Các nguyên nhân gây ra lạm phát

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 37 - 42)

Milton Friedman đã đưa ra một kết luận nổi tiếng “Lạm phát mọi nơi và mọi lúc đều là hiện tượng tiền tệ”, nghĩa là khi tăng cung tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ thông qua việc NHTƯ mua trái phiếu do Chính phủ phát hành, thì lạm phát là không thể tránh khỏi, trong khi các điều kiện khác không đổi. Điều này làm cho cung tiền trong nền kinh tế tăng nên trong khi lượng hàng hóa trên thị trường lại tăng chậm hơn.

Keynes thì cho rằng, việc bù đắp chi tiêu bằng cách tăng cung tiền sẽ không dẫn tới lạm phát cao, nếu trong nền kinh tế tại quốc gia đó đang có thất nghiệp cao và các doanh nghiệp chưa tận dụng được hết năng lực sản xuất của mình. Nói cách khác là nền kinh tế chưa đạt được mức GDP tiềm năng của mình.

Keynes phân biệt có hai loại lạm phát, đó là lạm phát hàng hóa và lạm phát thu nhập. Trong đó lạm phát hàng hóa xảy ra khi giá thị trường của các hàng hóa được sản xuất hàng loạt và lâu dài như nông sản, dầu thô, khoáng sản… tăng lên. Tương đương khi cầu hàng hóa trong tương lai tăng đột biến trong khi cung không thay đổi, thì khi đó giá thị trường sẽ tăng vọt. Lạm phát thu nhập xuất hiện khi chi phí sản xuất hàng hóa tăng lên, điều này đưa đến việc các doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán để đảm bảo cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất như tiền lương, nguyên vật liệu, chi phí cho vốn vay đều trở lên đắt hơn. Trong khi, năng suất lao

28 động không tăng, hoặc tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của chi phí sản xuất được tính bằng tiền[5].

a) Lý thuyết về lạm phát cầu kéo và chi phí đẩy (cost pull)

Tại điểm cân bằng trong hình 2.1, điểm cắt giữa đường tổng cung và đường tổng cầu sẽ xác định mức giá và sản lượng hàng hóa cân bằng giữa cung và cầu. Khi tổng cầu trong nền kinh tế tăng, tức là các thành phần trong nền kinh tế có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ lớn hơn số cung mà nền kinh tế có đủ năng lực để đáp ứng được (trong trường hợp này các loại hàng hóa trong kho và hàng nhập khẩu đều được tính đến). Khi đó, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải, trong khi đường tổng cung không đổi, thì điểm cân bằng giữa hai đường sẽ là điểm cân bằng mới với mức giá > , nền kinh tế có mức giá mới lớn hơn mức giá cũ.

P

Hình 2-1: Lạm phát cầu kéo[18]

Các nhà kinh tế học của trường phái trọng tiền cho rằng, tiền là nguyên nhân cơ bản của lạm phát cầu kéo. Với giả thiết đường tổng cung là cố định, nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng, khi cung tiền tăng đưa đến tăng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, trong khi cung hàng hóa và dịch vụ không thể tăng được, vì nền kinh tế đã ở mức tiềm năng và các nguồn lực đã được sử dụng ở mức toàn dụng. Dó đó, nghiễm nhiên giá cả sẽ tăng đồng hành với tốc độ tăng của cung tiền và khi đó lạm phát sẽ xảy ra.

Keynes không cho rằng nền kinh tế luôn ở mức toàn dụng nhân công, tức là nền kinh tế chưa đạt được mức tiềm năng. Do đó, trước khi có toàn dụng nhân công thì các chính sách làm tăng cầu của các thành phần trong nền kinh tế là cần thiết, nhằm thúc đẩy tăng sản lượng của nền kinh tế hướng đến sản lượng tiềm năng và tạo ra thêm việc làm, trong trường hợp này sẽ không gây ra lạm phát. Khi cung tiền vượt quá mức toàn dụng nhân công, thì sản lượng không tăng, và chỉ còn giá cả tăng theo mức tăng của cung tiền, Keynes cho rằng đây là lạm phát thực sự. Tuy nhiên, Keynes luôn cho rằng lạm phát cầu kéo là cần thiết cho nền kinh tế, khi nó chưa ở mức toàn dụng nguồn lực, thì đây sẽ là động lực để phát triển kinh tế. 3 P 2 P 1 P n Y 3 AS 2 AS 1 AS 3 AD 2 AD 1 AD y

29 Trong trường hợp thứ hai, lạm phát chi phí đẩy, khi đường tổng cung di chuyển sang bên trái, do chi phí sản xuất tăng nhanh hơn năng suất lao động. Chí phí sản xuất thường gồm các nhân tố sản xuất như tiền lương, chí phí thuê đất đai, giá của các nguyên vật liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất. Ngoài nguyên nhân do giá của các nhân tố phục vụ sản xuất tăng, thì công nghệ cũ cho hiệu quả kinh tế thấp được sử dụng trong sản xuất và cơ chế quản lý không hiệu quả cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất. Khi đó các doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá cả hàng hóa, mặc dù cầu về hàng hóa không tăng, điều này dẫn đến lạm phát thực sự.

