Các biến số trong mô hình VAR

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 82 - 88)

Trong các nghiên cứu sử dụng mô hình VAR để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá phải kể đến Michele Ca’Zorzi, Elke Hahn và Marcelo Sanschez (2007)[109]; Võ Văn Minh (2009)[143]; Nguyen Dinh Minh Anh, Tran Mai Anh va Vo Tri Thanh (2010)[117]; Lian An và Jian Wang (2012)[104]. Trong các nghiên cứu của các tác giả trên, sự khác biệt được thể hiện qua việc sử dụng các biến đưa vào mô hình. Cả bốn nghiên cứu đều sử dụng 4 biến là sản lượng, giá dầu, TGHĐ danh nghĩa đa phương (NEER) và chỉ số giá tiêu dùng. Ngoài ra, các tác giả cũng lựa chọn thêm một số biến khác để tăng tính chính xác cho mô hình. Phụ thuộc vào điều kiện của từng quốc gia trong từng thời điểm mà các tác giả đã lựa chọn thêm biến để đưa vào mô hình. Võ Văn Minh thì sử dụng thêm biến chỉ số giá nhập khẩu và cung tiền mở rộng. Lian An và Jian Wang thì đưa thêm bốn biến là lãi suất ngắn hạn, chỉ số giá xuất khẩu, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu. Michele Ca’Zorzi, Elke Hahn và Marcelo Sanschez thì sử dụng thêm biến chỉ số giá nhập khẩu và lãi suất ngắn hạn. Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thì đưa thêm bốn biến là tiền gửi ngoại tệ, tiền VND, lãi suất VND và lãi suất USD. Bảng dưới sẽ tổng hợp các nghiên cứu về tỷ giá hối đoái đã sử dụng mô hình VAR và các biến số trong thời gian qua.

73

Bảng 3-1: Mô hình VAR trong các nghiên cứu[109;143;104]

Biến số kinh tế trong mô hình VAR Ca’ Zorzi Võ Văn Minh CIEM Nguyễn Thị

Thuy Vinh An và Wang

Giá dầu Có Có Có Có Có

GDP Có Có Có Có Có

Tỷ giá danh nghĩa Có Có Có Có Có

Chỉ số giá nhập khẩu Có Có Có

Chỉ số giá tiêu dùng Có Có Có Có Có

Chỉ số giá xuất khẩu Có

Chỉ số giá sản xuất Có

Lãi suất ngắn hạn nội tệ Có Có Có

Lãi suất ngắn hạn USD Có

Cung tiền M2 Có Có

Có thể thấy rằng mô hình VAR đã được nhiều công trình nghiên cứu sử dụng trong kiểm định và dự báo về chính sách tiền tệ, điểm khác biệt giữa các nghiên cứu này là việc lựa chọn biến số để đưa vào mô hình tại từng thời điểm và tại từng quốc gia sẽ khác nhau để kiểm định các giả thuyết khoa học.

Tuy nhiên, đo đặc thù kinh tế của mỗi quốc gia khác nhau, trong tưng giai đoạn biến động của nền kinh tế cũng khác nhau. Do đó, các nghiên cứu sử dụng biến số giồng nhau, nhưng số liệu ở những thời điểm khác nhau thí kết quả của mô hình sẽ là khác nhau.

Sau khi gia nhập WTO thì nền kinh tế Việt Nam trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương trước các tác động của cú sốc bên ngoài, đặc biệt là giá cả hàng hóa trong nước rất dễ chịu tác động trước các cú sốc về giá cả hàng hóa thế giới (ví dụ giá dầu mỏ, giá gạo, giá nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước…). Bất kỳ một sự thay đổi từ bên trong hay từ bên ngoài làm cho đồng nội tệ lên giá hay giảm giá không chỉ tác động làm thay đổi đáng kể trong giá cả nhập khẩu hàng hóa thành phẩm mà còn tác động làm thay đổi giá cả hàng hóa nhập khẩu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, gián tiếp làm tăng hoặc giảm chi phí hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước. Điều này cho thấy, vai trò của tỷ giá hối đoái càng trở nên quan trọng hơn đối với nền kinh tế Việt Nam. Lý thuyết trong chương 2 đã chỉ ra lạm phát thay đổi sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi tỷ giá hối đoái và có thể ngược lại tỷ giá hối đoái tác động đến lạm phát (xem hình 3.1).

