2. HμNH VI SứC KHOẻ Vμ NHữNG YếU Tố ảNH HƯởNG 1 Hành vi sức khỏe
2.3.5. Cấp độ ảnh h−ởng thứ năm Yếu tố luật pháp
Các luật, qui định cho phép hoặc giới hạn hoặc nghiêm cấm một số hành vi nguy hại cho sức khỏe. Trong môi tr−ờng luật pháp này, con ng−ời khó có thể thực hiện những hành vi mà pháp luật đã cấm, chính điều này tạo điều kiện cho họ thực hiện và duy trì bền vững hành vi có lợi cho sức khỏe của chính họ và cộng đồng. Ví dụ: nghiêm cấm buôn bán chất ma tuý, quy định không hút thuốc lá ở nơi công cộng, không xả rác bừa bãi, quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và đeo dây bảo hiểm khi lái xe ô tô; xử phạt khi cá nhân vi phạm...
Qua đó ch−ơng trình GDSK, NCSKcó thể thúc đẩy thay đổi hành vi thông qua các can thiệp đến môi tr−ờng xã hội, chính sách, luật pháp và phát triển kĩ năng cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân hành động cải thiện sức khỏe của họ. Ví dụ: ch−ơng trình phòng chống tác hại thuốc lá đồng thời thực hiện các can thiệp nh−: giáo dục truyền thông nhằm cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá, tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, chính sách kiểm soát thành phần hóa chất trong thuốc lá, cấm quảng cáo thuốc lá trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, có các quy định cụ thể về nhãn mác, lời cảnh báo trên bao thuốc lá...
Xác định yếu tố ảnh h−ởng tới sự lựa chọn hành vi lành mạnh của cá nhân một cách toàn diện, sẽ giúp họ cân nhắc và hành động thay đổi hành vi. Cán bộ GDSKcần tôn trọng quan điểm, cách sống của cá nhân và có can thiệp thích hợp. Các lí thuyết khoa học hành vi là cơ sở cơ bản giải thích cho những thay đổi hành vi sức khỏe.