Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 100 - 101)

- Tính huỳnh quang: Khi quan sát ánh sáng phản xạ từ dung dịch diệp lục thấy dung dịch có màu huyết dụ, nếu tắt nguồn sáng thấy dung dịch có màu xanh như cũ.

3. Cơ chế quang hợp

3.4. Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp

Hai pha của quang hợp được tiến hành ở hai nơi khác nhau trong lục lạp: pha sáng diễn ra trong các bản mỏng (màng thilakoit) còn pha tối tiến hành trên cơ chất của lục lạp. Sự tách biệt trong không gian của hai pha bảo đảm cho sự tiến hành quá trình quang hợp theo những chiều hướng đối lập nhau. Chiều hướng biến đổi chính của pha sáng là oxy hoá trong khi pha tối là quá trình khử.

Tuy nhiên hai pha có liên quan mật thiết với nhau. Các nhân tố đồng hoá ATP và NADPH2 tạo thành trong pha sáng tạo nên cơ sở năng lượng và lực khử mạnh cho phản ứng chuyển hoá cacbon trong pha tối. Ngựơc lại, sự sử dụng các chất này trong pha tối lại tạo ra tiền chất cho quá trình photphoryl hoá quang hợp trong pha sáng tiến hành bình thường. Ngoài ra các sản phẩm hữu cơ phức tạp được tạo ra trong pha tối sẽ làm nền tảng cho cơ chất của hạt bé nói riêng và lục lạp nói chung.

Quá trình quang hợp của cây xanh chỉ là một trong những hình thức tiến hoá của sự đồng hoá cacbon trong sinh giới. Quang hợp ở vi khuẩn xảy ra trong điều kiện yếm khí không thải oxy có sai khác ít nhiều với quang hợp của thực vật bậc cao.

Quang hợp ở vi khuẩn được thực hiện theo dạng quang khử nghĩa là khử cacbonic cùng với hút năng lượng ánh sáng nhưng không thải oxy.

Quá trình tiến hoá của thế giới hữu cơ có liên quan với hoá hợp và quang hợp. Tuy nhiên quáa trình hoá hợp không có ý nghĩa chủ đạo trong tự nhiên như quang hợp đặc biệt là quang hợp ở cây xanh là giai đoạn phát triển cao nhất của tính chất tự dưỡng. Sự xuất hiện khả năng sử dụng H của nước là chất phổ biến nhất trong tự nhiên khiến quá trình tổng hợp chất hữu cơ trên trái đất được tiến hành với một qui mô lớn gấp đôi.

Cây xanh với sự hoàn thiện bộ máy quang hợp - lục lạp - tự nó biểu hiện như một cấu tạo tế bào chất khá toàn vẹn mà dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng trong lục lạp diễn ra các kiểu phản ứng rất quan trọng:

1. Quang phân ly nước 2. Photphoryl hoá 3. Khử CO2

4. Tổng hợp tinh bột

Quang phân ly nước và có thể cả photphoryl hoá quang hợp xảy ra trong các hạt của bản mỏng. Các phản ứng nhận CO2 và tổng hợp tinh bột thực hiện dưới tác động của những hệ enzym hoà tan có mặt trong các chất đệm (cơ chất) của lục lạp.

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w