Sự biến động của lạm phát

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 96 - 99)

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn từ 2000 đến 2003 lạm phát tại Việt Nam ở mức thấp và ổn định dưới 5%. Thậm chí, trong năm 2000, mức lạm phát là - 0,6%, nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát, thuật ngữ “kích cầu” lần đầu tiên xuất hiện trong các chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ, một kế hoạch kích thích kinh tế thông qua nới lỏng tín dụng và mở rộng đầu tư nhà nước bắt đầu được thực hiện từ năm 2000. Tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2002 tăng trên 20 nghìn tỷ đồng so với năm 2001, vốn đầu tư trong dân tăng 20,7% chiếm 25,3% trong tổng số vốn đầu tư phát triển.

Thông qua biện pháp kích cầu đó đã mang lại kết quả là trong năm 2002 nền kinh tế đã chuyển từ thiểu phát liên tục và kéo dài sang lạm phát nhẹ, CPI tăng 4%, vừa đủ kích thích đầu tư trong nước (tăng trưởng kinh tế đạt 7,04% hoàn thành mục tiêu 7-7,3% mà Quốc Hội đã đề ra cho năm 2002). Cùng với việc kiểm soát được lạm phát, vấn đề giải quyết việc làm cũng đạt thành tích đáng kể.

87 Bước sang năm 2003, lạm phát được tiếp tục giữ ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3%, tăng trưởng GDP năm 2003 vẫn tiếp tục đà của năm 2002, đạt 7,24%. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị giảm từ 6,01% năm 2002 xuống còn 5,8% năm 2003. Tỷ lệ sử dụng lao động ở nông thôn tăng 2,29%, đạt 77,7% (theo TCTK).

Trong giai đoạn 2004 đến 2006, sau một thời gian hạ nhiệt thì đến năm 2004 lạm phát lại tăng trở lại. Tỷ lệ lạm phát của năm 2004 ở mức 9,5%. Vượt xa so với kế hoạch của Quốc hội đề ra là 4 – 5 %. Nhưng các chỉ tiêu kinh tế xã hội còn lại đều hoàn thành so với kế hoạch đã đề ra. Trước tình hình lạm phát tăng cao, Quốc hội đã cố gắng đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (6,5% so với 8-8,5% ), tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 14-16%, giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống còn 5,5%... cuối cùng thì tỷ lệ lạm phát đã được giữ ở mức 8,3%, bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bảng 4-3: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội trong năm 2004 (nguồn: TCTK)

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

Tổng sản phẩm trong nước 7,5 – 8% 7,7%

Kim ngạch xuất khẩu 12% 29%

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm

trong GDP 36% 36,3%

Số việc làm mới được tạo thêm 1,5% 1,555%

Bội chi ngân sách (%GDP) 5% 5%

Bước sang năm 2006, Chính phủ đã thành công trong việc khống chế lạm phát, tỷ lệ lạm phát là 6,6% thấp hơn 1,6% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Đến giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh trong giai đoạn này. Giá tiêu dùng tháng 12 năm 2007 tăng tới 2,91%, không những cao hơn so với các tháng trong năm mà còn tăng cao nhất so với tốc độ tăng trong tháng 12 của hơn mười năm qua. Tỷ lệ lạm phát năm 2007 tăng lên 8.3% nhưng vẫn chưa cao như năm 2008. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2008 chỉ số CPI của cả nước đã tăng 18,44%, cao nhất so với mức tăng cả năm trong 15 năm qua kể từ năm 1993 (diễn biến lạm phát 6 tháng đầu năm 2008 lần lượt là: T1: 2,38%; T2: 3,56%; T3: 2,99%; T4: 2,2%; T5: 3,91%; T6: 2,14% ). Về tình hình diễn biến thị trường nói chung cũng như vấn đề chống lạm phát nói riêng, trong 6 tháng cuối năm 2008 có rất nhiều dấu hiệu khả quan nhưng lạm phát cả năm 2008 vẫn ở mức cao 19,9%. Đến cuối năm 2009 lạm phát có xu hướng giảm, tỷ lệ lạm phát năm 2009 ở mức 6,9%[23].

88 Trong thời kỳ 2010 và 2011, tiếp sau xu hướng giảm của năm 2009, lạm phát lại tăng trở lại mạnh mẽ từ tháng 9 năm 2010 khiến CPI của 11 tháng đã tăng lên đến 9,58% so với 18,71% và 5,07% của cùng kỳ năm 2008 và 2009. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11,75%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009. Tuy nhiên tính chung, CPI cả năm 2010 đã tăng 11,8% so với tháng 12-2009 (năm 2009, CPI cả năm tăng 6,9% so với tháng 12-2008) (theo TCTK). Ở từng nhóm hàng, có đến 5/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng từ 12% đến 20% so với tháng 12 năm trước. Trong năm 2010, khu vực thành thị có chỉ số tăng giá cao hơn khu vực nông thôn, lần lượt là 11,97% và 11,52%.

Tình hình kinh tế trong năm 2011 diễn ra trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, do giá hàng hóa trên thị trường thế giới tăng, giá cả hầu hết các mặt hàng trong nước ở mức cao. Theo thống kê của Tổng cục thống kê thì chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2011 tăng 6,12% so với tháng 12/2010, tăng 13,89% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm 2011 tăng 12,79% so với bình quân cùng kỳ năm 2010. Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính phủ là kiềm chế lạm phát, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 do Chính phủ ban hành đã có những dấu hiệu khả quan, đi kèm theo đó là tình hình kinh tế vĩ mô bước đầu đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, CPI tháng vẫn tăng cao mặc dù có giảm nhẹ vào tháng 5/2011. Kết thúc năm 2011, mức lạm phát trong cả năm là 21,3 %.

Sang đến năm 2012, Chính phủ bắt buộc phải thắt chặt tín dụng đối với bất động sản và một số ngành phi sản xuất. Chính phủ coi mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô là mục tiêu hàng đầu trong năm 2012, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP. Mục tiêu lạm phát được đưa ra cho năm 2012 là dưới 9% cho cả năm. Đến cuối năm 2012, lạm phát Việt Nam là 7% (theo TCTK). Sang năm 2013, Thống đốc NHNN đưa ra mục tiêu lạm phát thấp hơn năm 2012. Qua bảng dưới đây, người ta có thể hình dung ra được diễn biến lạm phát và các chỉ tiêu vĩ mô khác của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 đến 2012.

89

Bảng 4-4: Các chỉ số vĩ mô tại Việt Nam 2000-2012(%/năm) (nguồn: NHNN, TCTK)

Năm Tăng trưởng Lạm phát M2 Tín dụng

2000 6,79 -0,6 38,96 38,14 2001 6,89 0,8 25,53 21,44 2002 7,08 4 17,7 22,2 2003 7,34 3 24,94 28,41 2004 7,79 9,5 30,39 41,65 2005 8,44 8,4 29,65 31,1 2006 8,23 6,6 33,59 25,44 2007 8,46 12,6 46,12 53,89 2008 6,31 19,9 20,31 25,43 2009 5,32 6,88 28,99 37,53 2010 6,78 11,8 33,3 31,19 2011 5,9 21,3 12.4 14 2012 5,03 7,5 20 7

Từ thực tế phân tích các số liệu về lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua. Có thể thấy, lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 diễn biến tăng giảm thất thường không theo một quy luật nhất định. Có những thời điểm biến động của nền kinh tế Việt Nam trung với sự biến động của kinh tế thế giới, như chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Tuy nhiên, nó lại không chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới giai đoạn 2002 và 2003 (sau vụ khủng bố 11/09/2001)[16].

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)