Tính chống chịu bệnh

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 174 - 175)

C 18H26O 2+ 26O2 → 18O 2+ 18H2O

7. Tính chống chịu bệnh

7.1. Khái niệm chung về tính chịu bệnh

Ngoài các điều kiện bất lợi của môi trường vô sinh, cơ thể thực vật còn chịu tác động gây hại của các tác nhân gây bệnh, trước hết là các vi sinh vật độc hại đối với cây vốn tiềm tàng theo suốt chu trình sống của cá thể.

7.2. Tác nhân gây bệnh

Các tác nhân gây bệnh thực vật có thể nấm ký sinh, vi sinh, vi rut, trong các tác nhân gây bệnh, nấm và ở mức độ thấp hơn là virut và vi khuẩn gây ra những tổn thất nặng cho ngành nông nghiệp. Điều đó liên quan với số lượng rất lớn các loài nấm gây bệnh so với vi khuẩn gây bệnh thực vật.

7.3. Đặc trưng của tác nhân gây bệnh7.3.1. Các nhóm sinh vật gây bệnh 7.3.1. Các nhóm sinh vật gây bệnh

Ký sinh tùy nghi: Chúng là những thể loại hoại sinh, sống trên các phần chết của cơ thể thực vật, nhưng chúng có thể gây hại cho cây sống có thể trạng yếu. Đại diện điển hình của nhóm này là nấm gây bệnh thói xám (Botrytis cinera)

Nhóm cơ thể hoại sinh: Các loại nấm này sống ký sinh chủ yếu trên một số loài cây và hiếm hơn sống hoại sinh. Ví dụ, nấm thuộc nhóm này là tác nhân gây bệnh khoai tây, bệnh cà chua.

Nhóm ký sinh bắt buộc: Các tác nhân gây bệnh thuộc nhóm này không thể tồn tại bên ngoài cây chủ. Nhóm ký sinh bắt buộc gồm virut, nhiều loài nấm ký sinh thực vật. Vật ký sinh bắt buộc gây bệnh cho cây chủ yếu dựa trên dịch tiết của chúng gồm các hợp chất khác nhau như oligopeptit, tecpenoit, glucosit. Các hợp chất này gây hại cho các cơ thể nhạy cảm bệnh ở nồng độ rất thấp.

7.3.2. Các tính chất tác động đặc trưng của vật ký sinh

- Tính gây bệnh là khả năng gây bệnh của vật ký sinh. Đặc trưng định tính của tính gây bệnh là tính độc.

- Tính độc là khả năng của vật ký sinh có gây nhiễm hay không. Đó là thuộc tính của các tác nhân gây bệnh. Người ta phân biệt các tác nhân gây bệnh theo khả năng gây nhiễm đối với những cây chủ khác nhau. Tồn tại một số dạng gây nhiễm trên các cơ thể khác nhau của cùng một loài cây. Tính độc của vật ký sinh bị biến đổi khi có sự cải biến bộ gen và hầu như không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

- Tính xâm chiếm của vật ký sinh thể hiện ra ở mức độ gây nhiễm đối với cây nhạy cảm bệnh và được đánh giá theo tốc độ sinh trưởng của vật ký sinh, theo các tác nhân ngoại cảnh...Tính độc và tính xâm chiếm phản ánh đặc trưng định tính và định lượng về khả năng gây bệnh của vật ký sinh đối với cây.

7.3.3. Cơ chế bảo vệ

Khả năng chống bệnh của thực vật dựa trên những cơ chế bảo vệ đa dạng. Một cách khái quát, ở thực vật, tồn tại những cơ chế bảo vệ sau:

7.3.3.1. Cơ chế thể trạng

Là những cơ chế đã có sẵn trong mô cây chủ trước khi nhiễm bệnh. Cơ chế này bao gồm: đặc trưng cấu trúc của mô bảo đảm hình thành hàng rào chắn ngăn cản sự xâm nhập của ký sinh; khả năng của cây chủ tiết ra các chất có tính kháng sinh; HÌnh thành trong mô cây chủ sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của tác nhân gây bệnh.

7.3.3.2. Cơ chế cảm ứng

Là phản ứng của cây chủ đối với sự nhiễm khuẩn. Cảm ứng là cơ chế cuất hiện sau khi tế bào cây chủ tiếp xúc với ký sinh hoặc dịch tiết ngoại bào của các tác nhân gây bệnh. Cơ chế này bao gồm: Tăng hô hấp và tăng trao đổi năng lượng của cây chủ trong mọi trường hợp; Tích luỹ các chất có đặc trưng chống chịu không đặc hiệu như phytoxit, phenol và các sản phẩm của quá trình oxi hoá các hợp chất đó như quynon, tanin và các chất khác. Tính chống chịu không đặc hiệu là khái niệm về mối quan hệ của cây chủ đối với các bệnh không lây nhiễm trên cây của loài cụ thể. Nhờ tính chống chịu loài mà mỗi một loài cây chỉ bị một số ít vật ký sinh gây bệnh.

Ngoài tính chống chịu không đặc hiệu, còn có tính chống chịu đặc hiệu

Tính chống chịu đặc hiệu là khái niệm về mối quan hệ của giống cây trồng với vật ký sinh có khả năng khắc phục được tính chống chịu loài và gây bệnh cho cây. Tính chống chịu đặc hiệu rất quan trọng đối với cây trồng vì các vật ký sinh đặc hiệu là các tác nhân gây ra sự thất thu trên 90% nông phẩm do cây trồng bị bệnh.

7.3.3. Các biện pháp phòng trừ bệnh

- Chọn tạo giống cây trồng chống bệnh là biện pháp quan trọng trong chiến lược bảo vệ thực vật.

- Chọn cơ cấu cây trồng với chế độ luân canh, xen canh thích hợp có tác dụng hạn chế bệnh phát sinh và lây lan.

- Bón phân, tưới tiêu hợp lý cũng có tác dụng hạn chế phát triển.

- Sử dụng thuốc diệt sâu bệnh đúng, hợp lý. Nên áp dụng thuốc sinh học diệt trừ sâu bệnh, ví dụ sử dụng loài ong mắt đỏ để diệt sâu cho cây trồng. Các biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh có tác dụng trừ được sâu bệnh, đồng thời ít gây ô nhiễm cho nông phẩm và môi trường. Không nên dùng các loại thuốc độc hại đối với người và gia súc đã bị cấm sử dụng.

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 174 - 175)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w