Kênh truyền thông

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe.pdf (Trang 69 - 71)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

1.2.4.Kênh truyền thông

1. QUá TRìNH TRUYềN THÔNG

1.2.4.Kênh truyền thông

Là ph−ơng tiện, là cách thức để chuyển thông điệp đến đối t−ợng. Có thể phân ra hai loại kênh truyền thông chính:

− Kênh truyền thông trực tiếp: nói chuyện mặt đối mặt, t− vấn, thảo luận nhóm, hội họp, thảo luận...

− Kênh truyền thông đại chúng (gián tiếp): giao tiếp, truyền thông thông qua những ph−ơng tiện truyền thông đại chúng (truyền thanh; truyền hình, các tài liệu in ấn: báo, tạp chí, tờ rơi, sổ nhỏ...; tranh quảng cáo, bảng tin lớn...). Quyết định sử dụng kênh truyền thông nào phụ thuộc vào từng vấn đề sức khỏe, mục tiêu và chiến l−ợc cụ thể. Các thể loại tài liệu truyền thông cũng giúp ta lựa chọn kênh hợp lí. Những hình thức truyền thông th−ờng đ−ợc sử dụng là:

− Nói chuyện, t− vấn trực tiếp thông qua tình nguyện viện cộng đồng, đồng đẳng, thành viên gia đình.

− Truyền thông nhóm qua các cuộc hội họp, thảo luận tại cộng đồng, tại công sở, tr−ờng học.

− Truyền thông đại chúng qua đài truyền thanh, truyền hình, tạp chí, báo, tờ rơi, bảng tin, áp phích, loa công cộng, băng rôn.

− Tổ chức các loại hình sân khấu hóa: ca múa nhạc, kịch, các cuộc thi đố vui về các chủ đề sức khỏe.

Mỗi kênh truyền thông đều có những −u điểm và hạn chế của nó, vì vậy phải cân nhắc kỹ càng tr−ớc khi lựa chọn kênh truyền thông (bảng 4.1). Cũng cần chú ý rằng các kênh truyền thông cũng đòi hỏi các tài liệu/thông điệp khác nhau về cả hình thức và nội dung.

Kênh truyền thông đại chúng có thể chuyển tải thông tin nhanh và tới đ−ợc đông đảo quần chúng nh−ng chúng ta không thể hy vọng nhiều vào việc các thông tin đại chúng có thể làm cho mọi ng−ời thay đổi hành vi của mình. Thông tin đại chúng nhìn chung có thể đ−ợc xem nh− nguồn thông tin công cộng cơ bản nh−ng bị hạn chế bởi thời gian, địa điểm, chất l−ợng thông tin và các yếu tố khác, nên kênh truyền thông này khó có thể giải thích một cách đầy đủ và kịp thời các thông tin phức tạp. Thông tin đại chúng th−ờng quá chú trọng đến các thông tin mới hoặc các thông tin chỉ tác động đến một số nhóm đối t−ợng.

Mỗi một hình thức truyền tin nh− tạp chí, các bài báo, bài phát thanh trên đài, các buổi phỏng vấn, trao đổi trên truyền hình, các chuyên mục sức khoẻ... đều có những −u điểm riêng và mỗi hình thức có thể tiếp cận với một số nhóm đối t−ợng khác nhau. Có thể quyết định chọn các hình thức truyền tin và kênh truyền tin khác nhau, hoặc phối hợp chúng, nh−ng cần l−u ý một điều là nên chọn các kênh truyền thông tiếp cận đ−ợc với đối t−ợng đích nhiều nhất.