Để nghiên cứu mối quan hệ này, luận án sẽ sử dụng mô hình VAR, để mô hình có ý nghĩa và đạt được mức độ chính xác cao, thì các biến khi được đưa vào mô hình cần có sự liên hệ với nhau về mặt lý thuyết hoặc diễn ra trên thực tế quan sát được mối quan hệ đó.

74

Hình 3-1: Tác động qua lại giữa tỷ giá và lạm phát[34;44;89]

Khi sử dụng bất cứ một mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu một vấn đề vĩ mô, thì sự chính xác của mô hình sẽ phụ thuộc rất lớn vào quá trình lựa chọn biến số nào thích hợp để đưa vào mô hình và cơ sở dữ liệu của biến số được chọn đưa vào mô hình. Nếu các biến số được sử dụng trong mô hình không có mối tương quan với nhau thì kết quả của mô hình sẽ không có giá trị sử dụng. Do đó, để mô hình VAR được sử dụng trong kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái cho ra kết quả có ý nghĩa. Luận án sẽ căn cứ vào cơ sở lý thuyết trong chương 2 và những diễn biến thực tiễn trong nền kinh tế Việt Nam để chọn ra các biến số để đưa vào mô hình.

Hình 3-2: Mối quan hệ giữa các biến trong mô hình[21;71;78120]

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu sinh lựa chọn một số biến kinh tế sau để đưa vào mô hình: giá dầu, giá gạo, lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn ba tháng, tỷ lệ lạm phát tính qua chỉ số giá tiêu dùng CPI, lượng dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái danh nghĩa giữa VND/USD, vì những biến số này có mối liên hệ về mặt lý thuyết và thực tiễn với nhau. Mối quan hệ giữa các biến số này được thể hiện qua sơ đồ trong hình 3.2.

Dự trữ ngoại hối

Lãi suất tiền gửi (vnd)

Giá dầu (Oilp)

Giá gạo (Ricep)

Lạm phát

Tỷ giá hối đoái (VND/USD)

75 Thứ tự các biến trong mô hình véc tơ tự hồi quy VAR viết theo ma trận Cholesky được đưa ra bởi Bernanke, Mihov (1998)[70], theo như nghiên cứu này biến phi chính sách được đặt trước tiên sau đó đến các biên liên quan đến chính sách.

Có thể thấy, giá dầu mỏ là biến số độc lập không bị ảnh hưởng bởi chính sách của Việt Nam hay các cú sốc xảy ra tại Việt Nam. Tiếp theo, là biến giá gạo, vì gạo là lượng thực chính tại Việt Nam. Biến thứ ba trong mô hình là lãi suất tiền gửi, lãi suất có mối quan hệ với cả lạm phát và TGHĐ, đồng thời cũng tác động đến chi phí sản xuất và đầu tư trong nền kinh tế. Thứ tư là biến dự trữ ngoại hối, cuối cũng là hai biến lạm phát và tỷ giá hối đoái. Trong nghiên cứu về tác động của lạm phát đến TGHĐ hai nhà kinh tế học nổi tiếng tại Nhật là Ito, Sato (2006) cũng đã sắp xếp các biến theo ma trận Cholesky. Do đó, cách sắp xếp thứ tự các biến theo nghiên cứu này sẽ cho ra kết quả hợp lý. Tiếp theo, luận án sẽ giải thích chi tiết cho lô gíc lựa chọn các biến số để đưa vào mô hình.

