Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hô hấp

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 124 - 125)

- Tính huỳnh quang: Khi quan sát ánh sáng phản xạ từ dung dịch diệp lục thấy dung dịch có màu huyết dụ, nếu tắt nguồn sáng thấy dung dịch có màu xanh như cũ.

6. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình hô hấp

Hô hấp là quá trình sinh lý trung tâm của mọi con đường trao đổi chất và năng lượng trong tế bào và cơ thể. Chính vì vậy nó chịu tác động nhiều yếu tố nội tại và môi trường. Mức độ tác động đó thường được đánh giá bằng những đại lượng đặc trưng cho quá trình hô hấp như cường độ hô hấp, hệ số hô hấp, hoạt độ của enzym hô hấp…

6.1. Khái niệm về cường độ hô hấp và hệ số hô hấp6.1.1. Cường độ hô hấp 6.1.1. Cường độ hô hấp

Cường độ hô hấp là lượng CO2 thải ra hoặc lượng O2 hút vào của một đơn vị khối lượng mô thực vật trong một đơn vị thời gian. Nó tương tự như cường độ quang hợp khi xác định bằng lượng CO2 và CO2.

Nếu ký hiệu cường độ hô hấp bằng PCO2 hay PO2 thì đơn vị của nó là: PCO2 = mg CO2/g/h hoặc PO2 = mg O2/g/h.

Chỉ số này rất biến động, phụ thuộc vào loài cây, vào trạng thái sinh lý của cá thể và nhiều yếu tố khác của cơ thể và môi trường sinh thái. Trong giới sinh vật thì vi khuẩn, mấm men,…có cường độ hô hấp cao nhất. Thực vật ở đầm lầy có cường độ hô hấp thấp nhất. Cây thủy sinh hay cây ưa bóng thường có cường độ hô hấp thấp hơn so với cây mọc trên núi cao hay ở cực đới. Hạt nảy mầm và các mô phân sinh có cường độ hô hấp cao nhất. Các quả chín cũng tăng cường độ hô hấp. Nói chung tế bào càng già thì cường độ hô hấp càng giảm. Hạt và chồi trong thời kỳ ngủ nghỉ có cường độ hô hấp thấp.

Cũng có thể căn cứ vào thành phần và hoạt độ của enzym để xác định cường độ hô hấp của tế bào, mô và cơ thể thực vật.

Cùng với cường độ hô hấp, hệ số hô hấp (HSHH) cũng là chỉ tiêu sinh lý phản ánh quá trình hô hấp. Hệ số hô hấp chính là tỷ số giữa lượng CO2 giải phóng ra trong quá trình hô hấp và lượng oxy hấp thu vào.

Hệ số hô hấp lệ thuộc vào mức độ oxy hóa của các chất hữu cơ trong quá trình hô hấp cũng như phương thức hô hấp. Trị số đó có thể bằng 1 hoặc lớn hơn hay bé hơn 1.

Khi nguyên liệu bị oxy hóa là các gluxit thì lượng các chất khí trao đổi CO2 và O2 bằng nhau, lúc đó CO2 : O2 =1. Trong trường hợp này nhu cầu về oxy trong hô hấp chỉ dùng để oxy hóa cacbon thành CO2 bởi vì tỷ số giữa H và O2 trong phân tử glucose bằng nhau và để oxy hóa H đến nước thì chính trong phân tử đường đã có đủ oxi.

Khi oxy hóa các axit hữu cơ hệ số hô hấp sẽ lớn hơn 1, ví dụ axit oxalic là một chất giàu oxy hơn các gluxit cho nên với lượng oxy ấy không những đủ để oxy hóa H đến nước mà còn để oxy hóa cacbon. Cho nên để oxy hóa hoàn toàn hai phân tử axit oxalic chỉ cần một phân tử oxi.

2C2H2O4 + O2 → 4CO2 + H2O

HSHH (4CO2 : O2) trong trường hợp này =4

Ở những trường hợp thực vật sử dụng protit và chất béo làm nguyên liệu hô hấp, do trong phân tử của chúng có nhiều hydro và cacbon, trái lại ít oxy nên HSHH <1. Ở đây để oxy hóa toàn bộ cacbon và hydro có trong các hợp chất này cần thei6t1 phải hấp thụ lượng lớn oxy, ví dụ oxy hóa axit stearic phản ứng oxy hóa diễn ra như sau:

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w