CáC TIếP CậN TRUYềN THÔNG–GIáO DụC SứC KHỏE

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe.pdf (Trang 79 - 84)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

5.CáC TIếP CậN TRUYềN THÔNG–GIáO DụC SứC KHỏE

Hoạt động Truyền thông Giáo dục sức khỏe (TT GDSK) có thể đ−ợc thực hiện một cách trực tiếp giữa ng−ời làm TT-GDSK với ng−ời dân / đối t−ợng. Đây là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng giữa ng−ời làm TT-

GDSK với một cá nhân hoặc một nhóm ng−ời. Ví dụ: truyền thông trực tiếp hay đ−ợc thực hiện tại cộng đồng nh− tổ chức nói chuyện về sức khỏe, thảo luận nhóm về sức khỏe, t− vấn h−ớng dẫn cho cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình.

TT GDSK trực tiếp có hiệu quả nhanh trong việc làm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi của con ng−ời, có thể giải quyết thỏa đáng các thắc mắc của đối t−ợng. Ng−ời làm trực tiếp công tác này sẽ có cơ hội hiểu kĩ l−ỡng nguyên nhân cốt lõi của vấn đề để có thể có những giải pháp phù hợp nhất. Họ sẽ có những biện pháp động viên đối t−ợng quyết tâm thay đổi hành vi. Tuy nhiên, ph−ơng pháp truyền thông trực tiếp th−ờng hiệu quả khi thực hiện với cá nhân hoặc một nhóm ng−ời.

Bên cạnh đó chúng ta cũng th−ờng tiến hành các hoạt động truyền thông nh−ng không giao tiếp trực tiếp giữa ng−ời với ng−ời mà thông qua những ph−ơng tiện truyền thông đại chúng và gọi là cách tiếp cận hay ph−ơng pháp gián tiếp. Những nội dung d−ới đây sẽ trình bày cách tiếp cận truyền thông với cá nhân, với nhóm và với cộng đồng.

5.1. Tiếp cận truyền thông - giáo dục sức khoẻvới cá nhân

5.1.1. Nói chuyện về sức khỏe

Đây có thể là hình thức cung cấp thông tin về sức khỏe, h−ớng dẫn phòng bệnh, thực hiện hoặc thuyết phục một ng−ời nào đó thực hiện những hành vi cụ thể. Quá trình này đem lại hiệu quả cao. Đối t−ợng có thể tiếp thu, đ−a ra các câu hỏi thắc mắc

và nhận đ−ợc phản hồi ngay. Ng−ời làm TT-GDSK có thể hiểu đ−ợc tâm t−, mong muốn, thái độ, dự định của đối t−ợng để có kế hoạch truyền thông thích hợp cho cả cộng đồng.

Ngoài ra, ph−ơng pháp GDSK trực tiếp này còn có hình thức đặc biệt hơn nh− t− vấn sức khỏe là một quá trình tìm hiểu nhu cầu của đối t−ợng về kiến thức, kĩ năng, về sự trợ giúp, sau đó cung cấp những thông tin, h−ớng dẫn, giải pháp và trợ giúp đối t−ợng lựa chọn giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đề v−ớng mắc.

5.1.2. T vấn sức khỏe

T− vấn là một trong những cách tiếp cận thông dụng nhất trong giáo dục sức khoẻ đối với cá nhân hoặc với gia đình. T− vấn là một ph−ơng pháp và là nghệ thuật đòi hỏi cán bộ t− vấn phải có kiến thức, kỹ năng, sự nhạy cảm để khuyến khích ng−ời đến t− vấn (đối t−ợng) bày tỏ đ−ợc những vấn đề của mình. Rồi ng−ời t− vấn đ−a ra các giải pháp để đối t−ợng có thể lựa chọn cho mình một giải pháp tối −u phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của ng−ời đ−ợc t− vấn. Vì họ là ng−ời quyết định nên giải pháp lựa chọn sẽ thích hợp và đ−ợc duy trì. Nh− vậy, sau quá trình t− vấn, đối t−ợng sẽ tự quyết định các lựa chọn của mình chứ không phải do cán bộ t− vấn quyết định.

Một số nguyên tắc của hoạt động t− vấn là: cần tạo ra và duy trì mối quan hệ tốt với đối t−ợng; trên cơ sở đó xác định rõ nhu cầu của đối t−ợng; thấu hiểu và thông cảm với đối t−ợng; khuyến khích sự tham gia của đối t−ợng; tôn trọng và giữa bí mật cho đối t−ợng; cung cấp đủ thông tin và nguồn hỗ trợ cho đối t−ợng.

Quá trình t− vấn gồm các b−ớc chính sau:

− B−ớc 1: Tạo mối quan hệ tốt và xác định rõ nhu cầu của ng−ời đ−ợc t− vấn − B−ớc 2: Khám phá nhu cầu và mối quan tâm

− B−ớc 3: Giúp cá nhân sắp đặt mục đích và xác định các lựa chọn

− B−ớc 4: Giúp đối t−ợng quyết định lựa chọn giải pháp thích hợp nhất cho vấn đề của mình và thực hiện theo quyết định.

