- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ
1. QUá TRìNH TRUYềN THÔNG
1.2.3. Thông điệp truyền thông
Là những thông tin chính đ−ợc mã hoá d−ới dạng chữ viết, tranh ảnh, kí hiệu hoặc biểu t−ợng cần chuyển đến đối t−ợng, giúp đối t−ợng tăng kiến thức, tác động đến thái độ, niềm tin nhằm thay đổi thái độ và hành vi sức khoẻ theo chiều h−ớng có lợi.
Thông điệp là những nội dung chính, chủ yếu trình bày ngắn gọn và thuyết phục về một chủ đề, vấn đề sức khoẻ. Nội dung của thông điệp phải phản ánh đ−ợc mục tiêu truyền thông. Ví dụ nếu mục tiêu cơ bản là tạo ra một quyết định hành động từ phía đối t−ợng, thì thông điệp phải chứa đựng những hành động cụ thể mà đối t−ợng sẽ thực hiện.
Thông điệp cần phải ngắn gọn, rõ ràng và có tính thuyết phục. Nên sử dụng các số liệu thực tế, cập nhật để tạo thêm sức mạnh cho thông điệp. Những thông điệp tốt th−ờng kết hợp chặt chẽ các từ ngữ, các mệnh đề hoặc ý t−ởng hoặc tranh ảnh minh họa mang tính tích cực, có ý nghĩa đối với đối t−ợng đích.
Cần chú ý năm yếu tố cơ bản sau đây khi xây dựng và chuyển tải thông điệp: − Nội dung: Thể hiện rõ những ý t−ởng cần truyền đạt. Những lập luận đ−ợc sử
dụng để thuyết phục đối t−ợng. Nội dung thông điệp th−ờng bao gồm: điều
bạn muốn đạt đ−ợc, tại sao muốn đạt đ−ợc điều đó, bằng cách nào đạt đ−ợc
điều đó và hành động gì bạn muốn đối t−ợng th−c hiện. Một điều cũng rất
quan trọng là phong cách của thông điệp để tác động đến đối t−ợng, ví dụ nh−: thông điệp có tính gây sợ hãi, có tính đe dọa; gây ra cảm giác lo ngại; có tính nghiêm túc; có tính hài h−ớc; tạo ra xúc cảm; tạo ra áp lực; có tính nhắc nhở trách nhiệm; có tính khích lệ thực hiện... Tuỳ thuộc vào các đặc tr−ng của đối t−ợng, tuỳ chủ đề GDSK mà cần thiết kế thông điệp có nội dung cho phù hợp và hiệu quả.
− Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ thế nào để thông điệp đ−ợc truyền đạt rõ ràng và hiệu quả là hết sức cần thiết. Những thông điệp tốt th−ờng kết hợp chặt chẽ các từ, cụm từ hoặc các khái niệm có ý nghĩa khái quát, tích cực hoặc có ý nghĩa đặc biệt đối với các đối t−ợng cần vận động. Nên dùng “ngôn ngữ” quen
thuộc với nhóm đối t−ợng đích, tránh dùng những thuật ngữ chuyên môn nếu thật sự không cần thiết. Nếu cần phải sử dụng bảng, sơ đồ, đồ thị thì chúng phải đơn giản, dễ hiểu và có chú thích đầy đủ, rõ ràng.
− Nguồn tin và ng−ời đ−a tin: Hãy sử dụng thông tin từ những nguồn dữ liệu đáng tin cậy. Hãy lựa chọn những ng−ời làm công tác truyền thông, GDSK, ng−ời chuyển tin có thể tạo ra cảm giác tin cậy và những phản ứng tích cực từ phía đối t−ợng. Ng−ời đ−a tin đôi khi quan trọng hơn cả thông điệp. Ví dụ: nếu ch−ơng trình đang cố gắng tác động đến công chúng thông qua báo chí, thì nên sử dụng những loại báo hàng ngày có đông đảo ng−ời đọc và có uy tín. Nếu ch−ơng trình đang h−ớng mục tiêu vào nam giới, hãy thử tác động đến họ thông qua các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Câu lạc bộ...
− Hình thức chuyển tải thông điệp: Hãy lựa chọn cách truyền thông phù hợp nhất. Chẳng hạn, chuyển thông điệp qua các cuộc họp, các diễn đàn; hoặc gửi thông điệp qua th−; hoặc phát thông điệp qua các ch−ơng trình truyền hình, báo chí. Cần chú ý rằng các thông điệp sẽ không thu hút ngay đ−ợc sự chú ý, cũng nh− tác động ngay đến quan điểm của đối t−ợng, vì vậy quá trình truyền thông lặp đi lặp lại và trên nhiều kênh là rất quan trọng. Tính nhất quán của nội dung thông điệp nên đ−ợc duy trì cho đến khi nó thu hút và có tác động đến đối t−ợng đích.
− Thời gian và địa điểm chuyển tải thông điệp: Là yếu tố cần chú ý để có đ−ợc một thời điểm tốt nhất tại địa điểm thuận lợi nhất cho việc chuyển tải thông điệp và để có nhiều đối t−ợng tiếp cận thông tin nhất.
Thiết kế, chuẩn bị tài liệu là việc hết sức quan trọng. Lựa chọn thông tin phù hợp, trình bày chúng theo những cách khác nhau, cho những đối t−ợng khác nhau để tạo sự cuốn hút và hấp dẫn nhất cho từng nhóm đối t−ợng. Đối với truyền thông đại chúng, thông tin có thể đ−ợc trình bày d−ới hình thức thông cáo báo chí, sử dụng ngôn ngữ và văn phong th−ờng dùng trong báo viết hoặc báo hình. Những thông tin đó nếu dành cho những ng−ời ra quyết định, ng−ời hoạch định chính sách có thể trình bày d−ới dạng bản tin gồm những thông tin có tính bằng chứng khoa học, những lập luận khoa học, những bảng dữ liệu thống kê, những sơ đồ, đồ thị... Cần chọn những thông tin từ kết quả của quá trình đánh giá ban đầu, nếu nó có thể cung cấp những lập luận có tính thuyết phục nhất đối với từng đối t−ợng đích.
