Tự chủ tài chính và mục tiêu quản lý tài chính công hiện đại

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 26 - 27)

sự tương tác giữa khu vực công với các tổ chức bên ngoài và công dân, nó có những đặc điểm sau:

- Về nội dung quản lý

Hai nội dung quản lý chủ yếu là phát triển mạng lưới liên kết với bên ngoài để đạt được kết quả; thực hiện mục tiêu quản lý trong mối liên kết với các tổ chức từ nhiều phía.

- Về giám sát và đánh giá

Kiểm tra, đánh giá tập trung vào đầu ra theo các tiêu chí: kết quảthực hiện, tính kinh tế và tính hợp lý.

Tóm lại, theo mô hình quản lý tài chính công hiện đại (kể cả của Barnart – Simon), các đơn vị thực hiện nhiệm vụ của mình trong một hệ thống tổ chức với sự liên kết lớn hơn, vì vậy các cơ quan nhà nước không chỉ giỏi về quản lý hệ thống bên trong tổ chức hành chính của mình về các lĩnh vực: quản lý tài chính, quản lý nguồn nhân lực, công nghệ thông tin mà còn phải quản lý các nhóm lợi ích liên quan bên ngoài để đạt được kết quả chính sách mong đợi và dịch vụ công chất lượng cao. Mô hình này được xem là nền tảng lý thuyết để hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ công thông qua việc thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện trong điều kiện nguồn lực đơn vị thực hiện với hiệu quả hạn chế hơn (hiện nay các nước tiến tiến đều thuê bên ngoài cung cấp các phần mềm tin học là ví dụ rõ nhất).

1.3. TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG HIỆN ĐẠI HIỆN ĐẠI

Phương thức quản lý tài chính truyền thống chủ yếu sử dụng công cụ kiểm soát các yếu tố đầu vào, hoặc qui trình định trước, nghĩa là các cơ quan quản lý nhà nước cấp hoạch định chính sách vĩ mô (Bộ, ngành trung ương hoặc UBND tỉnh thành phố theo phân cấp quản lý) xác định một hệ thống định mức về: lao động, tiền lương, tiêu hao vật liệu… cùng một số tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính áp dụng thống nhất trong khu vực công. Căn cứ các định mức, chế độ tiêu chuẩn đó tiến hành phân bổ kinh phí tương ứng với những nhiệm vụ chuyên môn hay dịch vụ công mà cơ quan

15

nhà nước được giao trong năm ngân sách.Theo phương thức này, các cơ quan thi hành chỉ có nhiệm vụ thi hành, một sự thi hành hoàn toàn bị động, thường gọi là tuân thủ. Thực tế đó, không tạo động lực thúc đẩy các nhà quản lý phát huy sáng kiến, cải tiến quản lý; không khai thác được tiềm lực của nhân viên…và tất nhiên hiệu suất và hiệu quả hoạt động không được nâng cao, sự lãng phí nguồn lực là một tất yếu. Tất cả những điều đó, và nhiều vấn đề khác trong đời sống xã hội hiện đại là động lực thúc đẩy công cuộc cải cách tài chính công theo hướng tăng cường quyền tự chủ, nâng cao hiệu quả của hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)