− B−ớc 5: Giúp đối t−ợng phát triển kế hoạch hành động.

Cán bộ t− vấn cần phải hiểu đ−ợc hoàn cảnh và suy nghĩ của đối t−ợng sau đó mới giúp họ xác định nhu cầu là gì và chọn giải pháp cho vấn đề của họ. Vì vậy, t− vấn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho cá nhân, góp phần cho việc NCSK và phòng tránh bệnh tật cho cộng đồng. T− vấn sức khoẻ có thể thực hiện ở nhiều nơi từ các cơ sở y tế (nh− TTYT, bệnh viện...), đến những nơi khác nh− tr−ờng học, công sở, hộ gia đình...

5.2. Tiếp cận truyền thông – giáo dục sức khoẻvới nhóm

5.2.1. Tổ chức nói chuyện về sức khỏe với nhóm

Buổi nói chuyện về sức khỏe là một hình thức phổ biến tại cộng đồng. Chúng ta có thể tổ chức một buổi nói chuyện riêng, nói chuyện chuyên đề hoặc có thể lồng ghép trong các buổi họp dân, các buổi họp tổng kết, triển khai hoạt động y tế tại cơ sở.

Tr−ớc khi nói chuyện về sức khỏe cần phải:

− Xác định rõ chủ đề nói chuyện: việc này sẽ giúp ng−ời trình bày chuẩn bị tốt nội dung cho buổi nói chuyện.

− Xác định rõ đối t−ợng (ng−ời nghe, ng−ời tham dự): sau khi đã có chủ đề ng−ời trình bày cần xem ng−ời nghe là những ai. Việc xác định rõ đối t−ợng sẽ giúp chuẩn bị cách nói chuyện, cách tiếp cận và cung cấp những thông tin cho từng đối t−ợng một cách phù hợp.

− Xác định nội dung theo trật tự cần trình bày.

− Xác định thời gian cần trình bày bao lâu. Việc này giúp chủ động về thời gian nói chuyện, phân bố từng phần, từng nội dung một cách thích hợp.

− Chuẩn bị ph−ơng tiện hỗ trợ thích hợp. Nếu nói chuyện với nhiều ng−ời cần có micro, loa để mọi ng−ời nghe đ−ợc rõ.

− Chuẩn bị thời điểm và địa điểm nói chuyện phù hợp. Chúng ta sẽ nói chuyện vào thời điểm nào? Nói chuyện ở vị trí nào? Việc này cũng nên bàn và hẹn tr−ớc với ng−ời tổ chức tại địa ph−ơng để có sự phối hợp chuẩn bị giúp buổi nói chuyện đ−ợc thuận lợi.

Khi nói chuyện cần phải:

− Tạo ra mối quan hệ tốt với đối t−ợng thông qua việc chào hỏi, giới thiệu rõ mục đích, ý nghĩa của buổi nói chuyện.

− Dùng từ, lời nói rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với địa ph−ơng. − Trình bày các nội dung theo trật tự logic, có sự chuẩn bị. − Kết hợp sử dụng các ví dụ, ph−ơng tiện minh họa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Quan sát bao quát đối t−ợng để điều chỉnh cách trình bày.

− Dành thời gian để ng−ời nghe đ−ợc hỏi và thảo luận những vấn đề ch−a rõ. − Giải đáp các thắc mắc của đối t−ợng một cách đầy đủ.

Kết thúc buổi nói chuyện:

− Tóm tắt, nhấn mạnh các nội dung chính cho đối t−ợng dễ nhớ. − Có thể kiểm tra lại nhận thức của đối t−ợng nếu có điều kiện. − Cảm ơn đối t−ợng tr−ớc khi kết thúc.

5.2.2. Tổ chức thảo luận nhóm về sức khỏe

Hình thức gần giống nh− nói chuyện với nhóm, nh−ng ngoài việc cung cấp kiến thức, kĩ năng về một chủ đề sức khỏe nào đó còn nhằm để tìm hiểu thêm thông tin về kiến thức, thái độ, thực hành về một chủ đề sức khỏe cụ thể; thuận lợi, khó khăn khi thực hiện; những yếu tố liên quan đến vấn đề, cách giải quyết vấn đề để có cơ sở lập kế hoạch can thiệp.

Một số điểm cần thực hiện tr−ớc khi thảo luận nhóm: − Xác định chủ đề và nội dung để thảo luận nhóm; − Xác định rõ mục tiêu của buổi thảo luận;

− Xác định đối t−ợng tham dự; − Nên chuẩn bị th− kí ghi chép;

− Chú ý chọn địa điểm, thời gian thích hợp.

Ví dụ: Khi tổ chức thảo luận nhóm ng−ời dân để tìm hiểu sự hiểu biết của họ về Bệnh Lao và tuyên truyền cách phòng bệnh này chúng ta có thể chuẩn bị các câu hỏi thảo luận nh− sau:

+ Bệnh lao biểu hiện nh− thế nào? Nguyên nhân của bệnh là gì? + Tác hại của bệnh lao là gì?

+ Tình hình bệnh lao ở địa ph−ơng ra sao?

