- Tính huỳnh quang: Khi quan sát ánh sáng phản xạ từ dung dịch diệp lục thấy dung dịch có màu huyết dụ, nếu tắt nguồn sáng thấy dung dịch có màu xanh như cũ.
6 R-5-P →5 G P +H 2PO
4.1. Đặc điểm trao đổi năng lượng của cơ thể sống
Trong hô hấp của các cơ thể sống nguồn năng lượng được giải phóng từ các chất hữu cơ làm nguyên liệu hô hấp. Khi oxy hoá một phân tử gam glucose giải phóng 674Kcalo, nếu đốt cháy nó cũng giải phóng một lượng năng lượng tương đương. Tuy nhiên giữa quá trình hô hấp và sự đốt cháy có sự khác biệt về cách thức giải phóng và tích luỹ năng lượng.
Trước hết trong quá trình hô hấp chỉ có một phần năng lượng được giải phóng ở dạng nhiệt, còn phần đáng kể được tích luỹ ở dạng dễ sử dụng cho cơ thể sống. Trong khi đó sự đốt cháy giải phóng năng lượng hoàn toàn ở dạng nhiệt.
Điểm khác biệt thứ hai là năng lượng trong hô hấp được giải dần từng lượng nhỏ trên con đường biến đổi của chất hữu cơ, kịp để cho cơ thể tích luỹ lại trong các liên kết giàu năng lượng dễ sử dụng. Trong sự đốt cháy, năng lượng giải phóng ồ ạt, tức thời. Điểm khác biệt thứ ba là trong cơ thể sống có nhiều hệ enzym tham gia vào quá trình hô hấp. Các enzym này được phân bố và sắp xếp một cách có trật tự, định hướng ở các phần khác nhau của tế bào, của ty thể. Chúng có vai trò trong sự chuyển hoá và tích luỹ năng lượng của quá trình hô hấp. Do đó trong hô hấp thường có hiệu quả năng lượng khá cao.
Mặt khác ta thấy sự dự trữ năng lượng trong hô hấp được thực hiện nhờ các nucleotit tự do như ATP, GTP, UTP, XTP…các hợp chất này có các liên kết giàu năng lượng giữa P và O dễ dàng sử dụng cho các hoạt động sống.