Phân tích dữ liệu cho mô hình VAR

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 88 - 93)

Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa tạo ra mối liện hệ phụ thuộc lẫn nhau và chồng chéo phức tạp giữa các biến số vĩ mô với nhau. Trong các nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học về các biến số vĩ mô đã tổng hợp các mối quan hệ giữa các biến số này với nhau. Tuy nhiên mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái hiện nay vẫn còn một số giới hạn trong nghiên cứu định lượng. Chính vì thế, nghiên cứu này sẽ tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái. Thông qua kiểm định bằng mô hình véc tơ tự hồi quy VAR, luận án sẽ cố gắng cho thấy bức tranh toàn diện hơn mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái cùng với một số biến sỗ vĩ mô khác. Kết quả kiểm định từ mô hình có thể sẽ giúp ích được các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Đã có rất nhiều nghiên cứu về chính sách vĩ mô sử dụng mô hình VAR, tuy nhiên, mỗi nghiên cứu sử dụng số lượng biến số khác nhau và dữ liệu cho các biến số trong các khoảng thời gian khác nhau, vì thế chúng sẽ cho ra kết quả khác nhau. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chính sách luôn cần các kết quả nghiên cứu mối quan hệ vĩ mô tại từng thời điểm khác nhau. Trong bảng 3.2 dưới đây sẽ tổng hợp các biến số mà luận án sử dụng trong mô hình VAR nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá tại Việt Nam, bao gồm tên biến, đơn vị tính và nguồn cung cấp.

79

Bảng 3-2: Các biến trong mô hình kiểm định

Số TT Ký hiệu Tến biến Nguồn Đơn vị

1 Oilp Giá dầu trên thế giới IMF,

Handelsblatt Đô la

2 Ricep Giá gạo trên thế giới TCTK Đổ la

3 CPI Lạm phát tính theo CPI TCTK Phần

trăm

4 Rate Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng

(vnd) NHNN

Phần trăm

5 DTNH Dự trữ ngoại hối TCTK Tỷ Đô la

6 Exrate Tỷ giá hối đoái VND/USD NHNN VND

Trong nghiên cứu này, luận án sẽ sử dụng tỷ giá hối đoái danh nghĩa tại Việt Nam giữa VND/USD làm đại điện, vì hiện này các giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam đối với các đối tác thương mại chính trên thế giới đều được tính bằng đồng đô la Mỹ. Qua trao đổi với các chuyên gia tại Vụ chính sách tiền tệ của NHNN, họ cho rằng, hiện nay, trên 80% các giao dich thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các đối tác thương mại của mình được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ.

Số liệu được sử dụng để đưa vào chạy mô hình bao gồm 6 chuỗi theo thời gian. Số liệu được tập hợp theo quý, từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2013, được công bố từ Tổng cục Thống kê, Ngần hàng Nhà nước, trang web của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) có so sánh thêm với số liệu được công bố của Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được tính toán theo năm gốc là năm 2005. Có một số nghiên cứu về chính sách tiền tệ sử dụng số liệu từ năm 1995 cho mô hình VAR. Tuy nhiên, người ta có thể thấy rằng, trước năm 2000, nền kinh tế Việt Nam chưa hội nhập đầy đủ với nền kinh tế thế giới và khu vực. Thực tế là Việt Nam chịu ít ảnh hưởng nhất so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á khi cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á 1997 diễn ra. Sau năm 1999, nền kinh tế Việt Nam thực sự có những bước đột phá trong thương mại quốc tế. Lúc này, dòng vốn quốc tế hướng đến Việt Nam liên tục tăng, xuất nhập khẩu của Việt Nam được tăng trưởng cả về chất và lượng. Do đó, việc chọn mốc số liệu từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2013 sẽ sát với thực tế hơn, có ý nghĩa hơn và dãy số liệu đủ lớn để chạy mô hình, đồng thời tránh được nhiễu từ số liệu của giai đoạn trước đó, khi mà nền kinh tế vẫn còn trong thời kỳ qua độ chuyển đổi cơ chế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này giúp kết quả của nghiên cứu chính xác hơn và có tính cập nhật hơn.

