Quá trình đồng hóa amôn

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 62 - 66)

D- H+ A→ H A

Nitơ hữu cơ của đất RNH Vi khuẩn 2+ CO 2+ sản phẩn phụ

3.4.2. Quá trình đồng hóa amôn

Đồng hóa amon là quá trình tổng hợp axit amin từ NH3, sản phẩm nhận NH3 là các cetoaxit. Các cetoaxit có nguồn gốc từ quá trình quang hợp và quá trình hô hấp, ví dụ như từ chu trình krebs có các cetoaxit sau: axit α- Cetoglutaric, axit Oxalacetic, axit Pyruvic.

Có 5 con đường đồng hóa amon: con đường amin hóa, con đường qua chu trình ornithine, con đường tạo ra các amit, con đường chuyển vị amin và con đường tổng hợp axit amin từ ATP.

* Con đường amin hoá: NH3 được đồng hoá bằng con đường amin hoá trực tiếp các cêtoacit để tạo thành các axit amin. Các cêtoacit đó có khả năng kết hợp dễ dàng với NH3 nhờ các hệ enzym tương ứng xúc tác và tạo thành các axit amin tương ứng.

* Con đường qua chu trình ornithine: bản chất của chu trình này là tiếp nhận và đồng hoá NH3. Từ ornithine tiếp nhận CO2 và NH3 để tạo thành Xitrulin, acginin. Đây là cách đồng hoá sơ cấp amoniac ở thực vật.

* Con đường tạo ra các amit: Sự tạo thành các amit từ các axit dicaboxilic tương

ứng. Đó cũng là một cách đồng hoá NH3 của thực vật.

Quá trình tạo amit đòi hỏi nhiều năng lượng, cần có sự tham gia của ATP để hoạt hoá gốc cacboxyl trước khi kết hợp với NH3 tạo amit không chỉ ở chỗ chuyển nitơ ở dạng vô cơ thành dạng hữu cơ mà còn là một cách giải độc có hiệu quả cho cây vì NH3 làm kiềm hoá môi trường rất mạnh.

Con đường chuyển vị amin: Đây là hình thức sinh tổng hợp các axit amin có tính

chất thứ sinh. Nhờ hệ enzym aminotransferaza xúc tác gốc amin có thể chuyển từ một axit amin tới một cêtoacit để tạo thành cêtoacit và axit amin tương ứng.

* Tổng hợp axit amin từ ATP: Một số axit amin được tổng hợp thứ sinh nhờ các phản ứng enzym có sự tham gia của ATP.

Một phần của tài liệu giáo trình Sinh lí học thực vật (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w