MƠ HÌNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 53 - 58)

ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA NSDLĐ

Trường đại học giữ vai trị đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho th trường lao động. Một trong những sản phẩm của giáo dục đại học là SVTN. Th trường lao động được đại diện bởi những nhà doanh nghiệp là NSDLĐ trực tiếp sử dụng SVTN  Trường đại học và NSDLĐ cĩ mối liên hệ

với nhau thơng qua SVTN. Cĩ nhiều mơ hình khác nhau được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu để tìm hiểu mối liên hệ giữa trường đại học và NSDLĐ dựa trên việc tìm hiểu kĩ năng làm việc và việc làm của SVTN.

Harvey (2002) trình bày các mơ hình đơn giản của việc làm để thấy được mối quan hệ giữa trường đại học và NSDLĐ thơng qua khả năng làm việc:

Hình 4. Mơ hình việc làm Magic Bullet

Nguồn: Harvey(2002),kĩ năng làm việc và sự đa dạng

Ngồi ra, Harvey (2002) đã phát triển mơ hình trên sau khi xem xét tất cả các bên liên quan trong quá trình đào tạo - sử dụng nguồn nhân lực và tất cả các yếu tố khả năng làm việc quan trọng. Harvey (2002)

đã chỉ ra tầm quan trọng của liên kết tất cả các yếu tố cùng với tất cả các bên liên quan đến quá trình này để phát triển các thuộc tính SVTN. Các đối tượng liên quan vào quá trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân

lực là SVTN, trường đại học và nhà tuyển dụng. SVTN cĩ trách nhiệm lựa chọn và tham gia với các cơ hội phát triển việc làm được cung cấp ở các trường đại học và kinh nghiệm tích lũy của bản thân để nâng cao những kĩ năng làm việc.

Harvey (2002) xác đ nh các hoạt động phát triển việc làm bao gồm: sự phát triển của các thuộc tính về kĩ năng việc làm,

kinh nghiệm làm việc, kĩ năng làm việc độc lập và sẵn sàng tìm hiểu để phát triển. Mơ hình phát triển khả năng làm việc của SVTN được Harvey trình bày gồm 3 quy trình cốt lõi cĩ tác động đến khả năng làm việc của SVTN là: (1) Quá trình giáo dục của trường đại học; (2) Phản ánh thơng qua tư duy và nhận thức; (3) Kết hợp và vận dụng giữa kiến thức và thực tiễn.

Hình 5: Mơ hình phát triển kĩ năng làm việc của SVTN

Nguồn: Harvey(2002), kĩ năng làm việc và sự đa dạng

Dựa trên quan điểm trên, chúng tơi nhận thấy rằng cĩ mối liên kết giữa nhà trường, nhà tuyển dụng và bản thân người học. Ba đối tượng này tham gia vào quá trình đào tạo là SVTN, trường đại học và NSDLĐ với những vai trị khác nhau:

+ Cơ sở đào tạo là nơi đào tạo, rèn luyện kiến thức, kĩ năng và thái độ cho người học thơng qua CTĐT.

+ Người học tham gia vào quá trình đào tạo tiếp nhận kiến thức và kĩ năng thơng qua quá trình học tập, ngồi ra trong quá trình đào tạo người học cịn phải rèn luyện thêm phẩm chất và đạo đức.

+ NSDLĐ là nơi sử dụng SVTN với vai trị sử dụng và phát triển những kiến thức và kĩ năng cho SVTN qua cơng việc thực tiễn.

Hình 6. Mơ hình 3 bên liên quan chính tham gia vào quá trình đào tạo

Tĩm lại, giữa NSDLĐ và cơ sở đào tạo cĩ mối quan hệ với nhau thơng qua SVTN. Về phía NSDLĐ đưa ra những yêu cầu đối với SVTN như: năng lực của SVTN và khả năng làm việc của SVTN, cịn cơ sở đào tạo/trường đại học sử dụng CTĐT để đào tạo SVTN với những năng lực và khả năng làm việc cần thiết đáp ứng nhu cầu NSDLĐ.

Vì vậy, xuất phát từ lập luận trên cĩ thể thấy rằng giữa yêu cầu của NSDLĐ và CTĐT cĩ mối quan hệ với nhau. Yêu cầu của NSDLĐ đã cĩ sự ảnh hưởng đến CTĐT và việc điều chỉnh CTĐT nằm để đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ. Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo được đặc trưng bởi chất lượng SVTN. Yêu cầu của NSDLĐ ở thế kỉ XXI hồn tồn khác với những thế kỉ trước. UNESCO đã từng đưa ra quan niệm:

- Học để biết là nắm những cơng cụ để hiểu.

- Học để làm là phải cĩ những năng lực hoạt động sáng tạo tác động vào mơi trường sống của mình.