80 Phần mềm Eviews được nghiên cứu sử dụng để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái. Do tính chất đặc biệt của quan hệ logarit, khi đó các hệ số hồi quy tương ứng sẽ là hệ số co giãn của biến phụ thuộc theo biến độc lập – có nghĩa là hệ số hồi quy sẽ phản ánh phân trăm thay đổi của biến phụ thuộc, khi biến độc lập thay đổi 1%, với điều kiện, các biến số độc lập khác không đổi. Mối quan hệ giữa hai đai lượng này được kiểm định với độ tin cây từ 95% trở lên.

Hình 3-4: Sự biến động của các biến trong mô hình

Qua hình 3.4, có thể thấy được các biến được sử dụng trong mô hình có sự biến động thất thường không theo một chu kỳ nhất định, điều này đúng với tính chất của các biến số

-.010 -.005 .000 .005 .010 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 LNCPI Residuals -.15 -.10 -.05 .00 .05 .10 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 LNDTNH Residuals -.016 -.012 -.008 -.004 .000 .004 .008 .012 .016 .020 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 LNEXRATE Residuals -.16 -.12 -.08 -.04 .00 .04 .08 .12 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 LNOILP Residuals -.08 -.04 .00 .04 .08 .12 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 LNRATE Residuals -.12 -.08 -.04 .00 .04 .08 .12 .16 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 LNRICEP Residuals

81 vĩ mô. Mỗi cú sốc xảy ra đều được thể hiện trên biểu đồ, trong giai đoạn từ quý I năm 2000 đến quý I năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những biến động tích cực trong nhưng năm đầu thế kỷ XXI, đỉnh điểm là trở thành thành viên của WTO vào năm 2006. Điều này làm cho nguồn vốn đầu tư FDI chảy vào Việt Nam nhiều hơn so với giai đoạn trước đó. Sau giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Mức lạm phát tại Việt Nam trong 2 năm 2008 và 2011 đã liên tiếp đạt mức cao nhất trong vòng 20 năm trở lại đây.

Bảng 3-3: Thống kê mô tả các biến

DOILP DRICEP DRATE DDTNH DCPI DEXRATE

Mean 0.027299 0.012105 0.017621 0.038999 0.018406 0.007706 Median 0.067263 0.012987 0.014091 0.021667 0.012374 0.003190 Maximum 0.292197 0.613896 0.416394 0.313849 0.086311 0.097699 Minimum -0.722135 -0.339642 -0.466374 -0.175514 -0.016060 -0.013261 Std. Dev. 0.153674 0.135489 0.146091 0.101731 0.020957 0.016179 Skewness -2.387607 1.363444 -0.896739 0.579577 1.376476 3.730390 Kurtosis 12.23740 10.41251 6.416075 4.107020 5.241263 20.19452 Jarque-Bera 234.2866 135.1592 32.25329 5.566456 27.30434 761.1819 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.061839 0.000001 0.000000 Sum 1.419569 0.629442 0.916291 2.027961 0.957113 0.400712 Sum Sq. Dev. 1.204402 0.936219 1.088473 0.527810 0.022398 0.013350 Observations 52 52 52 52 52 52

Bảng 3.3 mô tả thống kê các biến thực tế được sử dụng trong phân tích theo phân mềm Eviews. Số liệu thống kê bao gồm các giá trị đo lường tập trung (Mean, Median), phân tán (Standard Deviation – Std. Dev.) và phân phối thông thường (Skewness, Kurtosis, Jarque – Bera). Tổng số quan sát được sử dụng trong mô hình là 52 quan sát, từ thống kế mô tả biến của Eviews có thể thấy giá trị của các biến phấn bố tương đối đồng đều về mặt giá trị, điều này giúp cho kết quả kiểm định có ý nghĩa hơn.

