GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 45 - 48)

CÁC TIỂU THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI ĐIỆN BIÊN PHỦ

Giá tr của một tác phẩm văn xuơi khơng chỉ thể hiện ở việc phản ánh chân thực cuộc sống mà cịn thể hiện ở cách viết sinh động, hấp dẫn. Chính giá tr nghệ thuật sẽ quyết đ nh sự trường tồn của tác phẩm. Trong số các tiểu thuyết về đề tài Điện Biên, mức độ kết tinh nghệ thuật rất khác nhau. Sau đây là một số tác phẩm cĩ những điểm đáng ghi nhận về nghệ thuật.

Tiểu thuyết Bốn năm sau cĩ cái hấp

dẫn của cốt truyện đầy k ch tính. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa đ ch và ta trong cuộc chiến Điện Biên được thể hiện qua dịng hồi tưởng của các nhân vật. Những quả mìn của thời chiến vẫn nổ trong thời bình làm Cường b cụt chân. Mâu thuẫn thứ hai là mâu thuẫn trong nội bộ những người lính trở lại chiến trường xưa. Họ so bì với những người được ở lại Hà Nội êm ấm, họ chỉ thích cầm súng chứ khơng thích cầm cuốc, nội bộ cãi nhau k ch liệt về phương thức canh tác… Mâu thuẫn thứ ba là sự

trắc trở tình duyên giữa bộ ba Ngàn – Doan – Đào. Doan đứng trước một tình huống khĩ xử là nên về Hà Nội đồn tụ gia đình hay ở lại Điện Biên xây dựng cuộc sống mới. Nĩi chung, dù chiến tranh hay hồ bình, vẫn cịn đĩ nhiều xung đột gay cấn trên mảnh đất Điện Biên.

Cao điểm cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc “tam duy nhất” giống như sử thi Iliade của Homer. Duy nhất về

khơng gian: đồi A1 thuộc chiến trường Điện Biên. Duy nhất về thời gian: những ngày cuối cùng của năm cuối cùng trong cuộc chiến chống Pháp. Duy nhất về hành động: tấn cơng đánh chiếm “Cao điểm cuối cùng”. Cao điểm cuối cùng cịn hấp dẫn ở nghệ thuật miêu tả chiến trận. Người ta cĩ thể cảm nhận chiến trường Điện Biên bằng tất cả các giác quan. Th giác và xúc giác: “Buổi trưa, trời nắng to. Một thứ nắng màu

đồng vàng chĩe nung đỏ thêm quả đồi A1 đã bầm tím vì máu và lửa đạn. Giĩ Lào từng cơn đổ về nĩng hầm hập như hơi tuơn ra từ một lị than”. Thính giác: “Khúc hồ tấu rầm rộ ầm ầm như động biển của các cỡ pháo lớn đã đổi giọng”. V giác: “Hơi thuốc súng làm miệng đắng, cổ họng khơ rát”. Khứu giác: “những con quạ mê mệt vì mùi khắm lặm của những xác chết”… Để

khắc hoạ sự tàn khốc của chiến trường, tác giả nhắc đi nhắc lại nhiều lần các hình ảnh đàn dịi (dưới đất), ruồi nhặng (lưng chừng), quạ (trên cao): “đàn giịi nhung

nhúc đang hồnh hành”, “Ruồi nhặng vo vo từng đàn, nhiều lúc đâm sầm vào mặt như cĩ ai ném trấu”, “Trên đầu chúng tơi lúc này chỉ tồn quạ đen thơi”… Hữu Mai

cũng dùng khá nhiều biện pháp tu từ để cho câu văn giàu hình ảnh sống động. Cách sử dụng chi tiết cũng rất đắt. Ngồi ra, cũng như nhiều tiểu thuyết khác về đề tài Điện Biên Phủ, Cao điểm cuối cùng cịn

hấp dẫn ở những tình tiết xung đột gay cấn giữa ta và đ ch.

