- Chứng kiến từ bạn bè, ng−ời thân Thông tin từ các ph−ơng tiện
4. QUá TRìNH THAY ĐổI HμNH VI Vμ CAN THIệP THíCH HợP
4.1.5. Duy trì hμnh vi đã thay đổ
Các cá nhân thực hiện và duy trì hành vi mới có lợi cho sức khỏe của mình. Nếu hành vi mới này diễn ra trong môi tr−ờng thuận lợi thì sẽ có tính ổn định và bền vững. Cá nhân sẽ nhận thức đúng lợi ích của sự thay đổi và sẽ tuyên truyền, vận động ng−ời khác làm theo. Nếu gặp lại môi tr−ờng cũ hoặc những điều kiện thuận lợi cho sự quay trở lại hành vi cũ thì việc duy trì hành vi mới dễ bị phá vỡ và đối t−ợng có thể trở lại những b−ớc tr−ớc đó hoặc tái diễn hành vi cũ.
Ch−ơng trình giáo dục cần cung cấp sự trợ giúp của xã hội, của nhóm đồng đẳng và sự động viên của gia đình, bạn bè để cá nhân duy trì hành vi mới và lối sống lành mạnh. Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là chúng ta cần giúp cá nhân không quay trở lại hành vi cũ, duy trì một môi tr−ờng thuận lợi để hành vi mới bền vững.
Ví dụ: Tái nghiện là một vấn đề đặc biệt ở các tr−ờng hợp nghiện ma túy, r−ợu, thuốc lá. Vì vậy hạn chế những môi tr−ờng dễ làm cho đối t−ợng trở lại thói quen là điều cần l−u ý. Nên khuyên cá nhân đang cai nghiện thuốc lá không nên đến những nơi có nhiều khói thuốc; tránh những ng−ời đang hút thuốc, từ chối khéo khi bạn bè mời thuốc. Trong thời gian cai nghiện cần tránh các trạng thái bất th−ờng về tình cảm, cảm xúc bởi các trạng thái buồn rầu, thất vọng dễ đẩy cá nhân nghiện trở lại. Sử dụng sự khuyến khích, nhắc nhở của bạn bè, gia đình để nhắc nhở cá nhân khi có ý định tái nghiện.
Hiểu biết sâu sắc các b−ớc thay đổi hành vi của đối t−ợng sẽ giúp chúng ta có những can thiệp phù hợp, hiệu quả giúp cho ng−ời dân thay đổi và duy trì hành vi mới, có lợi cho sức khỏe. Trong mỗi giai đoạn cụ thể, các giải pháp can thiệp t−ơng ứng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với can thiệp chung. Ví dụ, một ng−ời hút thuốc lá trong giai đoạn thử bỏ thuốc sẽ thấy rằng những thông tin về tác hại của hút thuốc lá không còn hấp dẫn họ nữa, tuy nhiên những thông tin về một số khó khăn, những phản ứng phụ có thể xảy ra khi bỏ thuốc và cách ứng phó sẽ là những điều anh ta mong muốn.
Để giúp đối t−ợng thay đổi hành vi, ng−ời làm công tác GDSKcần:
− Chuẩn bị các câu hỏi để tìm hiểu vấn đề của đối t−ợng; xác định đối t−ợng đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi để có các can thiệp thích hợp. − Đối t−ợng đã sẵn sàng thay đổi hành vi ch−a?
− Phải làm những gì để giúp đối t−ợng ở từng giai đoạn của quá trình thay đổi; cần hỗ trợ những gì để thúc đẩy cá nhân thay đổi hành vi.
− Giúp cá nhân ứng phó với các khó khăn để không quay lại hành vi, thói quen cũ. Thực tế các giai đoạn thay đổi không phải lúc nào cũng đi qua trình tự các b−ớc nh− vậy. Hành vi đã thay đổi ứng với giai đoạn sau vẫn có thể quay về tình trạng ban đầu nếu không có những điều kiện hỗ trợ thích hợp.
Những can thiệp nhằm thay đổi hành vi sức khỏe của đối t−ợng phù hợp với từng giai đoạn cụ thể sẽ đạt kết quả hơn những can thiệp không dựa trên việc xác định rõ hành vi của đối t−ợng đang ở giai đoạn nào. Thực tế lí thuyết các giai đoạn thay đổi hành vi này đã đ−ợc áp dụng thành công cho nhiều can thiệp thay đổi hành vi sức khỏe khác nhau nh−: bỏ hút thuốc, cai nghiện ma tuý, giảm cân nặng, điều chỉnh chế độ ăn uống nhiều chất béo, hoạt động tình dục an toàn, tập thể dục th−ờng xuyên (xem thêm bảng 2.3)
Bảng 2.3. Ví dụ về áp dụng lí thuyết thay đổi hành vi trong việc thúc đẩy giảm cân ở
những ng−ời béo phì (Don Nutbeam và Elizabeth Harris, 2004)
Các giai đoạn thay đổi
Quá trình thay đổi Hành động của ng−ời GDSK
Tiền dự định Nâng cao nhận thức Trao đổi với ng−ời bệnh về vấn đề béo phì và khả năng làm giảm cân để giải quyết vấn đề. Dự định Nhận thức đúng về lợi ích
của sự thay đổi
Trao đổi với ng−ời bệnh về những lợi ích tiềm tàng họ có đ−ợc khi giảm cân
Chuẩn bị Xác định các yếu tố cản trở
Giúp ng−ời bệnh xác định các khó khăn, cản trở có thể gặp phải và cách giải quyết; nhấn mạnh đến những lợi ích.
Hành động Ch−ơng trình hành động thay đổi
Lâp kế hoạch hành động, những bài tập cụ thể để giảm cân, theo dõi sát ng−ời bệnh.
Duy trì Duy trì thực hiện và tiếp tục hỗ trợ
Theo dõi, hỗ trợ th−ờng xuyên; trao đổi với ng−ời bệnh về khả năng tái tăng cân.
Những lí thuyết nêu trên cho thấy kiến thức, thái độ, niềm tin, chuẩn mực và giá trị xã hội có sự liên quan, kết hợp chặt chẽ trong mỗi con ng−ời để định h−ớng, hình thành hành vi cải thiện, tăng c−ờng sức khỏe. Hành vi đ−ợc hình thành bởi nhiều yếu tố và khi thay đổi có thể chuyển biến qua nhiều giai đoạn. Hành vi cần đ−ợc nhìn nhận một cách tổng thể và phân tích rõ trên từng nhóm đối t−ợng để làm cơ sở cho việc thiết kế những ch−ơng trình can thiệp thích hợp và hiệu quả.