NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 58 - 62)

2.1. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

Nhiệm vụ GVCN được qui đ nh rõ trong Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thơng và trường Phổ thơng cĩ nhiều cấp học. Đĩ là, xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hồn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ mơn, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội cĩ liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học

sinh lớp mình chủ nhiệm và gĩp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề ngh khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề ngh danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hồn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

2.2. Cơng tác chủ nhiệm lớp và vai trị của giáo viên chủ nhiệm của giáo viên chủ nhiệm

Cĩ tìm hiểu thực tế tại nhà trường phổ thơng mới hiểu rõ thế nào là cơng tác chủ nhiệm lớp và vai trị của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng như thế nào?

Cơng tác chủ nhiệm lớp là làm cơng việc chỉ đạo, quản lý giáo dục tồn diện học sinh một lớp. Vai trị của giáo viên chủ nhiệm cĩ thể được khái quát như sau:

- Nhà tâm lý: biết gần gũi, thơng cảm, là nơi để các em học sinh chia sẻ những buồn vui, trở thành một chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống.

- Nhà quản lý: chỉ đạo mọi hoạt động của học sinh bao gồm hoạt động học tập, rèn luyện; thơng tin k p thời đến học sinh những kế hoạch hoạt động của nhà trường tuần, tháng và phân cơng các thành viên thực hiện, giám sát, hỗ trợ học sinh và đánh giá kết quả của các hoạt động mà lớp thực hiện.

- Nhà giáo dục: thường xuyên giám sát ý thức học tập của học sinh; cĩ đánh giá sơ kết hàng tháng về tình hình học tập của lớp; phải biết rõ nguyên nhân của những trường hợp học sinh nghỉ học hoặc chất lượng học tập đi xuống để k p thời động viên hoặc điều chỉnh nhận thức cũng như hành vi của các em; giúp các em cảm thấy nhà trường là nơi học tập an tồn, quyền

lợi của các em được đảm bảo gĩp phần ngăn ngừa hiện tượng lưu ban, bỏ học. Cùng với nhà trường thơng qua cơng tác này, gĩp phần đ nh hình, đ nh hướng tính cách của học sinh. Trực tiếp giáo dục các em kỹ năng sống thơng qua các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp; là người tổ chức và hướng dẫn các em cùng tham gia.

- Là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngồi nhà trường, giữa nhà trường với cha mẹ học sinh và ngược lại; là người tổ chức phối hợp các lực lượng, giáo dục; đồng thời cĩ khả năng cuốn hút phụ huynh và cộng đồng tham gia trong việc giáo dục học sinh.

- Là người ch u trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng giáo dục của lớp mình, sử dụng đúng, đủ quyền hạn và trách nhiệm trong việc giáo dục các em.

2.3. Thực trạng và nguyên nhân chủ yếu

Để hồn thành tốt nhiệm vụ, địi hỏi người GVCN phải xác đ nh rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của mình; phải cĩ những những phẩm chất của người giáo viên trong thời đại ngày nay (các giá tr , những kiến thức, những kỹ năng); hành vi, ngơn ngữ, ứng xử mẫu mực phù hợp với hoạt động sư phạm. Giáo dục học sinh của GVCN là tổng hịa các kỹ năng, là cả một nghệ thuật giáo dục; địi hỏi GVCN khơng ngừng tự hồn thiện mình, tự nâng cao mình trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Bằng cái tâm của người thầy, khơng ít giáo viên đã thành cơng trong cơng tác chủ nhiệm, tạo được niềm tin trong phụ huynh và học sinh. Nhưng bên cạnh đĩ, nhiều giáo viên chủ nhiệm vẫn cịn đi theo lối mịn trong phương pháp giáo dục học sinh. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, cho học sinh tự đánh giá điểm cộng, điểm trừ; phê bình những học sinh vi phạm, biểu dương những học sinh tích cực;

dặn dị tuần tới. Nội dung tiết sinh hoạt lớp trở nên đơn điệu, nhàm chám, khơng phù hợp với yêu cầu hiện nay. Song song đĩ, cơng tác chủ nhiệm cịn thiếu sự năng động, sáng tạo, thiếu đổi mới, thiếu sự đột phá. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm sâu sát, chưa tìm hiểu kỹ tâm, sinh lý học sinh nên hiệu quả cơng việc chưa cao… Nhiều giáo viên trẻ thấy cơng việc chủ nhiệm nhiều quá, b quá nhiều áp lực, khi được phân cơng thì hồn tồn lúng túng trước vai trị chủ nhiệm, dẫn đến đa số họ cĩ tâm lý ngán ngại cơng tác chủ nhiệm. Cĩ rất nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là ở nhà trường sư phạm, “cỗ máy” chính đào tạo những giáo viên trong tương lai. Người ta đã “hiểu nhầm” vai trị của GVCN ở nhà trường phổ thơng. Đĩ là cơng tác “kiêm nhiệm” mà khơng thấy được tầm quan trọng của GVCN và cơng tác chủ nhiệm lớp. Trong thời gian học ở trường sư phạm, các sinh viên được học rất nhiều và rất kỹ về kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, phương pháp giảng dạy, cơng nghệ thơng tin… Những bộ mơn này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong quỹ thời gian học tập 4 năm ở nhà trường đại học. Cịn cơng tác chủ nhiệm lớp, chỉ được gĩi gọn trong 45 tiết. Những nội dung được học về cơng tác chủ nhiệm đĩ là: cách xây dựng một giáo án chủ nhiệm, họp cha mẹ học sinh, hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp… Những sinh viên năm 4 ở trường đại học sư phạm và các trường cĩ đào tạo sư phạm sẽ được tham gia thực tập sư phạm tại trường phổ thơng với thời lượng 8 tuần. Bên cạnh việc dự giờ giáo viên hướng dẫn, các bạn sinh viên, trực tiếp lên lớp thì sinh viên vẫn phải thực hành cơng tác chủ nhiệm. Khoảng thời gian quá ngắn khơng đủ để sinh viên trải nghiệm về những cơng việc chính mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện trong năm học. Ngay

