Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO9001:2008

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng bưu điện (Trang 33 - 36)

ISO 9001 đặt ra những yêu cầu mà khi một tổ chức thiết kế, phát triển, sản xuất, lắp đặt hay phục vụ cho bất kì một sản phẩm nào hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ nào muốn áp dụng để nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ của mình. Các phiên bản của ISO 9001 theo quá trình sửa đổi và ban hành như sau:

- ISO 9001:1987 - QLCL - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.

- ISO 9001:1994 - Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 QLCL - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.

- ISO 9001:2000 - Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 QLCL - Các yêu cầu.

- ISO 9001:2008 - Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 QLCL - Các yêu cầu. Đây là phiên bản hiện hành của ISO 9001.

Luận văn Thạc sĩ khoa học Quản trị kinh doanh Đàm Th Thu Huyn Trang 33 Phiên bản năm 1994 Phiên bản năm 2000 Phiên bản năm 2008 Phiên bản

năm 2009 Tên tiêu chuẩn

ISO 9000:1994 ISO 9000: 2000 ISO 9000: 2005 HTQLCL – Cơ sở & từ vựng ISO 9001: 1004 ISO 9002: 1994 ISO 9003: 1994 ISO 9001: 2000 (bao gồm ISO 9001/ 9002/ 9003) ISO 9001: 2008 HTQLCL – Các yêu cầu

ISO 9004: 1994 ISO 9004: 2000 Chưa thay đổi ISO 9004: 2009 HTQLCL - Hướng dẫn cải tiến ISO 10011: 1990/1 ISO 19011: 2002

Chưa thay đổi Hướng dẫn đánh giá HTQLCL/ Môi trường

Bảng 1.2: Quá trình ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9001: 2008, Quality management system- Requirements (Hệ thống QLCL- Các yêu cầu), là phiên bản thứ 4 của tiêu chuẩn trong đó phiên bản đầu tiên được ban hành vào năm 1987 và đã trở thành chuẩn mực toàn cầu đảm bảo khả năng thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trong các mối quan hệ nhà cung cấp-khách hàng.

ISO 9001:2008 không đưa ra các yêu cầu mới so với phiên bản năm 2000 đã bị thay thế, mà chỉ làm sáng tỏ những yêu cầu hiện có của ISO 9001:2000 dựa vào kinh nghiệm áp dụng trong 8 năm qua và đưa ra những thay đổi hướng vào việc cải thiện nhằm tăng cường tính nhất quán với tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 về hệ thống quản lý môi trường. Những điểm tiến bộ mới của phiên bản 2008 là:

- Nhấn mạnh sự phù hợp của sản phẩm;

- Cải thiện tính tương thích với các tiêu chuẩn khác; - Làm rõ hơn các quá trình bên ngoài;

- Diễn đạt rõ hơn các yêu cầu về môi trường làm việc; đo lường sự thỏa mãn của khách hàng; quy định rõ hơn các yều cầu về tầm quan trọng của rủi ro; đại diện lãnh đạo; hiệu lực của các năng lực đã đạt được; hiệu lực của các hành động khắc phục và hiệu lực của các hành động phòng ngừa.

Việc chuyển đổi theo tiêu chuẩn mới cũng là một cơ hội tốt cho các tổ chức nhìn nhận lại thực trạng áp dụng các yêu cầu của ISO 9001:2000, từ đó thực hiện

Luận văn Thạc sĩ khoa học Quản trị kinh doanh Đàm Th Thu Huyn

Trang 34

các hoạt động cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống QLCL. Như vậy, có thể nói các tổ chức đã áp dụng hệ thống QLCL theo ISO 9001:2000 có hai tiếp cận để lựa chọn cho chuyển đổi chứng nhận: “tuân thủ” hay “cải tiến hiệu quả”

Hai cách tiếp cận áp dụng hệ thống QLCL ISO 9001:2008, đó là:

- Tiếp cận 1: chuyển đổi hệ thống QLCL hướng vào sự tuân thủ

Mục đích của việc chuyển đổi là để TUÂN THỦ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Lựa chọn này thích hợp với các tổ chức đã áp dụng hệ thống QLCL hiện tại, hoặc với các tổ chức mới chỉ quan tâm đến việc được chứng nhận mà chưa thực sự coi trọng các giá trị về quản lý và cải tiến chất lượng mà HTQLCL có thể mang lại. Để hướng đến việc TUÂN THỦ, tổ chức thông thường phải tiến hành các hoạt động sau đây để chuyển đổi HTQLCL của mình theo tiêu chuẩn mới:

+ Cập nhật thay đổi cho chuyên gia đánh giá nội bộ và cán bộ chủ chốt; + Xem xét và chỉnh sửa các tài liệu của hệ thống QLCL để phù hợp với các

nội dung thay đổi của yêu cầu trong ISO 9001:2008. + Thực hiện ít nhất 1 lần đánh giá nội bộ và duy trì hồ sơ,

+ Thực hiện ít nhất 1 lần xem xét sau khi có các điều chỉnh chuyển đổi, + Liên hệ với tổ chức chứng nhận để đăng ký đánh giá chuyển đổi kết hợp

với các cuộc đánh giá giám sát định kỳ hoặc đánh giá tái chứng nhận. - Tiếp cận 2: chuyển đổi kết hợp với cải tiến hiệu quả hệ thống:

Chuyển đổi theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không chỉ để tuân thủ theo tiêu chuẩn mới, mà quan trọng hơn còn là một cơ hội cho việc nhìn nhận lại thực trạng, xác định và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để CẢI TIẾN HIỆU QUẢ từ việc áp dụng hệ thống QLCL. Quá trình này, ngoài các hoạt động được liệt kê trong phần Tiếp cận 1, có thể bao gồm các bước sau đây:

+ Khảo sát và xác định các yếu tố hạn chế tính hiệu quả của quá trình áp dụng hệ thống QLCL trong thời gian vừa qua;

+ Đánh giá và xác định các yếu tố chính cần được tập trung cải tiến để nâng cao hiệu quả của hệ thông QLCL;

+ Xây dựng, triển khai, theo dõi và đánh giá các kế hoạch nhằm cải tiến những yếu tố chính đã được xác định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc lựa chọn tiếp cận thứ nhất hay tiếp cận thứ hai cho dự án chuyển đổi hệ thống QLCL theo ISO 9001:2008 là quyết định của mỗi tổ chức, phụ thuộc vào tình

Luận văn Thạc sĩ khoa học Quản trị kinh doanh Đàm Th Thu Huyn

Trang 35

trạng của hoạt động QLCL, nhu cầu nội bộ và mong muốn của lãnh đạo tổ chức.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình xây dựng, triển khai và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng bưu điện (Trang 33 - 36)