Bảng 3-4: Ma trận tương quan giữa các biến

DOILP DRICEP DDTNH DRATE DCPI DEXRATE

DOILP 1.000000 0.197881 0.100077 -0.020166 0.251921 -0.143171 DRICEP 0.197881 1.000000 -0.217843 0.514974 0.665338 -0.153269 DDTNH 0.100077 -0.217843 1.000000 -0.325843 0.050096 -0.268245 DRATE -0.020166 0.514974 -0.325843 1.000000 0.326457 0.079262 DCPI 0.251921 0.665338 0.050096 0.326457 1.000000 0.024584 DEXRATE -0.143171 -0.153269 -0.268245 0.079262 0.024584 1.000000

Trong bảng 3.4 cho biết mức độ tương quan giữa các biến với nhau, có thể thấy rằng giữa lạm phát, tỷ giá và lãi suất có tương quan rất mạnh với nhau, và không có hiện tượng đa công tuyến giữa các biến với nhau.

82

Kết luận chương 3

Trong chương 3, luận án đã trình bày khái quát về mô hình véc tơ tự hồi quy VAR, những ưu và nhược điểm của mô hình VAR khi được sử dụng để kiểm định và dự báo các chính sách vĩ mô, quy trình thực hiện kiểm định với mô hình VAR cũng được đề cập trong phần này. Kết hợp lý thuyết trong chương 2, luận án đã xác đinh được quy trình chọn biến số để đưa vào mô hình VAR. Ngoài ra, chương 3 cũng đã tập hợp một số biến số vĩ mô trong các công trình nghiên cứu đã sử dụng mô hình VAR trong quá khứ, đây là nguồn tham khảo quý giá và làm cơ sở cho các biến được chọn trong luận án. Điều này giúp luận án có thể so sánh kết quả giữa các nghiên cứu với nhau. Kết quả của mô hình có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào quá trình chọn biến số đưa vào mô hình và nguồn số liệu được đưa vào mô hình kiểm định. Phần cuối chương 3, luận án phân tích mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô được sử dụng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, các biến số này có mối quan hệ với nhau trên phương diện lý thuyết như trong chương 2 đã mô tả. Chương 2 của luận án đã tổng hợp lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái, chương 3 cung cấp công cụ được sử dụng để nghiên cứu định lượng mối quan hệ giữa hai biến số vĩ mô này. Với những công cụ có sẵn về mặt định tính và định lượng, luận án sẽ sử dụng chúng để nghiên cứu thực trang diễn biến của lạm phát và tỷ giá hối đoái tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý I năm 2000 đến quý IV năm 2012, kết quả từ việc phân tích sẽ được sử dụng để đưa ra những khuyên nghị trong việc điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong thời gian tới.

83

CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM

Quản lý tỷ giá hối đoái và lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và cán cân thương mại luôn là một nhiệm vụ quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Công việc này càng quan trọng hơn, khi hiện tại Việt Nam vẫn đang cố gắng thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2009 và nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô trong giai đoạn tiếp theo. Đến thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam vẫn đặt mục tiêu ổn định vĩ mô là quan trọng nhất trong giai đoạn 2014 – 2015.

Chương 4 sẽ đánh giá tổng quát về diễn biến của TGHĐ và lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý I 2000 đến qúy IV năm 2012. Đồng thời các diễn biến chính sách tiền tệ của Việt Nam trong giai đoạn này cũng được mô tả chi tiết. Sau đó, luận án sẽ sử dụng mô hình véc tơ tự hồi quy – VAR - để kiểm định mối quan hệ giữa lạm phát và TGHĐ tại Việt Nam trong giai đoạn này. Kết quả của mô hình và thực tế tại Việt Nam sẽ được sự dụng làm căn cứ để đưa ra những khuyến nghị cho chính sách tiền tệ tại Việt Nam trong chương 5.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)