4.1. Mục tiêu dạy học và mục tiêu dạy học mơn Ngữ văn dạy học mơn Ngữ văn
Bàn về những năng lực mà người học cần cĩ trong thế kỉ 21, OECD – Tổ chức các nước cĩ nền kinh tế phát triển (2012) nêu lên 4 C’s: Creativity (sáng tạo), Critical thinking (tư duy phê phán), Communication (giao tiếp), Collaboration (hợp tác). Hội đồng khoa học giáo dục Hoa Kì (2012) xác đ nh những năng lực HS cần cĩ trong thế kỉ 21 là: Năng lực nhận thức (gồm sáng tạo, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, ra quyết đ nh, lập luận); Năng lực tự thân (gồm năng lực tự quản lí, khả năng kiểm sốt các hành vi và cảm xúc của bản
thân để đạt mục tiêu); Năng lực liên cá nhân (diễn đạt thơng tin với người khác cũng như năng lực suy luận thơng điệp của người khác và phản hồi thích hợp). Dù cách diễn đạt của Hội đồng giáo dục của Hoa kì và OECD khác nhau, nhưng đều đề cập đến những năng lực cốt lõi; sáng tạo, giao tiếp, tư duy phê phán, hợp tác.
Đĩ là những năng lực mà tất cả các mơn học trong nhà trường, trong đĩ cĩ mơn Ngữ văn, cần giúp người học phát triển. Bên cạnh những năng lực chung, mỗi mơn học cĩ những yêu cầu riêng về năng lực. Chương trình (CT) mơn Văn của Hongkong (2007), Singapore (2007), bang New South Wales – Úc (2007) đề cập những năng lực riêng của mơn Văn là (1) năng lực đánh giá và thưởng thức nhiều thể loại VB khác nhau; (2) năng lực diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc, rõ ràng, năng lực trình bày sự cảm thụ sâu sắc và tư duy logic khi thảo luận và viết về VB; (3) sự hiểu biết về văn hĩa. CT của Hongkong cịn xác đ nh mục tiêu “thể hiện sự phát triển cá nhân”. CT của Singapore đặt ra mục tiêu: người học “tham gia vào VB, thể hiện ý kiến cá nhân về VB, thể hiện sự nhận thức mang tính trí tuệ và cảm xúc về các chủ đề, các nhân vật, bối cảnh xảy ra câu chuyện và ngữ cảnh đọc VB”. CT của bang New South Wales (Úc) yêu cầu phải phát triển năng lực tạo nghĩa bằng ngơn ngữ cho các loại VB khác nhau để phục vụ cho những mục tiêu khác nhau. Mục tiêu dạy văn của các nước nêu trên vừa thể hiện quan điểm kiến tạo kiến thức, vừa thể hiện đặc trưng của hoạt động tiếp nhận văn chương: tính cá nhân của mỗi người đọc, và ở mỗi thời điểm khác nhau, với vốn sống, quan điểm thẩm mỹ khác nhau, người đọc cĩ thể cĩ cảm nhận khác nhau về VB. Do CT được xây dựng dựa trên
quan điểm kiến tạo kiến thức nên vai trị trung tâm của người học trong học tập được đề cao. Cách dạy truyền đạt mục tiêu và chấp thuận kiến thức được thay bằng cách dạy giúp cá nhân mỗi HS học cách tự xây dựng và giải thích kiến thức, kiến thức được đ nh dạng bởi chính người học.
Một trong 3 mục tiêu dạy học mơn Ngữ văn được những người biên soạn CT, SGK của Việt Nam đề ra là “hình thành và phát triển ở HS năng lực sử dụng tiếng Việt, tiếp nhận văn học, cảm nhận thẩm mĩ; phương pháp học tập, tư duy đặc biệt là phương pháp tự học; năng lực ứng dụng những điều đã học vào cuộc sống” [16, tr.6].