+ Cần làm gì khi bị bệnh lao? Cần làm gì để phòng bệnh lao? Khi thảo luận nhóm ng−ời điều hành cần chú ý:

− Chào hỏi, làm quen, giới thiệu về mình;

− Giải thích rõ ý nghĩa, mục tiêu của buổi thảo luận; − Động viên mọi ng−ời tham gia tích cực;

− Thảo luận lần l−ợt các câu hỏi theo trình tự đã chuẩn bị;

− Tạo cơ hội, khuyến khích cho mọi thành viên tham gia tích cực và trao đổi; − Không áp đặt lấn át ng−ời tham gia và tránh để một số ng−ời có ý kiến lấn át

thành viên khác;

− Sau mỗi phần nên có tóm tắt, kết luận và yêu cầu thực hiện những điều đã thống nhất;

− Cảm ơn đối t−ợng tham gia.

5.2.3. Giáo dục sức khỏe với gia đình

Đây là hình thức nói chuyện về sức khỏe dựa trên các vấn đề sức khỏe cần giải quyết tại hộ gia đình. Thăm gia đình để nói chuyện về sức khỏe có các −u điểm sau:

− Xây dựng mối quan hệ tình cảm tốt với các thành viên gia đình.

− Môi tr−ờng gần gũi, quen thuộc nên đối t−ợng có cảm giác yên tâm, dễ tiếp thu, đồng thời có cơ hội và tự tin trình bày ý kiến, quan điểm của mình.

− Trực tiếp quan sát đ−ợc những biểu hiện liên quan đến vấn đề sức khỏe. − Đ−a ra các lời khuyên sát thực.

Tr−ớc khi đến thăm và nói chuyện về sức khỏe tại hộ gia đình nên thu thập một số thông tin chung về hộ gia đình dự định đến và hàng xóm xung quanh, đồng thời hẹn tr−ớc với gia đình và đến vào thời gian thuận lợi, thích hợp.

Khi đến thăm hộ gia đình:

− Mở đầu bằng thăm hỏi chung, nêu rõ ý nghĩa, mục đích chuyến thăm.

− Quan sát nhanh môi tr−ờng gia đình, phát hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

− Thực hiện nói chuyện, t− vấn giáo dục về vấn đề sức khỏe theo kế hoạch chuẩn bị. Có thể nói chuyện với từng thành viên hoặc trao đổi chung tuỳ từng nội dung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Phát hiện những ng−ời ốm đau bệnh tật để thăm hỏi, t− vấn. − Có thể giải thích và làm một số công việc liên quan.

Kết thúc thăm hộ gia đình:

− Tóm tắt nhắc lại các điều mấu chốt, nếu thuận lợi kiểm tra lại nhận thức của đối t−ợng về những thông tin vừa trao đổi.

− Tạo điều kiện giúp đỡ giải quyết vấn đề liên quan đến sức khỏe của gia đình. − Cảm ơn sự hợp tác của gia đình.

5.3. Tiếp cận truyền thông – giáo dục sức khoẻvới cộng đồng

Th−ờng đ−ợc thực hiện với những hình thức gián tiếp, cụ thể ng−ời làm TT-

GDSK không trực tiếp tiếp xúc với đối t−ợng, các nội dung (thông điệp truyền thông) đ−ợc chuyển tới đối t−ợng thông qua các ph−ơng tiện TTĐC. Hiện nay ph−ơng pháp này đ−ợc áp dụng phổ biến và có tác dụng tốt trong tuyên truyền, cung cấp các thông tin về phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe, nâng cao sức khỏe cho quảng đại quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, việc áp dụng những ph−ơng pháp gián tiếp thông qua các ph−ơng tiện TTĐC th−ờng có chi phí cao, mặt khác đây là hình thức thông tin một chiều nên cần phải có sự lồng ghép, phối hợp với các hình thức giáo dục khác để đạt đ−ợc mục tiêu và tăng hiệu quả của giáo dục sức khỏe.

Các hình thức TT-GDSK với cộng đồng, với số đông đối t−ợng th−ờng đ−ợc tiến hành bằng những ch−ơng trình, những chiến dịch truyền thông nhân những ngày lễ, ngày kỉ niệm những sự kiện sức khỏe cụ thể nh−: ngày tiêm chủng, ngày vitamin A

(01/6), ngày thế giới không hút thuốc lá (31/5), ngày quốc tế phòng chống HIV/AIDS

(01/12).... Trong những chiến dịch này, các ch−ơng trình sân khấu hóa nh−: ca múa nhạc, kịch; thi đố vui có th−ởng về các chủ đề sức khỏe đ−ợc tổ chức nhằm thu hút đông đảo các thành phần xã hội tham gia. Trong các chiến dịch truyền thông này, một số l−ợng lớn các sổ nhỏ, sách tham khảo, tờ rơi, các tài liệu truyền thông khác đ−ợc phân phát cho nhiều ng−ời; treo nhiều băng rôn, nhiều bảng tin quảng cáo lớn tại những nơi đông ng−ời tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ tới đối t−ợng.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe.pdf (Trang 79 - 84)