Kênh truyền thông trực tiếp giữa các cá nhân đ−a ra các thông điệp sức khoẻ trong ngữ cảnh quen thuộc với đối t−ợng truyền thông hơn. Hình thức t− vấn sức khoẻ cũng là một hình thức truyền thông trực tiếp phổ biến. Các kênh này th−ờng có độ tin cậy và ảnh h−ởng cao (ng−ời làm công tác truyền thông là các bác sĩ, các cán bộ y tế cộng đồng, bạn bè, các thành viên trong gia đình, đây là các nguồn lực rất đáng tin cậy). Do đặc điểm là gây ảnh h−ởng thông qua mối liên hệ cá nhân, nên đòi hỏi ng−ời làm công tác này phải rất quen thuộc với nội dung truyền thông và từ đó có thể theo dõi mức độ tiếp cận và chấp nhận lâu dài của đối t−ợng. Kênh truyền thông này đ−ợc chứng minh là rất hiệu quả trong nhiều ch−ơng trình y tế và ch−ơng trình phát triển. ở

Việt Nam, hiện nay các tình nguyện viên, các cộng tác viên cộng đồng có vai trò quan trọng đã và đang tiến hành tuyên truyền, GDSK có hiệu quả tại cộng đồng.

Các kênh truyền thông (bao gồm tr−ờng học, công sở và các đơn vị truyền thông) có thể tăng c−ờng và mở rộng các nội dung truyền thông và đ−a ra những h−ớng dẫn. Các kênh truyền thông ở mức độ giữa các cá nhân và ở mức độ cộng đồng có thể hỗ trợ lẫn nhau: Các kênh truyền thông cộng đồng cho phép tiến hành thảo luận vấn đề và kênh truyền thông cá nhân làm rõ các thông tin và khuyến khích sự thay đổi hành vi.

Phối hợp các kênh truyền thông khác nhau sẽ tăng c−ờng tần suất xuất hiện của nội dung truyền thông, tăng c−ờng các cơ hội cho đối t−ợng đích tiếp thu và ghi nhớ thông tin. Cần xem xét các câu hỏi d−ới đây khi tiến hành chọn kênh truyền thông:

− Kênh truyền thông nào là phù hợp nhất cho một nội dung truyền thông về chủ đề/vấn đề sức khoẻ cần truyền thông?

− Kênh truyền thông nào có uy tín và dễ tiếp cận với đối t−ợng đích? − Kênh truyền thông nào thích hợp với mục tiêu của ch−ơng trình?

− Kênh truyền thông nào có khả năng thực thi trong giới hạn thời gian và kinh phí của ch−ơng trình?

− ở đâu truyền thông có thể gây đ−ợc sự chú ý và đáp ứng đ−ợc những nỗ lực về tuyên truyền giáo dục? Nơi nào chúng ta có thể tìm đ−ợc các đối tác tốt nhất?

Bảng 4.1. Những đặc điểm chính của kênh truyền thông đại chúng và truyền thông trực tiếp

Đặc điểm Truyền thông đại chúng Mặt đối mặt

Tốc độ bao phủ thông tin cho số đông đối t−ợng

Độ chính xác và ít bị nhiễu Khả năng lựa chọn đối t−ợng Chiều h−ớng truyền thông Khả năng đáp ứng những nhu cầu địa ph−ơng

Phản hồi Tác động chính Nhanh Độ chuẩn xác cao Khó lựa chọn đối t−ợng Một chiều

Chỉ cung cấp thông tin chung Phản hồi gián tiếp từ những điều tra

Nâng cao hiểu biết, kiến thức

Chậm

Dễ bị sai lệch thông tin Có tính lựa chọn cao Hai chiều

Có thể đáp ứng nhu cầu địa ph−ơng

Có thể phản hồi trực tiếp Những thay đổi về thái độ, hành vi, kĩ năng giải quyết vấn đề.

1.2.5. Phản hồi

Là những thông tin, ý kiến từ phía chủ thể nhận tin đến chủ thể phát tin. Dựa vào phản hồi mà chủ thể phát tin đánh giá đ−ợc tác động của truyền thông đến đối t−ợng, cũng nh− có những điều chỉnh thích hợp về nội dung, thông điệp, hình thức, kênh truyền thông... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.6. Nhiễu

Là những yếu tố môi tr−ờng tác động đến quá trình truyền thông. Ví dụ: tiếng ồn có thể ảnh h−ởng đến sự tiếp thu nội dung thông điệp truyền thông...

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe.pdf (Trang 69 - 71)