Cách trình bày thông điệp quan trọng không kém vì nó góp phần hấp dẫn đối t−ợng. Loại sản phẩm chứa đựng thông tin có thể là các tài liệu in, các sản phẩm nghe, hoặc nghe - nhìn. Nên cung cấp thông tin tối thiểu để có thể đạt đ−ợc mục tiêu, sau đó có thể cung cấp thông tin thêm, nhiều hơn. Minh họa bằng tranh ảnh, đồ thị, biều đồ cũng là những hình thức cung cấp rất nhiều thông tin trong một không gian hạn chế và nhiều khi tác động của nó lớn hơn lời nói và chữ viết rất nhiều, đồng thời chúng cũng giúp minh hoạ những thông tin cốt lõi trong thông điệp.
Cả kênh truyền thông và mục tiêu của truyền thông sức khoẻ đều có ảnh h−ởng đến việc thiết kế nội dung truyền thông nhằm tối đa hiệu quả của quá trình truyền thông. Ví dụ ở vùng sâu vùng xa, nơi tiếp cận ph−ơng tiện đại chúng hạn chế thì thông
điệp đ−ợc chuyển qua kênh trực tiếp là chủ yếu; ở nơi có tiếp cận các kênh đại chúng dễ dàng thì thông điệp sẽ đ−ợc thiết kế thích hợp với các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng. Một số yếu tố ảnh h−ởng đến sự chấp nhận các thông điệp truyền thông của công chúng bao gồm:
− Sự rõ ràng: Các thông điệp truyền thông phải rõ ràng và dễ hiểu, hạn chế
tối đa việc hiểu sai về nội dung hoặc có những hành động không thích hợp. Các thông điệp truyền thông chứa đựng càng ít các thuật ngữ kĩ thuật càng tốt, đồng thời giảm bớt các thông tin không liên quan đến đối t−ợng truyền thông đích.
− Sự thích hợp về mặt văn hoá: Nội dung truyền thông phải thích hợp với niềm
tin, giá trị xã hội và văn hoá của đối t−ợng truyền thông.
− Độ tin cậy: Ng−ời truyền tin và các nguồn thông tin phải đáng tin cậy.
− Các điểm chính: Các điểm chính trong nội dung truyền thông cần đ−ợc nhấn
mạnh và lặp lại.
− Hình thái truyền thông: Một thông điệp truyền thông có thể đ−ợc nhắc đi nhắc
lại, gây sợ hãi, đ−a ra thách thức, hoặc đi thẳng vào vấn đề cần truyền thông. Việc lựa chọn hình thái truyền thông phụ thuộc vào mức độ ảnh h−ởng mà ch−ơng trình muốn tác động lên đối t−ợng đích.
− Đáp ứng nhu cầu của đối t−ợng: Nội dung truyền thông cần phải dựa trên sự
nhận thức của đối t−ợng truyền thông, những gì là quan trọng đối với họ, những gì họ muốn biết, hoặc không cần biết. Lợi ích của đối t−ợng truyền thông đ−ợc hiểu là họ sẽ đạt đ−ợc cái gì mà họ nhận thức là quan trọng và có ý nghĩa đối với họ và có thể khác nhau đối với mỗi nhóm đối t−ợng.
Một số yếu tố khác có thể làm tăng hiệu quả của thông điệp truyền thông nên cân nhắc thêm khi thiết kế thông điệp gồm:
− Tính đời th−ờng - nội dung thông điệp gần gũi với cuộc sống tạo cảm xúc tích
cực, gây ấn t−ợng đối với đối t−ợng, giúp đối t−ợng dễ nhớ, dễ thực hiện. Một câu chuyện đơn giản có thể rất dễ nhớ; câu chuyện này có thể chuyển tải vấn đề sức khoẻ cần tuyên truyền và giải pháp cho vấn đề đó.
− Tính hài h−ớc - có thể gây ấn t−ợng và làm cho đối t−ợng nhớ thông điệp,
nh−ng rất khó để làm tốt. Đối với một vài nhóm đối t−ợng hoặc một vài chủ đề nhạy cảm, sự hài h−ớc có thể dẫn đến bị công kích.
− Tạo cảm xúc - có thể làm cho các thông điệp trở nên hiện thực, riêng t− và tạo
ra những cảm xúc tích cực, có thể giúp cho đối t−ợng chuyển đổi hành vi của mình theo mục đích của thông điệp. Nh−ng cách này có thể gây ra sự lo lắng, sợ hãi, chính vì thế cần phải thật cẩn trọng khi vận dụng.
− Dùng âm nhạc - âm nhạc giúp thông điệp trở nên dễ tiếp thu hơn, nó có thể
khơi gợi tình cảm của ng−ời nghe đối với thông điệp. Cần chú ý khi sử dụng âm nhạc vì nó có thể làm phân tán sự chú ý và làm cho thông điệp bị lu mờ.
Khi xây dựng các thông điệp về sức khoẻ cần phải xem xét, cân nhắc các yếu tố trên. Tr−ớc khi đ−a ra bản thảo cuối cùng, các thông điệp cần phải đ−ợc thử nghiệm tr−ớc trên nhóm đối t−ợng truyền thông đích để đảm bảo tính tiếp cận và chấp nhận của đối t−ợng.