Những nguyên nhân từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 104 - 105)

 Tác động của dòng tiền đầu tư ngắn hạn: đây là một loại vốn đầu tư lưu động không nhằm vào một việc cụ thể nào mà chỉ để dành được lợi nhuận lớn với mức rủi ro ít nhất. Nó mang tính chất đầu cơ trong một thời gian ngắn và lưu động rất nhanh trên thị trường tài chính quốc tế. Đặc trưng nổi bật của dòng vốn này là ngắn hạn, đầu cơ, vào - ra rất kín đáo, rất khó quan sát và kiềm soát. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập sâu rộng, việc đầu tư vào các lĩnh vực thúc đẩy phát triển bền vững luôn được khuyến khích. Chính vì thế Việt Nam trở thành một thị trường thu hút dòng tiền nóng này. Đặc biệt, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản được dòng vốn nóng đưa vào với khối lượng lớn. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã đi nhanh trong việc mở cửa đối với dòng vốn từ thị trường tài chính quốc tế và cải cách tư hữu hóa trong nước, điều này cũng là nguyên nhân làm cho dòng tiền nóng đổ vào nhiều hơn. Khi tình hình kinh tế trong nước có chuyển biến xấu, lập tức vốn tiền nóng sẽ được rút ra sau khi đã thu được lời nhuận. Lúc này, dòng vốn ngắn hạn rút ra nhanh thì tạo thành một nhân tố thúc đẩy kinh tế chuyển biến xấu. Vốn đầu tư nước ngoài đột nhiên dừng lại hoặc rút ra nhanh có thể làm hệ thống tài chính bị khủng hoảng và rối loạn nhiều hơn. Một số dấu hiệu cho thấy, vốn đầu tư ngắn hạn đã tìm cách rút ra khỏi thị trường Việt Nam từ quý IV/2007. Sự vào ra bất ngờ của dòng vốn ngắn hạn này sẽ

95 tác động đến cung tiến trong nền kinh tế, nó tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Khi cung tiền tăng nhanh để phục vụ cho dòng vốn ngắn hạn này, trong khi nền kinh tế không thể hấp thụ ngay được lượng vốn này, thì sự chênh lệch giữa lượng tiền và hàng hóa trong nền kinh tế là không thể tránh được. Lạm phát trong trường hợp này có thể coi là hiện tượng tiền tệ.

 Nguyên vật liệu đầu vào tăng giá: giá của nguyên vật liệu nhập khẩu cũng tác động đến chỉ số giá tiêu dùng thông qua việc làm tăng giá các sản phẩm đầu ra. Xét từ năm 2000 trở lại đây, các số liệu thống kê của IMF cho thấy, sau hai năm biến động theo xu thế giảm, chỉ số giá nguyên liệu trên thế giới năm 2003 bắt đầu tăng mạnh (trên 13%), và liên tục trong 3 năm từ 2004 đến 2006 đạt tốc độ tăng cao trong khoảng 20% đến 30%. Điều này đã dẫn đến giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào gia tăng và tác động làm tăng lạm phát trong năm 2004. Khi kinh tế thế giới tiếp tục trên đà phục hồi thì sản xuất sẽ tăng lên và nhu cầu về nguyên, nhiên, vật liệu cho sản xuất trên thế giới sẽ tăng lên. Điều này đưa đến giá của những loại nguyên, nhiên, vật liệu này tăng lên, trong khi Việt Nam bị phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Do đó, chi phí đầu vào của sản xuất tại Việt Nạm bị đẩy lên cao là điều không thể tránh được. Đó cũng chính là tác động của lạm phát do chi phí đẩy trong điều kiện “sống nhờ” vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà Việt Nam buộc phải chấp nhận.

 Tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới: cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Mỹ với hàng loạt công ty phá sản hay gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Để hạn chế bớt tình trạng khan hiếm tiền tệ do khủng hoảng gây ra, FED đã áp dụng một số biện pháp như giảm lãi suất cơ bản từng bước, mở rộng tính lưu động của USD, thả lỏng để USD mất giá. Điều đó đã khiến cho dòng tiền nóng bắt đầu chảy ra khỏi nước Mỹ. Dưới tác động của chính sách giảm giá USD và giảm nguồn vốn đầu tư quốc tế của Mỹ, giá các mặt hàng cơ bản tính bằng USD trên trường quốc tế như dầu, lương thực, nguyên vật liệu đã tăng mạnh. Trong khi đó, hơn 70% nguyên vật liệu phục vụ cho các ngành sản xuất của Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài, việc giá thành sản phẩm trong nước và chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng là điều khó tránh khỏi. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính đối với Việt Nam còn thể hiện qua thâm hụt mậu dịch. Sau khi phân tích diễn biến và những nhân tố ảnh hưởng đến lạm phát tại Việt Nam trong thời gián qua. Phần tiếp theo luận án sẽ tập trung mô tả những biến động của tỷ giá hối đoái và các nguyên nhân gây nên sự biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2000

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)