Trong Người người lớp lớp, ta cĩ thể

tìm thấy tất cả các hình thức điệp. Nhiều nhất là lặp từ “đi” và lặp các động từ cùng trường nghĩa chiến đấu, gĩp phần tạo nên “khơng gian động”. Hình tượng lá cờ được nhắc hơn 150 lần: “Lá cờ phất sang phía

đơng: xung kích ở phía đơng nổi dậy, xơng lên cướp phăng đột phá khẩu! / Lá cờ phất về hướng tây: xung kích ở phía tây đã vào đồn, rồn rập đánh diệt các hào, các ụ! / Lá cờ phất sang mũi điểm, mũi điểm thọc mạnh! Phất sang mũi diện, mũi diện xơ lên. Lá cờ phất đến đâu, chiến sĩ nổi dậy đến đĩ (…) / Lá cờ vẫn quẫy. Lá cờ quay về hướng nào, xung kích ở hướng đĩ nổi dậy, kẻ địch ở đĩ tan, những người anh hùng ở hướng đĩ xuất hiện”. Ngồi hình thức điệp

cú pháp như đoạn văn trên, cịn cĩ hình thức điệp đoạn ở chương 9. Hình thức điệp này rất hiếm thấy trong văn xuơi hiện đại.

Người người lớp lớp cĩ được một giọng văn hùng tráng của thể loại anh hùng ca. Nĩi như Hegel, tác giả sử thi đã mang trong mình “một dịng sử thi cường tráng” và “một hơi thở sử thi hùng mạnh”. Trần

Dần mang trong mình một ngọn lửa anh hùng ca hừng hực từ lịng chảo Điện Biên và thổi nĩ vào trang văn. Đọc tác phẩm, ta cĩ cảm giác khơng thể ngồi yên một chỗ mà phải vừa đi vừa đọc. Nh p văn rất nhanh, mạnh, phản ánh khí thế chiến đấu: “Thoắt cái: lựu đạn ném tới tấp. Thoắt cái:

chiếm một ổ súng (...) Thoắt cái: tổ 1 đánh tan một ổ súng nữa”. Ngọn lửa chiến trận

ấy khơng chỉ bốc lên trong lịng tác giả và nhân vật trong khi diễn ra cuộc chiến mà cả sau khi hồ bình lập lại: “Ta đi đường

thương lượng là vì cĩ điều kiện, cĩ lí, cĩ lợi, cĩ thể làm được, ai cũng cầu mong! Hồ bình cĩ thể cĩ, do ta. Cĩ hoa mừng

hoa, cĩ nụ mừng nụ. Giơ ne cịn mới mẻ, nhưng ta cứ mừng Giơ ne đi hãy...”. Tiểu

thuyết Người người lớp lớp cĩ một giọng điệu đặc biệt, khĩ cĩ thể tìm thấy trong các tác phẩm văn xuơi khác.

Nhìn chung, so với các thể loại khác trong văn học Việt Nam 1954 – 1975, số lượng tiểu thuyết về đề tài Điện Biên Phủ khơng nhiều. Nhưng mỗi tác phẩm đều cĩ giá tr l ch sử, cung cấp cho bạn đọc một

khía cạnh khác nhau về chiến d ch Điện Biên. Một số tác phẩm cĩ giá tr nghệ thuật cao, tạo ra được những bước ngoặt quan trọng, in dấu ấn đậm nét trong tiến trình tiểu thuyết Việt Nam như Người người lớp

lớp, Cao điểm cuối cùng… Những tác

phẩm này cĩ giá tr cả về nội dung và nghệ thuật, cĩ khả năng trường tồn cùng với sự âm vang của chiến thắng Điện Biên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuơi Việt Nam (tập 2),

Nxb Giáo dục, H.

2. Trần Dần (2004), Người người lớp lớp, Nxb Hội nhà văn, H.

3. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, H. 4. Hữu Mai (1961), Cao điểm cuối cùng, Nxb Văn học, H.

5. P.V (2004), “Nhà văn Hữu Mai: cĩ bất cơng mới cần đến nhà văn”, Báo An ninh thế

giới cuối tháng, số 4.

TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 20 - Tháng 4/2014

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)