P

Hình 2-2: Lạm phát chi phí đẩy[18]

Lạm phát chi phí đẩy đã giải thích cho nguyên nhân gây ra lạm phát trong trường hợp cầu không đổi hoặc thậm chí giảm xuống. Khi giảm cầu bằng cách cắt giảm đầu tư và tín dụng thì chỉ có thể đưa đến thất nghiệp tăng cao và suy thoái kinh tế, chứ không chắc đã làm giảm lạm phát.

Nếu lạm phát cầu kéo chỉ xuất hiện khi cầu vượt quá cung, trong khi nền kinh tế đã đạt được mức sản lượng tiềm năng và toàn dụng các nguồn lực, thì lạm phát chi phí đẩy xuất hiện ngay cả trong trường hợp nền kinh tế chưa đạt mức tiềm năng, các nguồn lực chưa ở mức toàn dụng. Thậm chí, khi nền kinh tế suy thoái vẫn xuất hiện lạm phát chi phí đẩy.

Qua phân tích hai hiện tượng lạm phát trên, có thể thấy rằng, lạm phát chứa đựng cả hai nhân tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”. Trong thực tế, các nhân tố dư cầu và chi phí đẩy diễn ra đồng thời và độc lập trong một quá trình lạm phát. Vì vậy, lạm phát được kết hợp từ cả hai yếu tố “cầu kéo” và “chi phí đẩy”, khi mức giá thay đổi do dịch chuyển đi lên của cả hai hàm tổng cung và tổng cầu, tăng giá do “cầu kéo” dẫn đến tăng giá do “chi phí đẩy”. Khi tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng lên dẫn đến mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, làm cho nhu cầu về các yếu tố sản xuất như lao động và nguyên vật liệu tăng lên, theo quy luật khan hiếm thì chi phí sản xuất sẽ tăng đưa đến giá thành tăng, làm phát sinh lạm phát[44]. 3 P 2 P 1 P n Y 3 AS 2 AS 1 AS 3 AD 2 AD 1 AD y

30 Đây có thể coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến lạm phát từ phía cung và phía cầu. Tuy nhiên, một số quan điểm khác thì tiếp cận bằng cách nghiên cứu các điều kiện cơ bản mà trong đó lạm phát xảy ra.

b) Lạm phát theo quan điểm cơ cấu

Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, khi các nhà kinh tế học của trường phái cơ cấu nghiên cứu về lạm phát tại các nước đang phát triển đã tìm thấy một nguyên nhân gây ra lạm phát là sự không co giãn của cung và sự cứng nhắc của cơ cấu giữa các khu vực trong nền kinh tế. Các nhà kinh tế học đều xây dựng căn cứ để xác định lạm phát cơ cấu dựa trên ba yếu tố căn bản:

- Giá tương đối thay đổi khi cơ cấu kinh tế thay đổi - Sự kém linh hoạt của giá cả và tiền tệ

- Cung tiền thụ động để cân bằng lượng cầu dư trong thị trường hàng hóa và dịch vụ. Các nhà nghiên cứu cho rằng có sự tồn tại tương quan một-một giữa quá trình vận hành nền kinh tế và cơ cấu nền kinh tế. Vì vậy, với mỗi cơ cấu kinh tế tương ứng một véc tơ duy nhất của giá tương đối. Do đó, mọi thay đổi trong cơ cấu kinh tế đều dẫn đến sự thay đổi trong giá tương đối trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong một nền kinh tế đang cố gắng tăng trưởng nhanh nhưng lại phải đối mặt với nút thắt cổ chai về cơ cấu. Trong số các nút thắt cổ chai cần phải kể đến ba nút thắt chính là cung lương thực không co giãn, hạn chế về ngoại tệ, hạn chế về ngân sách chính phủ.

- Nút thắt về cung ứng lương thực xuất hiện do có sự dịch chuyển khác nhau về tốc độ thay đổi giữa hai lĩnh vực công nghiệp hiện đại và nông nghiệp lạc hậu. Đô thị hóa và tăng thu nhập nhanh trong lĩnh vực công nghiệp sẽ kéo cầu về lương thực và nguyên liệu thô cho khu vực này tăng nhanh hơn so với cung về nguồn hàng từ khu vực nông nghiệp, do khu vực nông nghiệp có những hạn chế trong tăng cung. Giá tương đối của các mặt hàng trong lĩnh vưc nông nghiệp sẽ tăng lên theo quy luật khan hiếm. Chi phí cho cuộc sống trong lĩnh vực công nghiệp sẽ trở lên đắt đỏ, và yêu cầu tăng lương diễn ra. Điều này sẽ đưa đến tăng chi phí trong sản xuất. Do đo, kết quả sẽ là giá hàng hóa trong lĩnh vực công nghiệp sẽ tăng lên. Trong trường hợp lợi ích cận biên không đổi thì sẽ có một sự điều chỉnh mới trong giá tương đối ngay lập tức. Toàn bộ quá trình này diễn ra với giả thiết là tồn tại cung tiền thụ động đảm bảo cân bằng trên thị trường tiền tệ.

