Chủ thể nhận tin

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe.pdf (Trang 65 - 66)

- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ

1. QUá TRìNH TRUYềN THÔNG

1.2.2. Chủ thể nhận tin

Là đối t−ợng nhận các thông điệp. Họ có thể là một cá nhân, một nhóm hay toàn thể cộng đồng. Ví dụ: một xã, huyện; nhóm đối t−ợng nghiện chích ma tuý, nhóm ng−ời bán máu chuyên nghiệp...

Trong hoạt động truyền thông, việc xác định các đối t−ợng truyền thông đích trong các chiến dịch thông tin, giáo dục, truyền thông là hết sức quan trọng. Đó là cơ sở để chúng ta xây dựng đ−ợc các thông điệp và các tài liệu hỗ trợ một cách có ích và thích hợp với đối t−ợng. Cần phải mô tả chi tiết các đặc điểm về kiến thức, sở thích, nhu cầu, mối quan tâm, các kênh truyền thông th−ờng tiếp cận và các −u tiên của các nhóm đối t−ợng truyền thông đích. Việc cố gắng tiếp cận với tất cả các đối t−ợng bằng cùng một thông điệp truyền thông hoặc chiến l−ợc truyền thông có thể làm cho các thông điệp trở nên kém hiệu quả vì chúng có thể không thu hút đ−ợc sự chú ý của các nhóm đối t−ợng truyền thông đích.

Với mỗi nhóm đối t−ợng, cần tìm hiểu về các đặc điểm thể chất, nhân khẩu học và có thể cả các đặc điểm tâm lí. Trên cơ sở này, ta sẽ lựa chọn đ−ợc các chiến l−ợc tiếp cận và quản lí tốt hơn với từng nhóm trong cộng đồng.

Việc phân nhóm đối t−ợng đích có thể dựa trên các đặc điểm sau đây:

− Theo đặc điểm thể chất gồm: giới tính, bệnh sử gia đình, các dạng và mức độ phơi nhiễm với các nguy cơ sức khoẻ, các điều kiện về mặt y tế, các biểu hiện về bệnh tật.

− Theo đặc điểm hành vi gồm: hành vi có liên quan, tác động đến sức khỏe và các đặc điểm khác về lối sống.

− Theo đặc điểm nhân khẩu học gồm: nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, nơi làm việc và nơi ở, các đặc điểm về văn hoá.

− Theo đặc điểm tâm lí gồm: thái độ, ý t−ởng, niềm tin, chuẩn mực, giá trị xã hội, sự tự đánh giá bản thân và các đặc tính cá nhân khác.

Hiểu biết về nhóm đối t−ợng đích càng chi tiết, đầy đủ bao nhiêu thì sẽ càng dễ dàng bấy nhiêu trong việc chuẩn bị một ch−ơng trình truyền thông thích hợp với đối t−ợng. Trong thực tế việc phân nhóm th−ờng phối hợp các đặc điểm của các cách phân loại này.

Có thể phân nhóm đối t−ợng truyền thông theo mức độ −u tiên nh− đối t−ợng đích cấp I và đối t−ợng đích cấp II. Đối t−ợng đích cấp I là những ng−ời mà chúng ta muốn tác động đến để thay đổi hành vi của chính họ. Thông th−ờng, có nhiều nhóm đối t−ợng đích cấp I trong khi các nguồn lực lại có hạn, nên chúng ta cần phải lựa chọn nhóm đối t−ợng −u tiên để tiến hành các hoạt động truyền thông. Lựa chọn −u tiên sẽ giúp chúng ta có thể lập kế hoạch và phân bổ các nguồn lực một cách thích hợp để thực hiện ch−ơng trình truyền thông cho từng nhóm đối t−ợng. Nhóm đối t−ợng truyền thông đích cấp II là những ng−ời có ảnh h−ởng đến nhóm đối t−ợng đích cấp I hoặc là ng−ời có thể tác động để tạo ra sự thay đổi ở nhóm đối t−ợng đích cấp I. Ví dụ: nhóm phụ huynh, nhóm bạn thân, đồng nghiệp, thầy cô giáo...

Việc xác định rõ các nhóm đối t−ợng đích sẽ giúp chúng ta có h−ớng đi đúng trong việc phát triển và phổ biến các thông điệp truyền thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của ch−ơng trình.

Một phần của tài liệu Giáo trình khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe.pdf (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)