- Học để cùng chung sống là tham gia và hợp tác với những người khác trong mọi hoạt động của con người.

- Học để làm người cĩ ích cho xã hội

là sự tiến triển quan trọng và là mục tiêu của giáo dục.

Xuất phát từ quan niệm trên cĩ thể thấy rằng chất lượng SVTN được thể hiện qua phẩm chất, đạo đức, kiến thức, kĩ năng. Sự tổng hịa các yếu tố trên tạo nên năng lực của SVTN như: năng lực giải quyết cơng việc, năng lực thích ứng và phát triển nghề nghiệp… Chúng tơi đề xuất “Mơ hình đổi mới giáo dục và đào tạo tiếp cận yêu cầu của NSDLĐ” (hình 7) nhằm mục tiêu chỉ ra cầu nối giữa yêu cầu của NSDLĐ với CTĐT. Yêu cầu của NSDLĐ rất đa dạng thuộc mơi trường đa lĩnh vực, vì vậy khơng thể cĩ những kiến thức, kĩ năng và thái độ chung cho tất cả mơi trường này. SVTN cần cĩ những năng lực chung để cĩ thể thích ứng vào mơi trường đa lĩnh vực. Mặt khác, CTĐT muốn đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ thì cần phải tìm hiểu những phản ánh trong quá trình sử dụng lao động như: năng lực và khả năng làm việc của SVTN. Thơng qua phản ánh của NSDLĐ các trường đại học chọn lọc những thơng tin, nếu phản ánh của NSDLĐ hợp lí về những nội dung cịn khiếm khuyết trong CTĐT và phù hợp với năng lực cơ sở đào tạo thì CTĐT cần điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ.

Hình 7.Mơ hình đổi mới giáo dục và đào tạo tiếp cận yêu cầu của NSDLĐ

Tĩm lại, từ phân tích trên cĩ thể thấy yêu cầu của NSDLĐ cĩ ảnh hưởng đến CTĐT thơng qua phản ánh của NSDLĐ về năng lực của SVTN. CTĐT cần được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ là xu thế phát triển giáo dục đại học hiện nay. 4. KẾT LUẬN

Xu hướng phát triển giáo dục để đáp ứng nhu cầu xã hội địi hỏi GDĐH khơng những tăng về số lượng mà cịn đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên chất lượng giáo dục khơng thể thay đổi đồng loạt về tất cả các

phương diện, vì vậy việc thay đổi nội dung CTĐT đáp ứng theo yêu cầu NSDLĐ là một trong những quy luật tất yếu phải được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên việc thay đổi nội dung CTĐT cần phải thực hiện theo hướng tích hợp các năng lực cần thiết cho SVTN theo yêu cầu của NSDLĐ để chất lượng CTĐT cĩ thể tạo nên nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của xã hội là vấn đề mà các nhà giáo dục cần quan tâm và nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khắc Bình (2012), Đổi mới quản lí Giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay, "Tạp chí Giáo dục", kì 2 – 02/2012 (số 300), Tr. 1 - 3.

2. Nguyễn Đức Cường (2009), Những chuyển biến của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam sau hai năm thực hiện đề án đổi mới cơ bản và tồn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, "Tạp chí Giáo dục", kì 2 – 03/2009 (số 209), Tr. 1 - 6. 3. Lê Th Tuyết Hạnh (2012), Đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục – Đào tạo Việt Nam

– Đề xuất một số biện pháp từ nhận diện thực tiễn giáo dục, "Tạp chí giáo dục", Kì 1 - 03/2012 (số 281), Tr. 9 -11.

4. Đào Huy Huân (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đại học ở Việt Nam, "Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục đại học và cao đẳng Việt Nam”.

5. Lê Đình Lục (2014), Đổi mới Đại học Việt Nam theo kinh tế th trường đ nh hướng xã hội chủ nghĩa, "Hội thảo khoa học, đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đại học ở Việt Nam thi tinh thần Ngh Quyết Trung ương 8 Khĩa XI", Tr. 133-139.

6. Phùng Hữu Phú (2014), Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đại học theo tinh thần Ngh quyết trung ương 8 khĩa XI "Hội thảo khoa học, đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục đại học ở Việt Nam theo tinh thần Ngh Quyết Trung ương 8 Khĩa XI", (07/01/2013), Tr. 01-08.

7. Phạm Văn Sơn (2011), Vai trị của trung tâm hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực trong việc gắn kết đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp, "Tạp chí Khoa học Giáo dục", Tháng 2 (số 65), tr. 50.

8. Trần Anh Tài (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, "Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật", Số 25 Tr. 77-81Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020.

9. Lee Harvey (2002), New realities: The relationship between higher education and employment, "Printed in the Netherlands", Kluwer Academic Publishers.

TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 20 - Tháng 4/2014

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)