cả việc đánh giá sau khi kết thúc đợt thực tập, cơng tác chủ nhiệm cũng b xem nhẹ, chỉ coi trọng đánh giá kiến thức, năng lực chuyên mơn.

2.4. Nội dung đổi mới của trường sư phạm trong đào tạo giáo viên chủ nhiệm trong đào tạo giáo viên chủ nhiệm

Vừa qua, các trường đào tạo sư phạm đã cĩ tổ chức Hội thảo “Đổi mới mơ hình đào tạo và chương trình đào tạo của các trường đại học sư phạm”. Đây là một bước đi thật cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hĩa – hiện đại hĩa trong điều kiện kinh tế th trường đ nh hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo tinh thần Ngh quyết Trung ương 8. Các đại biểu cũng đã thừa nhận nội dung chương trình đào tạo khơng cịn phù hợp và cĩ phần lạc hậu so với thực tiễn hiện nay. Trong phạm vi bài báo này, xin gĩp thêm một số ý kiến về nội dung chương trình đào tạo GVCN.

1. Nhà trường sư phạm cần nhận thức một cách đầy đủ về v trí và vai trị quan trọng của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường phổ thơng, đĩ là nhà sư phạm, nhà quản lý, nhà tổ chức mọi hoạt động của học sinh trong lớp. Từ đĩ xác đ nh những nội dung cần thiết cho cơng tác đào tạo đội ngũ giáo viên tương lai.

2. Chú trọng đào tạo phẩm chất, đạo đức của người giáo viên thơng qua những trải nghiệm thực tế. Lâu nay, chúng ta quá thiên về dạy kiến thức nhưng chưa chú trọng đến dạy người. Giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn mực về nhân cách, cĩ lối sống giản d , lành mạnh, nghiêm túc trong cơng việc. Ở bất cứ nhà trường nào, nhân cách sống của người thầy đều cĩ ảnh hưởng và tác động đến các em. Nhất là đối với học sinh phổ thơng, hiện nay, các em đã phát huy khả năng đánh giá người khác. Chính

vì thế, các em thường coi thầy cơ là thước đo, là khuơn mẫu để các em so sánh với mọi đối tượng xung quanh.

3. Trang b những kiến thức cần thiết, cơ bản cho giáo viên chủ nhiệm như: lập kế hoạch chủ nhiệm lớp; tâm lý lứa tuổi; tư vấn tâm lý; kỹ năng tổ chức lớp; kỹ năng điều khiển thảo luận chuyên đề; kỹ năng tổ chức các trị chơi, các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp; kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm; kỹ năng sơ cấp cứu… Đối với các trường cĩ đào tạo giáo viên trung học cơ sở cần lưu ý thêm nghiệp vụ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

4. Khi triển khai cơng tác thực tập sư phạm khơng nên xem nhẹ cơng tác chủ nhiệm. Nên tăng thời gian thực tập sư phạm để sinh viên được trải nghiệm tại nhà trường phổ thơng. Chính những “va chạm” thực tế tại nhà trường phổ thơng sẽ là những kinh nghiệm quý, những cơ sở để những giáo viên tương lai cĩ thể tự tin hơn khi được giao nhiệm vụ ở nhà trường phổ thơng, họ sẽ yêu nghề hơn và trở thành những giáo viên chủ nhiệm giỏi.

3. KẾT LUẬN

Chất lượng giáo dục phản ánh mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp giáo dục, quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục. Đối với cơng tác giáo dục và đào tạo thì đội ngũ giáo viên đĩng một vai trị quan trọng. Trong cơ cấu nhân lực của ngành giáo dục, đội ngũ nhà giáo chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữ vai trị chủ lực trong cơng cuộc đổi mới. Trong thời gian tới, để thực hiện mọi phương án nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, ngành giáo dục một mặt phải tiến hành cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho các thầy giáo, cơ giáo hiện đang đứng lớp; mặt khác, phải đổi mới cơng tác đào tạo các thế hệ giáo viên sẽ vào nghề trong tương lai. Các trường sư phạm phải xây dựng cho được một mơ hình đào tạo mới theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực chuyên nghiệp ở những sinh viên đã chọn nghề thầy, đồng thời phải giúp họ cĩ ham muốn và kỹ năng tự cập nhật, trau dồi kiến thức thường xuyên ngay cả khi đã làm thầy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng cĩ nhiều cấp học.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Tăng cường năng lực làm cơng tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở, trung học phổ thơng, Nxb Giáo dục – Nxb Đại học sư phạm.

3. Lục Th Nga (2010), Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, Nxb Giáo dục.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2005), Giáo trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường Trung học cơ sở, Nxb Hà Nội.

5. Vũ Bá Hịa (chủ biên) (2010), Gĩp phần xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, Nxb Giáo dục.

TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 20 - Tháng 4/2014

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)