Các nghĩa biểu trưng của thành tố cơm trong thành ngữ

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 98 - 104)

2. BIỂU HIỆN NGHĨA CỦA THÀNH TỐ CƠM TRONG THÀNH NGỮ

2.2. Các nghĩa biểu trưng của thành tố cơm trong thành ngữ

TRONG THÀNH NGỮ

2.1. Nghĩa của từ cơm trong tiếng Việt

Theo Từ điển tiếng Việt, cơm cĩ các

nghĩa sau đây:

(1). Cơm là “gạo đem nấu chín, ráo

nước, dùng làm mĩn chính trong bữa ăn hàng ngày”. Ví dụ: nấu một nồi cơm đầy, xới cơm ra bát.

(2). Cơm là “những thức làm thành một bữa ăn (nĩi tổng quát)”. Ví dụ: bữa cơm, ăn

cơm, làm vài mâm cơm thết bạn bè.

(3). Cơm là “cùi của một số quả cây”.

Ví dụ: nhãn dày cơm, cạo cơm dừa.

(4). Cơm là “thứ quả cĩ v nhạt, khơng chua hoặc chỉ hơi ngọt”. Ví dụ: khế cơm.

[6, 293]…

Trong bài viết này, thành tố cơm mà

chúng tơi khảo sát trong thành ngữ tiếng Việt cĩ nghĩa gốc trùng với nghĩa (1) và nghĩa (2) của từ cơm như đ nh nghĩa của

Từ điển tiếng Việt.

2.2. Các nghĩa biểu trưng của thành tố cơm trong thành ngữ thành tố cơm trong thành ngữ

Để cĩ hình dung chung về sự hiện diện của thành tố cơm trong thành ngữ, trước

thống kê tần số xuất hiện của cơm so với

các yếu tố khác trong nhĩm (cháo, gạo, thĩc) cĩ nghĩa liên quan.

Khảo sát thành ngữ trong hai cơng trình:

Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt của

Viện ngơn ngữ học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia và Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của nhĩm

tác giả Vũ Dung – Vũ Thúy Anh – Vũ

Quang Hào, tham khảo bổ sung thêm thành ngữ từ phần sưu tập và phân loại thành ngữ tiếng Việt trong cuốn Thành ngữ học tiếng

Việt của Hồng Văn Hành, chúng tơi thu

được 201 thành ngữ cĩ chứa các thành tố

cơm, cháo, gạo, thĩc. Số lượng và tỉ lệ

giữa các thành ngữ cĩ chứa từng yếu tố cụ thể được khảo sát được biểu hiện qua bảng thống kê 3.1. sau.

Bảng 2.1: Số lượng và tỉ lệ thành ngữ cĩ chứa các thành tố cơm, cháo, gạo, thĩc

Thành ngữ Số lượng Tỉ lệ % Thành ngữ cĩ thành tố Cơm 91 45,3 Thành ngữ cĩ thành tố Cháo 41 20,4 Thành ngữ cĩ thành tố Gạo 38 18,9 Thành ngữ cĩ thành tố Thĩc 31 31 Tổng 201 100

Qua bảng thống kê 2.1 trên, cĩ thể thấy, so với các thành ngữ cĩ chứa thành tố

cháo, gạo, thĩc, thành ngữ cĩ chứa thành

tố cơm cĩ số lượng và tỉ lệ cao hơn hẳn (91/201 thành ngữ, chiếm 45,3%). Điều đĩ nĩi lên rằng, cơm, cùng với tên gọi của nĩ

là mối quan tâm thường xuyên của người Việt, là cơ sở tạo nên sự liên tưởng chuyển nghĩa phong phú của từ. Trong 91 thành ngữ cĩ chứa thành tố cơm mà chúng tơi

khảo sát được, cĩ 74 thành ngữ trong đĩ thành tố cơm xuất hiện độc lập như áo ấm cơm no, ăn cơm chúa múa tối ngày, cơm chấm cơm, cơm lành canh ngọt,…; cĩ 17

thành ngữ trong đĩ thành tố cơm xuất hiện thành từng cặp với thành tố gạo hoặc thành tố cháo, như nên cơm nên cháo, cơm áo gạo tiền, cơm sống cháo khê, láo nháo như cháo trộn cơm, cơm cao gạo kém,…

