Định hướng hoàn thiện chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 136 - 139)

Mỗi quốc gia đều có một CSTT riêng và hướng đến mục tiêu đã được các nhà hoạch định chính sách xây dựng ra trong từng thời điểm, và một tổng thể cho dài hạn.

Luật Ngân hàng Nhà nuớc năm 1997 (Điều 2) quy định:”Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nuớc nhằm ốn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân

Tại khoản 1, Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 quy định:”Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và các TCTD; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Có thể thấy rằng mục tiêu của CSTT tại Việt Nam hiện nay là quá rộng, nói cách khác CSTT tại Việt Nam cùng lúc hướng đến nhiều mục tiêu. Trong khi, thực thi một CSTT có mục tiêu kép đã là phức tạp và khó khăn cho NHNN, thì việc thực hiện một CSTT đa mục tiêu tại Việt Nam, song lại không quy định mục tiêu nào là mục tiêu cuối cùng, đây thật sự là một thách thức đối với NHNN trong việc thực thi chính sách tiền tệ và việc đánh giá hiệu quả điều hành CSTT trong từng giai đoạn cụ thể sẽ không chính xác.

Trên thực tế Luật Ngân hàng Nhà nuớc hướng CSTT theo đuổi mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do không quy định rõ mục tiêu hàng đầu của CSTT, nên việc điều hành CSTT sẽ gặp khó khăn nhất khi cần có sự đánh đổi giữa các mục tiêu kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Trong từng giai đoạn cụ thể, NHNN còn phải đối phó với những tình huống phát sinh trong giai đoạn đó, chẳng hạn như đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng. Do đó, khi mà NHNN luôn phải thực hiện CSTT đa mục tiêu không rõ ràng về các tiêu chí định lượng và định tính, thì sẽ gặp rất nhiều bất cập và khó khăn trong quá trình thực hiện và lưa chọn các công cụ được sử dụng cho CSTT[17].

Trong điều kiện hội nhập quốc tệ hiện nay, xu hướng chung của thế giới là tự do hóa thương mại và đầu tư, tự do hóa tài chính. Lãi suất trên thị trường sẽ được hình thành trên cơ sở cung và cầu của thị trường vốn. Do đó, khi lãi suất tại một quốc gia thay đổi, sẽ làm cho dòng vốn giữa các quốc gia dịch chuyển theo hướng có lợi nhất cho nhà đầu tư. Vì

127 thế, sẽ có sự chuyển đổi từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ và ngược lại. Tiếp theo, tỷ giá hối đoái sẽ dần dần được tự do điều chỉnh bởi quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường.

Khi quyết định thực hiện các chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái, thì bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục như:

- Những thuận lợi phải kể đến sự chỉ đạo liên tục và sát sao của Chính phủ và NHNN, kinh nghiệm của NHNN trong việc đối phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian qua. NHNN xác định được cần phải minh bạch và công khai thông tin về dự trữ ngoại hối, thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế. Chính phủ cam kết thực hiện theo lộ trình gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng qua đó giúp cải cách môi trường kinh doanh.

- Những khó khăn còn tồn tại như hiện tượng đô la hóa còn cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách tỷ giá hối đoái. Thị trường ngoại tệ tự do vẫn còn chiểm tỷ trọng rất lớn, theo ước tính khoảng 11,5 tỷ USD (theo IMF), đây cũng là nguyên nhân làm xuất hiện tình trang hai tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. Việc quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp tại Việt Nam còn thiếu sự đồng bộ. Tình trạng nhập siêu thường xuyên sẽ gây khó khăn trong việc giữ được tỷ giá hối đoái ổn định, điều này tạo áp lực phải phá giá đồng nội tệ.

Từ những nhận định trên, kết hợp với kết quả nghiên cứu bằng mô hình VAR có thể thấy rằng, khi xây dựng và thực thi chính sách tỷ giá hối đoái cần có cái nhìn tổng thể đến vài trò và ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá hối đoái đến toàn bộ nền kinh tế[61].

Trong ngắn hạn và trung hạn định hướng ổn định tỷ giá hối đoái trên cơ sở có điều chỉnh biên độ một cách linh hoạt theo xu hướng của thị trường. Đồng thời, khi kiểm soát tốt được cung tiền sẽ kiềm chế được lạm phát. Qua đó, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán. Tiếp theo, NHNN có thể sẽ tiến tới thực hiện tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết và chỉ can thiệp vào thị trường khi cần thiết.