- Hạn chế về ngoại tệ phát sinh do quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng nhu cầu do tăng trưởng dân số và đời sống được cải thiện được coi là các nhân tố mang tính cơ cấu gây ra sự tăng trưởng nhu cầu về hàng nhập khẩu, trong khi tốc độ tăng cung hàng nhập khẩu bị ràng buộc bởi nguồn ngoại tệ có hạn, do ngoại tệ nhận được không đủ đáp ứng được sự tăng quá nhanh của cầu về hàng hóa nhập khẩu. Thiếu hàng nhập khẩu và tăng giá hàng nhập khẩu đã tích lũy việc tăng giá, cán cân thanh toán mất cân đối buộc các quốc gia này sẽ phải phá giá đồng nội tệ hoặc áp dụng hạn ngạch nhập khẩu. Nếu áp dụng hạn

31 ngạch nhập khẩu (quota) cho việc hạn chế hàng nhập khẩu, thì sẽ dẫn đến việc dư cầu và thiếu hàng hóa trong nuớc. Kết quả sẽ làm cho giá cả của hàng nhập khẩu tăng lên, đặc biệt khi độ co giãn giá cả của cầu đối với hàng nhập khẩu là rất thấp. Khi đó, nếu hàng thay thế hàng nhập khẩu có sẵn trong nuớc, giá của các hàng hóa đó sẽ tăng cùng với xu hướng tăng giá của hàng hóa nhập khẩu. Trong trường hợp áp dụng biện pháp phá giá đồng nội tệ, ngay lập tức giá CIF của hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ sẽ tăng lên. Do hàng nhập khẩu bao gồm bán thành phẩm và máy móc thiết bị chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế, thì việc tăng giá của các hàng hóa này sẽ làm tăng giá sản xuất của thành phẩm được sản xuất trong nước. Có thể thấy, giá cả hàng nhập khẩu đuợc xem là một nhân tố dẫn đến lạm phát.

- Sự hạn chế về ngân sách của chính phủ: khác với các nước phát triển, tại các nuớc đang phát triển, chính phủ thường can thiệp mạnh hơn vào các hoạt động kinh tế, do khu vực tư nhân yếu kém và chính phủ phải đóng vai trò chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và định hướng xã hội. Thêm vào đó, tỷ lệ tự tích lũy vốn trong khu vực tư nhân thấp và một phần lớn tích lũy đó được đầu tư phi sản xuất (bất động sản, vàng, tiền gửi tại các ngân hàng nước ngoài, vv), đã buộc chính phủ phải giữ vai trò chính trong việc cung cấp vốn cho việc đầu tư nhằm tạo ra thêm việc làm. Cộng với việc, các nước đang phát triển đều gặp khó khăn trong việc mở rộng nguồn thu ngân sách từ thuế do thu nhập của các thành phần trong nền kinh tế còn thấp. Ngoài ra, vì thị trường tài chính trong nước chưa phát triển đầy đủ và thường biến động bất thường. Vì vậy, việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách từ thị trường này là điều không thể. Kết quả là chính phủ tại các quốc gia này thường phải dựa vào nguồn tiền do NHTƯ phát hành để tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Khi lượng tiền tăng lên quá lớn sẽ đưa đến kết quả là lạm phát.

Tiếp theo, một nguyên nhân cần được nhắc đến là hiện tượng hiệu ứng Olivera- tanzi (Olivera-tanzi effect) được bắt nguồn từ sự chậm trễ giữa thuế thực thu và thuế phải thanh toán. Thâm hụt ngân sách tăng lên đưa đến lạm phát, thì tiếp theo lạm phát làm giảm nguồn thu thuế thực tế (nguyên nhân từ việc chậm trong thanh toán thuế), nguồn thu thuế thực tế giảm sẽ lại làm tăng thâm hụt ngân sách và lại tiếp tục vòng xoáy như vậy. Hiệu ứng Olivera-tanzi sẽ càng lớn hơn trong các trường hợp lạm phát cao.

c) Lạm phát quán tính

Các tác giả khác như Hicks, Lange và Keynes cho rằng yếu tố kỳ vọng cũng ảnh hưởng tới lạm phát. Hàng năm, mỗi quốc gia trên thế giới đều có một mức lạm phát nhất định. Nếu không có những sự thay đổi trong nền kinh tế thì tỷ lệ này có thể được giữ nguyên. Trong cơ chế hoạt động của lạm phát quán tính, dự tính đóng một vai trò rất quan trọng. Vì dự tính luôn là cơ sở cho hành vi của các thành phần trong nền kinh tế. Dự tính được hình thành từ kinh nghiệm và kết quả phân tích, xử lý các thông tin có được. Mức lạm phát dự tính được hình thành từ mức lạm phát trong quá khứ, từ các chính sách kinh tế

32 của chính phủ. Từ đó các thành phần kinh tế sẽ lập kế hoạch kinh doanh với mức lạm phát dự tính có được, thực chất là họ sẽ đẩy mức giá lên đúng bằng mức lạm phát dự tình [18].

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)