng trong trường hợp đặc biệt. Tác dụng trực tiếp của phá giá tiền tệ là cải thiện tình hình thâm hụt của cán cân thương mại. Tuy nhiên, việc có cải thiện được thâm hụt cán cân thương mại hay không còn phụ thuộc thêm vào một số yếu tố khác. Phá giá sẽ gây ra bất lợi cho những người nắm giữ nội tệ và có lợi cho những người nắm giữ ngoại tệ. Đối với những quốc gia có tình trạng đôla hóa cao sẽ làm cho tình trạng đôla hóa thêm trầm trọng. Vi vậy, khi đưa ra quyết định phá giá đồng nội tệ, NHTƯ cần phải xem xét một cách đầy đủ và toàn diện các yếu tố liên quan như mức độ ổn định của nền kinh tế, các hoạt động xuất nhập khẩu, niềm tin của dân chúng vào đồng nội tệ, diễn biến tâm lý xã hội khi có tuyên bố phá giá.

- Biện pháp nâng giá nội tệ: khi NHTƯ tác động vào tỷ giá hối đoái chính thức nhằm làm tăng giá trị của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ. Một quốc gia cần nâng giá đồng nội

49 tệ khi cán cân thương mại thăng dư và chịu áp lực từ các đối tác thương mại có cán cân thâm hụt, hạn chế đồng ngoại tệ bị mất giá chảy vào nước mình, hạ nhiệt nền kinh tế đang tăng trưởng nóng (khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu). Các quốc gia thường không muốn nâng giá đồng nội tệ, nếu không bị ép buộc phải nâng giá nội tệ từ các áp lực bên ngoài.

- Sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối: đây được coi là biện pháp cuối cùng mà NHTƯ phải sử dụng đến nhằm ngăn ngừa sự mất cân đối trong cung và cầu ngoại tệ trên thị trường. Vì vậy, nếu lượng dự trữ ngoại hối của một quốc gia tương đối mỏng, thì việc bảo vệ giá trị đồng nội tệ sẽ rất khó khăn dưới áp lực của các lực tác động từ thị trường, điển hình là từ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)