Như chúng ta đã biết, một trong những đặc trưng quan trọng nhất của thành ngữ chính là nghĩa biểu trưng. Mỗi một từ xuất hiện trong thành ngữ khơng chỉ cĩ chức năng đ nh danh một sự vật, một hình ảnh,… với ý nghĩa thơng thường mà cịn cĩ thể biểu trưng cho một cái gì đĩ vượt ra ngồi ý nghĩa thơng thường mà nĩ vốn cĩ. Ý nghĩa đĩ cĩ thể được hình thành dựa trên những đặc điểm tồn tại khách quan ở đối tượng, đồng thời cịn cĩ thể cĩ được dựa trên cả sự “gán ghép” theo chủ quan của con người.

Trong thành ngữ tiếng Việt, thành tố

cơm xuất hiện khá nhiều. Cơm, ngồi ý

nghĩa thơng thường là chỉ “gạo đem nấu chín, ráo nước, dùng làm mĩn chính trong bữa ăn hàng ngày” hay một bữa ăn cịn cĩ nhiều nghĩa biểu trưng khác, rất đa dạng.

2.2.1. Cơm biểu trưng cho nguồn sống, điều kiện vật chất tối thiểu đảm bảo cho cuộc sống của con người

Đối với người Việt, cơm là thức ăn

hàng ngày, là thực phẩm khơng thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Khơng phải ngẫu nhiên mà người Việt gọi bữa ăn hàng ngày là “bữa cơm”, và mặc dù trong bữa cơm cĩ

rất nhiều mĩn ăn, người Việt cũng chỉ nĩi “ăn cơm” để chỉ hoạt động ăn uống nĩi chung. Cơm vì thế biểu trưng cho nguồn

sống của con người. Người Việt quan niệm: cơm tẻ là mẹ ruột, cơm cháo khơng

ăn chẳng mạnh thầy, muốn trắng gắng lấy cơm. Coi cơm là nguồn sống nên trong tâm

thức của người Việt, cơm đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu là thức ăn hàng ngày để biểu trưng cho điều kiện sống tối thiểu, đảm bảo cho cuộc sống của con người. Đối với người Việt, điều mà họ khơng thể khơng quan tâm chính là cuộc sống cơm áo gạo tiền, điều kiện tối thiểu để đảm bảo cho

cuộc sống của họ là bát cơm manh áo, là cĩ được cơm ăn áo mặc hoặc cơm ba bát áo ba manh,…

2.2.2. Cơm biểu trưng cho của cải, lợi ích vật chất của con người

Cơm là thức ăn, là thực phẩm khơng

thể thiếu để duy trì cuộc sống, thế nhưng để làm ra bát cơm, người Việt phải đánh đổ rất nhiều mồ hơi, cơng sức. Cơm đối với họ khơng chỉ đơn thuần là thức ăn mà cịn biểu trưng cho của cải, cho lợi ích vật chất nĩi chung. Chẳng hạn, để chỉ sự lãng phí của cải một cách khơng cần thiết, người Việt cĩ thành ngữ ba cơm bảy mắm. Để chỉ những người bơn ba, làm giàu nơi đất khách quê người, người Việt cĩ thành ngữ