-Tác động của giá dầu đến các biến số vĩ mô: khi giá dầu biến động sẽ ảnh hưởng đến các biến số vĩ mô khác. Giá dầu tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, làm cho thị trường chứng khoán bị gián đoạn và sẽ tạo ra lạm phát, đây sẽ là những nguyên nhân gây ra mất cân bằng trong thị trường tài chính, cuối cùng sẽ làm cho lãi suất tăng cao hơn, trong trường hợp giá dầu quá cao có thể đưa đến suy thoái kinh tế. Trong quá khứ, những cú sốc giá dầu có thể làm giảm tổng cầu, khi giá dầu tăng sẽ làm phân phối lại thu nhập giữa nước nhập khẩu dầu và nước xuất khẩu dầu. Một phần thu nhập cho tiêu dùng sẽ phải chuyển sang cho chi phí năng lượng, trong một số trường hợp sẽ làm tăng chi phí sản xuất, điều này hiển nhiên sẽ làm cho giá bán của sản phẩm tăng. Trong nghiên cứu của Cunado, Gracia (2004)[78] đã cho thấy giá dầu tác động đến hoạt động kinh tế và chỉ số giá tại các nước Châu Á (Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Philippine) và đặc biệt, dễ nhân biết các tác động này hơn khi giá dầu được tính bằng đồng nội tệ. Tại Việt Nam, không có nhiều nghiên cứu về các cú sốc của giá dầu đến các biến số vĩ mô, P.R Narayan, S.Narayan (2010)[123] đưa ra nghiên cứu về ảnh hưởng của giá dầu đến giá chứng khoán tại Việt Nam trong đó có sự tham gia của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, với bộ số liệu từ năm 2000 đến năm 2008, hai tác giả đã cho thấy có mối liên hệ giữa giá dầu, tỷ giá hối đoái danh nghĩa và giá chứng khoán với nhau tại Việt Nam. Trong thực tế, khi giá xăng dầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của tất cả các hoạt động của xã hội. Thậm chí, đối với một số ngành công nghiệp có mối quan hệ phụ thuộc với xăng dầu như sản xuất ô tô, xe máy, dịch vụ vận tải, thì khi xăng dầu tăng giá sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của ngành.

-Giá gạo trên thế giới thường hướng tới đảm bảo an ninh lương thực, tại hầu hết các quốc gia sử dụng gạo làm lương thực chính, thì giá gạo được tính trọng số lớn trong rổ hàng hóa tính CPI. Trong một số trường hợp, giá gạo còn được sử dụng để tính mức lương trung bình hàng năm. Ngoài ra, gạo là sản phẩm nông nghiệp có tỷ trọng đầu vào có nguồn gốc nhập khẩu nhỏ nhất so với các loại hàng hóa khác tại Việt Nam. Có thể thấy, đối với gạo, tỷ trọng của đầu vào phải nhập khẩu ảnh hưởng đến đầu ra là gần như không có.

76 Ngược lại, xuất khẩu gạo đối với các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan chiếm tỷ trong lớn trong cán cân thương mại. Ngoài ra, một trong những lý do để chọn gạo thay vì các sản phẩm khác là do hệ số RCA của gạo rất cao so với hệ số RCA của các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam. Trong khi hệ số RCA của gạo là 51,1 lớn hơn rất nhiều so với 7,1 của cà phê. Trong năm 2011/2012 Việt Nam đã xuất khẩu 7,72 triệu tấn gạo ra thế giới trong tổng số 27,15 triệu tấn gạo được sản xuất ra, và dự kiến trong năm 2013 sẽ xuất khẩu được 7,5 triệu tấn gạo (nguồn Bộ Công thương).

-Lạm phát sẽ tác động đến các giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế, sau đó sẽ ảnh hưởng đến lãi suất. Đối với các quốc gia thực hiện chính sách lãi suất thực dương.

= − (33)

Khi lạm phát ở mức cao, thì một trong những biện pháp giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế là bán ngoại tệ ra và thu đồng nội tệ vào. Việc này sẽ đồng thời ảnh hưởng đến lượng dự trữ ngoại hối của quốc giá đó và làm thay đổi tỷ giá thông qua sự thay đổi của cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Giá xăng dầu, giá gạo và lãi suất sẽ tác động đến lạm phát thông qua giá của các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh.

-Lãi suất thực tế sẽ là hiệu của lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát, khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa thường tăng theo để đảm bảo cho lãi suất thực tế là không đổi. Lạm phát sẽ tác động đến tiết kiệm trong nền kinh tế, do lạm phát là một dạng thuế đánh vào tiền gửi tiết kiệm của nền kinh tế. Để đảm bảo được ngang giá sức mua, thì khi lạm phát trong nước biến động, trong khi lạm phát thế giới là không đổi thì nghiễm nhiên tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ sẽ phải thay đổi. Tiếp theo, khi lãi suất tăng sẽ tác động đến chi phí sản xuất, chi phí tài chính của các khoản vay sẽ tăng lên, điều này sẽ đẩy giá cả trong nền kinh tế tăng lên. Lãi suất trong nước tăng, nếu thị trường vốn được tự do hoàn toàn sẽ có sự dịch chuyển của dòng vốn quốc tế đến thị trường tài chính trong nước, điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Điều này đã được chứng minh trong lý thuyết ngang giá lãi suất. Trong trung và dài hạn lãi suất sẽ ảnh hưởng đến đầu tư và mở rộng đầu tư trong nền kinh tế. Để thấy được rõ hơn tác động của lãi suất và tỷ giá, Van Marrewijk (2012) đã đưa ra sơ đồ minh họa.