Tổ chức cho HS TT là một trong những hình thức tổ chức dạy học cĩ thể gĩp phần đạt được một số những mục tiêu dạy học đã nêu. Đĩ là phát triển năng lực tư duy sáng tạo (qua quá trình kiến tạo kiến thức), tư duy phê phán, phản bác, lập luận (qua quá trình thảo luận, tranh luận), năng lực hợp tác (qua hoạt động thảo luận nhĩm), năng lực giao tiếp (qua việc trình bày, diễn đạt ý tưởng). Việc tổ chức cho HS TT cịn tạo cho HS cơ hội “tham gia vào VB, thể hiện ý kiến cá nhân về VB, thể hiện sự nhận thức mang tính trí tuệ và cảm xúc về VB”[10]. Qua hoạt động tranh luận, thảo luận, HS cịn cĩ được những cách hiểu mới về VB.
4.2. Thuyết trình và tổ chức cho học sinh thuyết trình học sinh thuyết trình
Theo Tự điển tiếng Việt (Hồng Phê,
1988) TT là “trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người. TT một đề tài khoa học. TT dự án xây dựng mới. Bản TT trước hội ngh ”[13, tr.240].
Tài liệu “Teaching Presentation skills to ESL students” (2002) đ nh nghĩa như sau về TT “đĩ là việc một người hay một
nhĩm người giới thiệu và miêu tả một vấn đề cụ thể nào đĩ, ví dụ một sản phẩm mới, hình ảnh của một cơng ty hoặc một chiến d ch quảng cáo sản phẩm bằng lời nĩi, băng hình...”[15].
Cả hai đ nh nghĩa trên đều nĩi về TT nĩi chung chứ khơng nhằm vào việc lí giải thế nào là tổ chức cho HS TT trong dạy học. Các tác giả như Đặng Thành Hưng (2002), Phan Trọng Ngọ (2005), Hanm P.H (2006), Đặng Đình Bơi (2010), Thái Duy Tuyên (2010) đều coi TT là một phương pháp dạy học (PPDH) của giáo viên (GV) để truyền thụ kiến thức. Trong phạm vi tài liệu mà chúng tơi khảo sát được, chúng tơi chưa thấy tài liệu nào đề cập đến việc tổ chức cho HS TT. Mặc dù việc GV TT và tổ chức cho HS TT cĩ một số điểm giống nhau như xác đ nh chủ đề, sưu tầm tài liệu, xây dựng đề cương... nhưng mục đích và tiến trình tổ chức hồn tồn khác nhau.
Theo chúng tơi, tổ chức cho HS TT là một hình thức tổ chức dạy học chứ khơng đơn thuần là một PPDH. GV là người tổ chức, xây dựng tình huống dạy học chứa đựng những tri thức cần lĩnh hội đồng thời xây dựng mơi trường mang tính xã hội để người học tự kiến tạo kiến thức. Trong quá trình TT, người học cĩ cơ hội bộc lộ quan điểm của mình, lắng nghe quan điểm của bạn, tranh luận. Kết quả của tiến trình này là người học được phát triển năng lực tra cứu tài liệu, lập kế hoạch làm việc, hợp tác, giao tiếp, tư duy sáng tạo và tư duy phê phán.
Một bài TT tốt cần đáp ứng nhiều yêu cầu. Về nội dung: bài TT cần làm rõ chủ đề TT, các luận điểm, luận cứ cần được trình bày rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Về cấu trúc: bài TT cần cĩ đầy đủ ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Về hình thức, nếu trình bày bài TT bằng powerpoint, người TT cần
kết hợp sử dụng hợp lí các kênh chữ, kênh hình, sơ đồ, biểu bảng, băng video, màu sắc, font nền của màn hình, cỡ chữ. Về phong cách, người TT cần cĩ thái độ tự nhiên, sự nhiệt tình, tích cực, điềm tĩnh, tự tin, sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ, giao tiếp với khán giả bằng ánh mắt, nét mặt; điệu bộ, cử chỉ, giọng nĩi rõ ràng, truyền cảm; trả lời câu hỏi của người nghe một cách thuyết phục.
Để gĩp phần đạt được một số mục tiêu
trong số các mục tiêu dạy học Văn như đã nêu trên, chúng tơi tổ chức cho HS TT về một số VB nghệ thuật trong CT Ngữ văn 11.