kiếm cơm thiên hạ. Để chỉ chút của cải ít ỏi

nhưng b người khác cướp mất, người Việt cĩ thành ngữ ăn cướp cơm chim. Để chỉ

những người được trả cơng nhưng lại làm

việc quấy quá, khơng cĩ trách nhiệm, người Việt cĩ thành ngữ ăn cơm chúa, múa

tối ngày,…

2.2.3. Cơm biểu trưng cho hồn cảnh sống của con người

Nghĩa biểu trưng khái quát này của

cơm được thể hiện chỉ các mặt, các sắc thái

khác nhau của hồn cảnh. Trước hết, cơm

biểu trưng cho điều kiện vật chất tối thiểu, thiết yếu để đảm bảo cuộc sống. Cũng chính vì thế, cơm trở thành thước đo để đánh giá hồn cảnh sống (giàu/ nghèo) của người Việt. Với người Việt, được sống trong cảnh giàu sang, sung sướng chính là được tận hưởng cảnh cơm no áo ấm, no

cơm ấm cật, được ăn cơm hom nằm giường hịm, được phục vụ tận tình với cơm bưng nước rĩt, được ăn những bữa ăn th nh soạn

với cơm gà cá gỏi, cơm ngọc đũa ngà, cơm

cá chả chim, cơm trắng cá béo,…. Ngược

lại, sống trong cảnh nghèo khĩ đồng nghĩa với việc phải ch u cảnh cơm khoai áo cụt, bữa cơm bữa cháo, đĩi cơm rách áo, cơm hẩm áo manh, cơm tấm áo vá,… phải ăn những bữa ăn tạm bợ với cơm sung cháo dền. Đơi khi, cơm cịn chỉ hồn cảnh sống

nghèo khổ, cĩ phần nhục nhã của con người: cơm hẩm cà thiu, cơm thừa canh cặn, cơm thừa cá gạn,…

2.2.4. Đặt trong kết cấu song hành với canh, cơm biểu trưng cho tình cảm vợ chồng, gia đình

Khơng chỉ biểu trưng cho thước đo hồn cảnh sống, cơm đặt trong kết cấu

song hành với canh cịn được sử dụng

trong thành ngữ tiếng Việt với nghĩa biểu trưng cho tình cảm vợ chồng, gia đình. Nĩi

cơm ngon canh ngọt, cơm lành canh ngọt,

khơng chỉ là nĩi tới một bữa cơm đầy đủ, ngon miệng là cịn nĩi lên hồn cảnh sống đầm ấm, hịa thuận, hạnh phúc của một gia đình. Ngược lại, nĩi cơm chẳng lành canh

chẳng ngọt cũng khơng chỉ đơn thuần là

nĩi tới một bữa ăn khơng ngon, khơng hợp khẩu v của người ăn mà cịn ám chỉ một cuộc sống khơng yên ấm, đầy mâu thuẫn của vợ chồng, gia đình.

2.2.5. Cơm biểu trưng cho cơng lao, ơn nghĩa, sự yêu thương, sẻ chia của con người với con người trong khĩ khăn, hoạn nạn.

Cơm là thực phẩm khơng thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, là điều kiện để đảm bảo cuộc sống, là thước đo hồn cảnh sống cũng như đời sống tinh thần của con người. Người Việt được nuơi sống bằng hạt cơm, và vì thế, cơm khơng

chỉ đơn thuần là thức ăn mà cịn biểu trưng cho cơng lao, ơn nghĩa, sự sẻ chia giữa con người với con người trong hoạn nạn, khĩ khăn. Với người Việt, được hưởng bát cơm cũng là được hưởng ơn sâu nghĩa nặng: ăn bát cơm dẻo nhớ nẻo đường đi. Họ khơng

bao giờ quên bát cơm phiếu mẫu, khơng

bao giờ quên cơng ơn cơm nặng áo dày của những người đã sinh thành, đã nuơi mình khơn lớn. Họ phê phán những kẻ vơ ơn, bạc nghĩa: ăn cơm nhà Phật đốt râu thầy chùa; no xơi thơi cơm,…. Đối với người

Việt, bát cơm là thứ để đảm bảo cuộc sống, và cũng chính là thứ cĩ thể sẻ chia với nhau trong những hồn cảnh khĩ khăn nhất: chia cơm sẻ áo, nhường cơm sẻ áo, bát cơm sẻ nửa,…

2.2.6. Cơm biểu trưng cho thước đo nhân cách, sự khơn ngoan hoặc vụng dại của con người

Với người Việt, cơm là thức ăn, là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cuộc sống thường ngày. Chính vì vậy, thơng qua cách nhìn nhận, cách cư xử với miếng cơm, người ta cũng cĩ thể đánh giá được nhân cách, sự khơn ngoan hoặc vụng dại của con người, điều đĩ cũng được phản ánh vào nghĩa từ cơm.