77

Hình 3-3: Hai sự lựa chọn đầu tư[140]

Trong sơ đồ trên, e là tỷ giá hối đoái, là lãi suất trái phiếu Châu Âu, là lãi suất trái phiếu Mỹ. Khi so sánh giá trị của 2 khoản đầu tư có thể thấy, sự chênh lệch lãi suất giữa hai thị trường sẽ tạo ra động lực dịch chuyển của dòng vốn giữa hai thị trường, điều này làm tăng nhu cầu về chuyển đổi ngoại tệ đưa đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái. -Dự trữ ngoại hối đặc biệt quan trong đối với các quốc gia đang phát triển, nó thể hiện khả năng can thiệp của NHTƯ vào thị trường ngoại hối. Trong trường hợp NHTƯ can thiệp vào TGHĐ thông qua nghiệp vụ mua bán trên thị trường ngoại hối, thì lượng dự trữ ngoại hối là điểm tựa để các thành phần trong nền kinh tế tin vào sự đảm bảo chính sách TGHĐ từ NHTƯ. Nếu như lượng dự trữ ngoại hối mỏng thì dù muốn NHTƯ cũng không thể can thiệp mạnh vào TGHĐ thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại hối trên thị trường ngoại hối. Vì vậy, mối quan hệ giữa dự trữ ngoại hối và TGHĐ là mối quan hệ chặt chẽ, khi ngân hàng bán ngoại tệ ra sẽ giúp thị trường ngoại hối không bị khan hiếm ngoại tệ, không làm cho cầu ngoại tệ vượt cung ngoại tệ để đầy TGHĐ tăng lên. Ngược lại, khi NHTƯ mua ngoại tệ vào sẽ làm tăng lượng dự trữ ngoại hối, và giúp ngăn đã tăng giá không mong muốn của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ, điều này cũng giúp duy trì khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam, lượng dự trữ ngoại hối còn ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu. Hàng năm, Việt Nam cần khoảng gần 10 tỉ đô la Mỹ cho nhập khẩu xăng dầu (theo Bộ Công thương). Tuy nhiên, các công ty nhập khẩu xăng dầu sẽ phải mua đô là Mỹ từ Ngân hàng Nhà nước để thanh toán cho các giao dich của mình, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến lượng dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Xuất khẩu gạo và dầu thô là nguồn thu về ngoại tệ cho lượng DTNH của Việt Nam, còn nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu trong nược là nhân tố làm giảm lượng DTNH[21].

-Tỷ giá hối đoái danh nghĩa ảnh hưởng đến giá hàng hóa xuất nhập khẩu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi, cán cân thương mại sẽ thay đổi, nếu điều kiện Marshall Lerner được thỏa mãn. Ngoài ra, TGHĐ thay đổi sẽ làm cho giá nguyên vật liệu được nhập khẩu cho đầu vào của

Đầu tư L vào trái phiếu Chấu Âu

Nhận được(1 + )

Đầu tư L Euro So sánh giá trị của 2

sự lựa chọn đầu tư

Đổi L Euro thành L*e đô la

Đổi (1 + ) ∗

thành Euro

Đầu tư L*e đô la vào trái phiếu Mỹ

78 quá trình sản xuất thay đổi như giá xăng dầu, thép, vật liệu xây dựng…. Các khoản nợ của chính phủ và doanh nghiệp vay trên thị trường tài chính quốc tế bằng ngoại tệ cũng thay đổi, kéo theo lãi suất phải trả cho các khoản nợ này sẽ thay đổi. Điêu này sẽ làm cho mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. Trong nghiên cứu của Kandil (2004)[100] đã trình bày kết quả cho thấy sự thay đổi của TGHĐ có thể tạo ra sốc cung cho nền kinh tế, trong trường hợp này có thể lý giải do chi phí sản xuất tăng, đường tổng cung dịch chuyển sang trái.

Khác với các nghiên cứu trước đó có sử dụng GDP, luận án này không sử dụng chỉ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)