CHƯƠNG 8 TÍNH CHỐNG CHỊU CỦA THỰC VẬT 1 Khái niệm chung về tính chống chịu của thực vật

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 163)

C 18H26O 2+ 26O2 → 18O 2+ 18H2O

CHƯƠNG 8 TÍNH CHỐNG CHỊU CỦA THỰC VẬT 1 Khái niệm chung về tính chống chịu của thực vật

1. Khái niệm chung về tính chống chịu của thực vật

Qua quá trình tiến hoá ở các loài thực vật đã hình thành nên những nhu cầu xác định đối với môi trường sống. Đồng thời mỗi cơ thể có khả năng thích nghi với môi trường biến đổi. Cả hai tính chất đó được tồn tại trên cơ sở di truyền. Khả năng biến đổi sự trao đổi chất phù hợp với điều kiện thay đổi của môi trường càng lớn, phản ứng thích nghi của cơ thể đối với môi trường càng rộng và càng thích nghi hơn với điều kiện sống. Khả năng chịu được môi trường bất lợi có thể được di truyền lại nhưng một phần khả năng đó có thể xuất hiện mà không đụng đến cơ chế di truyền của cơ thể.

Tính chống chịu môi trường bất lợi có các đặc trưng đa dạng. Cơ thể có thể bằng cách nào đó tránh khỏi tác động bất lợi. Ví dụ các loài xương rồng dự trữ nước trong cơ thể và nhờ vậy chúng tránh được sự mất nước hoặc các loài thực vật chóng tàn rút ngắn chu kỳ sinh trưởng xuống chỉ còn hai tuần để gắn hoạt động sống vào thời gian có mưa ở các sa mạc.

Kiểu chống chịu dựa trên khả năng của tế bào thay đổi tốc độ và chiều hướng trao đổi chất sao cho trong điều kiện môi trường thay đổi vẫn tạo ra tất cả các sản phẩm cần thiết là có ý nghĩa lớn.

Trong các điều kiện môi trường bất lợi gây nên stress ở cơ thể thực vật, thường gặp nhất là thiếu nước (hạn), nhiệt độ cao (nóng), nhiệt độ thấp (rét)… Tính chống chịu đối với mỗi một tác động đó được xác định do một loạt những đặc điểm sinh lý hoá sinh của cơ thể.

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 163)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w