Chẳng hạn, trong tiếng Việt, để đánh giá sự khéo léo hoặc vụng về của người phụ nữ trong cơng việc thường ngày, cĩ hai thành ngữ: cơm dẻo canh ngọt và cơm

sống cháo khê. Nếu cơm dẻo canh ngọt là

sản phẩm của sự khéo léo, đảm đang thì ngược lại, cơm sống cháo khê lại là sản

phẩm của sự vụng về của người phụ nữ.

Cơm cịn biểu trưng cho thước đo để

đánh giá nhiều kiểu người khác nhau. Chẳng hạn, thành ngữ giá áo túi cơm để

chỉ những người vơ tích sự, tựa như chiếc giá người ta treo áo, chiếc túi người ta đựng cơm; thành ngữ cắn hạt cơm khơng vỡ để chỉ những kẻ keo kiệt, bủn xỉn, hà

tiện; thành ngữ ăn cơm nhà vác tù và hàng

tổng/ ăn cơm nhà vác ngà voi để chỉ những

người làm việc cơng ích mà khơng được nhận cơng, khơng quyền lợi gì; thành ngữ

ăn cơm nhà nọ kháo cà nhà kia để chỉ

những kẻ cĩ thĩi tọc mạch, ưa kiếm chuyện,…

2.2.7. Cơm biểu trưng cho kết quả, thành quả cơng việc

Như chúng ta đã biết, đối với người Việt, cơm là thức ăn thiết yếu để duy trì cuộc sống. Với họ, mục đích đầu tiên của việc lao động đĩ là kiếm miếng cơm manh

áo, cĩ được cơm ăn áo mặc, đảm bảo cho

cuộc sống. Vì thế, cơm trong quan niệm

của người Việt khơng đơn thuần là một bữa ăn mà cịn biểu trưng cho kết quả, thành quả lao động. Đối với người Việt, nên cơm

nên cháo chính là đạt được kết quả như ý

muốn, ngược lại, chẳng nên cơm cháo gì

tức là khơng được việc, khơng đạt kết quả.

2.2.8. Cơm biểu trưng cho điều kiện thực tế, khả năng thực cĩ

Như chúng ta đã biết, cơm biểu trưng

cho điều kiện vật chất tối thiểu để đảm bảo cuộc sống. Với người Việt, khi làm bất cứ việc gì cũng phải căn cứ vào điều kiện

cuộc sống thực tế để lo liệu. Chính vì vậy mà cơm cịn biểu trưng cho điều kiện thực

tế, khả năng thực cĩ. Người Việt quan niệm liệu cơm gắp mắm, tức là căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng thực cĩ để làm việc cho hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí

ba cơm bảy mắm, gạo thiếu cơm thừa, một đồng cơm ba đồng nước mắm,…

2.2.9. Cơm biểu trưng cho địa vị của con người trong xã hội

Đối với người Việt, cơm là nguồn sống, là điều kiện để sinh sống, thế nhưng khơng phải ai cũng được ăn bát cơm giống nhau. Tùy vào từng loại cơm, cách ăn cơm mà người Việt cĩ thể biết được đ a v , v thế của từng con người trong xã hội, điều này cũng được thể hiện qua nghĩa biểu trưng của cơm. Nếu như cơm vua áo chúa,

cơm bạc đũa ngà là thứ cơm của những

người quyền quý, cĩ đ a v cao, được hưởng ơn vua lộc chúa thì cơm thầy cơm cơ, cơm cày cơm cấy, cơm rau áo vải, ăn cơm nguội nằm nhà ngồi, cơm thừa canh cặn là thứ cơm của những người đi ở,

những người làm thuê, những người làm lẽ, những người cĩ đ a v thấp trong xã hội. 3. KẾT LUẬN