Trong giai đoạn 2011 đến 2020, Chính phủ giao nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý và thực thi CSTT phải hướng đến một chính sách tỷ giá linh hoạt theo hướng tạo dựng niềm tin và ổn định thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn 2015 đến 2020, NHNN định hướng “chính sách tỷ giá tiếp tục được hoàn thiện theo hướng chuyển dần sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn, tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn trong những năm sau năm 2020”.

Chiến lược trong dài hạn từ các cơ quan chức năng quản lý chính sách tỷ giá hối đoái là hướng đến:

- NHNN sẽ kiểm soát toàn bộ tổng phương tiện thanh toán (M2) mở rộng trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc giữ cho giá trị đồng nội tệ ổn định – kiềm chế và giữ một mức lạm phát ổn định nhưng không để khan hiếm VND.

128 - Từng bước bằng các chính sách cụ thể và có thể kết hợp các biện pháp hành chính

đề loại bỏ hiện tượng đô la hóa trong nền kinh tế.

- Thực hiện các chính sách thu hẹp tín dụng ngoại tệ, thúc đẩy phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối để hướng tỷ giá hối đoái tuân theo quy luật cung cầu trên thị trường.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ nói chung và chính sách tỷ giá nói riêng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế trong thế kỷ XXI là:

- Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế.

- Theo dõi, đánh giá và dự báo xu hướng của các dòng vốn quốc tế - Hạn chế tình trạng đô la hóa, nâng cao vị thế của VND.

Trong bảng 5.1 đã tổng hợp lại mục tiêu được đặt ra theo kế hoạch của CSTT và mục tiêu thực tế đạt được của CSTT tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012. Có thể thấy rằng trong những năm cuối của thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XXI các mục tiêu thực tế đạt được và mục tiêu theo kế hoạch đưa ra của CSTT tại Việt Nam có khoảng cách ngày càng lớn[22].

Bảng 5-1: Mục tiêu và thực hiện CSTT, 2000-2012(%/năm) (nguồn: NHNN, TCTK)

Năm Các chỉ tiêu Tăng trưởng Lạm phát M2 Tín dụng

2000 Mục tiêu 5,5-6 6 38 28-30 2000 Thực hiện 6,79 -0,6 38,96 38,14 2001 Mục tiêu 7,5-8 < 5 23 20-25 2001 Thực hiện 6,89 0,8 25,53 21,44 2002 Mục tiêu 7-7,3 3-4 22-23 20-21 2002 Thực hiện 7,08 4 17,7 22,2 2003 Mục tiêu 7-7,5 < 5 25 25 2003 Thực hiện 7,34 3 24,94 28,41 2004 Mục tiêu 7,5-8 < 5 22 25 2004 Thực hiện 7,79 9,5 30,39 41,65 2005 Mục tiêu 8,5 < 6,5 22 25 2005 Thực hiện 8,44 8,4 29,65 31,1 2006 Mục tiêu 8 < 8 23,25 18-20 2006 Thực hiện 8,23 6,6 33,59 25,44 2007 Mục tiêu 8,2-8,5 < 8 20,23 17-21 2007 Thực hiện 8,46 12,6 46,12 53,89 2008 Mục tiêu 8,5-9 < 10 32 30 2008 Thực hiện 6,31 19,9 20,31 25,43 2009 Mục tiêu 5 < 15 18,20 21,23 2009 Thực hiện 5,32 6,88 28,99 37,53 2010 Mục tiêu 6,5 7-8 25 25 2010 Thực hiện 6,78 11,8 33,3 31,19 2011 Mục tiêu 7-7,5 7 16< 20< 2011 Thực hiện 5,9 21,3 12.4 14 2012 Mục tiêu 5,5 <10 14-16 8 - 10 2012 Thực hiện 5,03 9,08 20 7

129 Từ những định hướng trên của Đảng và Chính phủ, cùng với những khó khăn và thuận lợi của nền kinh tế Việt Nam, kết hợp kết quả phân tích định tính và định lượng về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong thời gian qua, luận án xin đưa ra một số đề xuất và kiến nghị đến các cơ quan chức năng quản lý và điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)