Thực trạng đôla hóa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 115 - 117)

Hiện tượng “đô la hóa” được nhắc đến nhiêu trong thời gian qua và nó có ảnh hưởng hay chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái hay không và đâu là nguyên nhân của hiện tượng đô la hóa. Trong phân này luân án sẽ làm rõ các vấn đề trên.

Hiện tượng đô la hóa được hiểu khi đồng USD được dùng song song với bản tệ trong một nước và thực hiện đầy đủ chức năng của đồng tiền quốc gia đó. Hiện tượng này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn diễn ra tại một số quốc gia trên thế giới.

Đô la Mỹ được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam như VND, nó thực hiện được các chức năng của VND như biểu hiện giá trị, đo lường giá trị là phương tiện cất trữ. Trước đây, một số doanh nghiệp công khai ấn định giá các mặt hàng kinh doanh bằng USD, sau khi Nghị định 95 ra đời - 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 cấm niêm yết giá bằng USD (mức phạt lên đến 500 triệu đồng) thì tình trạng này không còn công khai. Nhưng các doanh nghiệp vẫn lấy giá USD làm chuẩn để tính ra giá hàng hóa và niêm yết bằng VND.

Đô la Mỹ còn là phương tiện thuận tiện và được ưa dụng cho các hoạt động kinh tế ngầm như buôn lậu và rửa tiền.

-15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 20 06 20 07 20 08 20 09 20 10 20 11 20 12

106 Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi các nghiệp vụ nhận gửi và cho vay bằng USD. Kỳ phiếu, trái phiếu của các ngân hàng chỉ tính theo đơn vị USD, các nhà đầu tư có các loại ngoại tệ khác như EUR, GBP, JPY muốn mua những chứng khoán có mệnh giá tính bằng USD của ngân hàng thì phải quy đổi các đồng ngoại tệ của mình thành USD theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng tại thời điểm mua chứng khoán.

Xu hướng đô la hóa càng rõ hơn trong thời kỳ lạm phát tăng cao, một bộ phận của nền kinh tế có xu hướng giữ USD để tích lũy tài sản danh nghĩa, các hoạt động kinh tế trong nước sử dụng đồng USD để thay thế cho VND lúc này đang giảm giá. Kết quả là USD thực hiện mọi chức năng vốn có của VND mà không cần một quy định pháp lý nào. Đồng đô la Mỹ đã nhiễm vào trong xã hội Việt Nam trở thành tập tục trong các hoạt động mua bán, thanh toán trong các dịch vụ với những tên gọi rất đơn giản về đơn vị tiền tệ (100USD được gọi là 1 tờ hay 1 vé).

Tiếp theo, tỷ giá hối đoái USD/VND dễ theo dõi vì nó được niêm yết khắp mọi nơi, không chỉ tại ngân hàng mà còn cả tại các siêu thị, các cửa hàng vàng, tỷ giá USD/VND là tỷ giá dễ tìm thấy nhất tại Việt Nam, trong khi tỷ giá của các đồng tiền khác với VND không phải ngân hàng nào cũng niêm yết.

Ngân sách nhà nước bội chi lớn và liên tục, để bù đắp sự thiếu hụt này một trong số các giải pháp (trừ in tiền) là thông qua kênh tín dụng bằng cách phát hành trái phiếu bằng VND hoặc USD. Lúc này, nghiễm nhiên USD là đồng tiền thứ hai. .

Trong trường hợp, cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt nghiêm trong, thì việc có được những nguồn USD trôi nổi trên thị trường và lượng kiều hối từ nước ngoài bằng USD là một giải pháp tích cực để đảm bảo cho nhiều cân bằng vật chất khác trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, khi hiện tượng đôla hóa quá mạnh sẽ làm cho VND không thực hiện được trọn vẹn các chức năng của mình và phải cạnh tranh với một đồng ngoại tệ mạnh. Đôla hóa mạnh là tiếp tay cho buôn lậu làm thất thu một khoản thuế và ảnh hưởng đến sức sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Nó cũng làm hạn chế vai trò của tỷ giá hối đoái, một công cụ quan trọng trong CSTT của NHNN, đặc biệt trong khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập siêu.

Trong năm 2011 và 2012, Việt Nam đã sử dụng biện pháp tăng lãi suất huy động bằng VND để hạn chế hiện tượng đôla hóa. Điều này sẽ tác động bất lợi cho các doanh nghiệp phải vay vốn, do phải trả lãi suất cao, làm cho giá đầu vào của các loại hàng hóa sản xuất trong nước tăng cao và có thể làm cho việc kiềm chế lạm phát khó khăn hơn.

Hiện tượng đôla hóa sẽ làm hạn chế vai trò của NHTƯ là người cho vay cuối cùng, hạn chế cả đặc quyền riêng của NHTƯ trong việc phát hành tiền đề mua ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối cho mục đích điều hành tỷ giá và tăng tiềm lực kinh tế cho đất nước.

Trong phần trên của luận án đã dựa trên lý thuyết và các tiêu chuẩn định tính về lạm phát và tỷ giá hối đoái để phân tích và đánh giá về diễn biến của lạm phát và tỷ giá hối

107 đoái tại Việt Nam trong giai đoạn 2000 đến 2012. Trong phần tiếp theo của chương 4, luận án sẽ kiểm định mối liên hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái theo phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)