D- H+ A→ H A
Hình 2.2 Sự phân bố lông hút rễ trong đất
3.1.2. Dòng nước đi từ đất đến bề mặt rễ
* Con đường nước đi từ đất vào mạch dẫn
Cơ quan đầu tiên trực tiếp hút nước là lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì có thành rất mỏng, kéo dài thành sợi, len lỏi vào các mao quản đất để hút nước và chất
khoáng. Lông hút rất mẫn cảm với điều kiện môi trường. Khi gặp hạn, úng hay rét…thì chúng rất dễ bị chết nhưng cũng dễ tái sinh phục hồi chức năng sinh lý.
Nước đi từ đất vào mạch dẫn của rễ phải qua một số lớp tế bào sống. Nước qua lông hút đến các biểu bì rễ, sau đó qua nhiều lớp tế bào nhu mô vỏ rồi đến lớp tế bào nội bì có thành tế bào hóa bần bốn mặt tạo nên vòng đai caspary rồi vào mạch gỗ.
* Các con đường nước đi trong tế bào
Nước đi qua hàng loạt các tế bào sống trước khi vào mạch gỗ bằng 3 con đường:
- Nước đi trong hệ thống chất nguyên sinh (symplast). Chất nguyên sinh của tế bào nối với nhau nhờ các sợi liên bào thành một hệ thống liên tục, qua đó nước chảy từ ngoài vào trong
- Nước đi trong hệ thống vách tế bào. Thành tế bào được cấu trúc chủ yếu bằng các sợi xenluloza tạo nên hệ thống mao quản thông suốt với nhau, nước có thể chảy từ ngoài vào trong dễ dàng. Đến vòng đai caspary của tế bào nội bì thì nước không đi qua được mà chỉ còn 2 con đường là đi theo không bào và chất nguyên sinh, sau khi qua đai caspary thì nước đi trong thành được tiếp tục.
- Nước đi qua hệ thống không bào từ tế bào này sang tế bào khác. Động lực để nước đi trong hệ thống không bào là nhờ sức hút nước tăng dần từ lông hút đến mạch dẫn. (S lông hút< S nhu mô vỏ< S nội bì).
1. Con đường tế bào; 2. Con đường gian bào; 3. Biểu bì; 4. Vỏ 5. Trụ bì; 6. Xylem; 7. Phloem; 8. Đai caspary; 9. Vỏ trong. 5. Trụ bì; 6. Xylem; 7. Phloem; 8. Đai caspary; 9. Vỏ trong.