- Thầy thuốc đóng vai trò vận động và hỗ trợ
2. PHƯƠNG TIệN TRUYềN THÔNG
2.3.3. Phỏng vấn tại các tụ điểm
Phỏng vấn tại các tụ điểm là cách tiếp cận các đối t−ợng đích tại các nơi mà họ hay đến nh−: nơi chiếu phim, câu lạc bộ, chợ, nơi chờ khám bệnh ở các bệnh viện hoặc sân tr−ờng... rồi đề nghị họ tham gia phỏng vấn. Một phỏng vấn tại các tụ điểm đ−ợc bắt đầu bằng cách tiếp cận đối t−ợng, trình bày mục đích, nếu đối t−ợng đồng ý thì tiếp tục hỏi họ một số câu hỏi phân loại cụ thể để xem họ có phù hợp với các tiêu chuẩn phân loại là đối t−ợng đích hay không. Nếu thoả mãn sẽ tiến hành phỏng vấn tại địa điểm đã chuẩn bị hoặc nơi yên tĩnh quen thuộc với họ. Các bảng hỏi đ−ợc sử dụng trong kiểu phỏng vấn này gồm câu hỏi nhiều lựa chọn hoặc những câu hỏi đóng để cho phép có phản hồi nhanh.
− Mục đích: để thu đ−ợc những thông tin định l−ợng về tài liệu và nội dung truyền thông.
− áp dụng: phạm vi rộng bao gồm các khái niệm, các ấn phẩm hoặc các tài liệu nghe nhìn.
− Số l−ợng ng−ời tham gia: tùy theo yêu cầu cụ thể mà số l−ợng đối t−ợng tham gia có tính đại diện hay không.
− Yêu cầu: bảng hỏi có cấu trúc; các điều tra viên phải đ−ợc tập huấn/tiếp cận đối t−ợng tại các trung tâm th−ơng mại, tr−ờng học, các địa điểm khác, phòng phỏng vấn; các ph−ơng tiện ghi âm; các sản phẩm nghe nhìn.
− Ưu điểm: có thể thu đ−ợc nhiều ý kiến đóng góp; kết quả phân tích sẽ có giá trị hơn cho việc ra quyết định; có thể thử nghiệm nhiều loại tài liệu.
− Nh−ợc điểm: th−ờng phải phỏng vấn ngắn, nhanh; cần thiết phải khuyến khích /thuyết phục nhiều lần; không thể khảo sát kĩ l−ỡng; khó thu thập thông tin đối với các chủ đề nhạy cảm; việc chọn mẫu rất chặt chẽ đối với các đối t−ợng, nơi phỏng vấn; đối t−ợng đ−ợc phỏng vấn có thể không đại diện.