3.1. Đối với người Việt, cơm (cũng

như cháo, gạo, thĩc) là mĩn ăn, nguồn

lương thực chủ yếu, gắn bĩ mật thiết với họ trong đời sống thường nhật. Chính vì thế mà hình ảnh cơm hay bát cơm (bát cháo, hạt thĩc, hạt gạo) cũng đi vào thành ngữ Việt Nam một cách hết sức tự nhiên, sinh động với nhiều ý nghĩa.

3.2. Thành tố cơm khi tham gia cấu

tạo, hoạt động trong thành ngữ khơng chỉ với ý nghĩa đ nh danh thơng thường mà cịn thể hiện nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau. Trong thành ngữ, thành tố cơm cĩ 9 nghĩa biểu trưng. Nghĩa biểu trưng của thành tố cơm trong sự kết hợp với nghĩa

biểu trưng của các thành tố khác đã tạo nên nghĩa khái quát hố, biểu trưng hố cho các thành ngữ cĩ chứa yếu tố này. Nĩi cách khác, trong thành ngữ, đi kèm với tên gọi của nĩ, cơm cịn cĩ sự chuyển nghĩa để

biểu hiện cĩ tính chất tượng trưng, ước lệ một cái gì đĩ khác mang tính trừu tượng..., gợi lên trong ý thức người bản ngữ sự liên tưởng và biểu hiện nghĩa hết sức đa dạng và phong phú.

3.3. Nghĩa biểu trưng của thành ngữ khơng chỉ là nghĩa biểu trưng chung của thành ngữ mà cịn là nghĩa biểu trưng của các thành tố làm cơ sở trong cấu trúc nghĩa của loại đơn v này. Một phương diện khác, qua sự miêu tả nghĩa biểu trưng của từ cơm, chúng ta cũng phần nào thấy được sự liên tưởng phong phú của người Việt đối với từ ngữ là tên gọi của những hình ảnh quen thuộc với đời sống của người Việt cĩ nền văn minh nơng nghiệp lúa nước. Tìm hiểu nghĩa biểu trưng của các thành tố ngơn ngữ trong thành ngữ cĩ thể xem là một hướng nghiên cứu triển vọng, giúp chúng ta nhìn nhận rõ cấu trúc nghĩa nghĩa biểu trưng của thành ngữ, vai trị nghĩa biểu trưng của các thành tố trong việc hình thành nghĩa biểu trưng chung của thành ngữ cũng như về mối quan hệ giữa ngơn ngữ và tư duy, văn hố dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb VHTT (Tái bản lần thứ 4).

2. Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD (Tái bản lần 2). 3. Nguyễn Đức Dân (2006), “Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ - sự vận dụng”,

Ngơn ngữ (3), 1986.

4. Hồng Văn Hành (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb KHXH, H.

5. Nguyễn Văn Mệnh (1987), “Vài suy nghĩ gĩp phần xác đ nh khái niệm thành ngữ tiếng Việt”, Ngơn ngữ, số 3, tr. 12-18.

6. Hồng Phê (chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb KHXH, H.

7. Nguyễn Đức Tồn (2008), Đặc trưng văn hố – dân tộc của ngơn ngữ và tư duy,

Nxb KHXH, Hà Nội.

8. Bùi Khắc Việt (1978), “Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt”,

Ngơn ngữ, số 1, tr.1-6.

9. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nxb GD. 10. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2003), Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học,

Nxb GD (Tái bản lần 5).

TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 20 - Tháng 4/2014

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến hiệu quả của một số chương trình hợp tác giữa các cơ sở giáo dục Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)