Một số ý kiến cho rằng, một khi đã giao quyền tự chủ tài chính cho bất kỳ một tổ chức, đơn vị nào thì không phải quan tâm nhiều đến công tác kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng kinh phí được cấp vì bản thân các cơ quan, tổ chức đã rất nỗ lực trong việc thực hành tiết kiểm và đề ra nhiều giải pháp chống lãng phí. Quan niệm như vậy là đúng nhưng chưa đủ, vì yếu tố con người tác động trực tiếp, liên tục và toàn diện vào từng chi tiết của hai yếu tố “nhân lực và vật liệu” tạo thành kếtquả hoạt động của cơ quan, tổ chức, những yếu tố này lại luôn thay đổi theo các diễn biến kinh tế, chính trị, xã hội nên luôn phải tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động. Mặt khác, hoạt động kiểm tra, đánh giá không chỉ nhằm mục đích phát hiện, ngăn ngừa sự lạm dụng, phí phạm tài nguyên mà còn nhằm tác động, thúc đẩy tiến trình thực hiện, thậm chí còn cả sự điều chỉnh.
Đối với cơ quan cấp trên trực tiếp, hoạt động kiểm soát quỹ gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá tiến trình thực hiện chương trình công tác của đơn vị cơ sở thông qua dòng tiền; xét đoán hiệu quả sử dụng ngân quỹ gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Sự kiểm soát của cơ quan cấp trên được thực hiện với nhiều hình thức, kiểm soát từ xa thông qua các báo cáo tình hình sử dụng ngân quỹ hàng tháng, quí
72
hoặc kiểm soát tại chỗ định kỳ hoặc kiểm soát bất thường theo chuyên đề. Cũng cần nhắc lại, sự kiểm soát của cơquan cấp trên chủ yếu không nhằm vào việc phát hiện sai sót mà chú trọng nhiều đến việc phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động cùng với những đề xuất, gợi ý chính sách
Đối với cơquan Tài chính cùng cấp, sự kiểm soát đặc biệt chú trọng đến vấn đề tài chính, xem xét việc thi hành các nguyên tắc quản lý tài chính, những cảnh báo nhằm phòng ngừa sai phạm cũng luôn được đề cập qua kết quả kiểm soát định kỳ từ xa (chủ yếu phân tích các báo cáo tài chính định kỳ). Kết cục là sự kiểm soát quyết toán, một sự quyết định cuối cùng về tổng số thu, chi, số tiết kiệm được phân phối và còn được chuyển sang niên khóa sau. Đồng thời đưa ra những nhận xét thích đáng về hoạt động quản lý tài chính theo thể lệ tài chính và kế toán nhà nước.
Đối với cơquan Kiểm toán nhà nước, sự kiểm soát sau khi hoạt động cơ quan kết thúc theo niên khóa hay còn gọi là "hậu kiểm" mà mục đích chủ yếu là cung cấp những thông tin, dữ liệu chính xác để HĐND (hay Quốc hội) có những căn cứ đáng tin cậy trước khi đưa ra quyết định chung cuộc về thu, chi của niên khóa cùng những đánh giá hiệu quả chương trình, mục tiêu sử dụng ngân sách.
Trong thực tiễn, một số người cho rằng một hệ thống kiểm soát nhưtrên có thể gây cản trở hoạt động của cơ quan thi hành và làm "nản lòng" những sáng kiến cá nhân, song về phương diện quản lý, chúng ta có thể phân tích sự cần thiết và hiệu quả của hệ thống đó. Sự kiểm soát của cơ quan cấp trên là sự kiểm soát nội bộ (ngành), một chức năng của quản lý chuyên ngành, nó mang nặng tính giám sát, đánh giá và đưa ra những chỉ dẫn quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kỳ vọng, còn việc phát hiện, xét xử những sai phạm chỉ là thứ yếu. Sự kiểm soát của cơ quan Tài chính là sự kiểm soát việc thi hành ngân sách, một sự kiểm soát nhằm vào việc tuân thủ các nguyên tắc tài chính hiện hành. Và, tất nhiên mọi hoạt động tài chính đều phải tuân thủ Luật lệ, còn việc xét đoán tính thực tiễn của luật lệ thuộc lĩnh vực nghiên cứu, soạn thảo những sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Luật của các nhà lập pháp. Sự kiểm soát của cơ quan Kiểm toán hầu nhưdiễn ra sau khi kết thúc hoạt động, nó có thể làm "nản lòng" những sáng kiến trong tương lai. Nhưng ngày nay, bên cạnh kiểm toán tài chính còn có kiểm toán hoạt động (hoạt động cơ quan), thông qua đó, những sáng kiến cá nhân có thể được khuyến khích.
73
Kết luận chương 3
Chương 3 nêu rađịnh hướng phát triển về kinh tế - xã hội của quận 2 trong giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Quận 2 sẽ là của một đô thị trung tâm mới và hiện đại của thành phố, thu hút nhiều dân trí với nhu cầu sinh hoạt cao. Do vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận phải nâng cao chất lượng phục vụ các dịch vụ hành chính công. Tại chương này tác giả đã nêu mục tiêu nâng cao hiệu quả tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đây là cơ chế nhằm hướng đến có một bộ máy tổ chức tinh gọn nhưng hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm và chống lãng phí NSNN, nâng cao thu nhập cho CBCC. Từ đó tạo động lực và điều kiện cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Để thực hiện những mục tiêu đó, chương 3 trình bày những giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận 2.
74
KẾT LUẬN
Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời. Tăng cường quá quyền tự chủ mà không đặt yêu cầu về tự chịu trách nhiệm sẽ có nguy cơ dẫn đến vô chính phủ, giảm sút chất lượng, chạy theo lợi ích trước mắt. Ngược lại, tăng cường sự chịu trách nhiệm mà hạn chế quyền tự chủ sẽ trói buộc các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, không tạo ra động lực và cơ chế cho sự vận hành tự nhiên, hạn chế sự mềm dẻo, linh hoạt và khả năng đáp ứng yêu cầu dịch vụ hành chính công. Duy trì sự can thiệp đúng mức của nhà nước thông qua các công cụ pháp lý, quy chế, tài chính để rồi từ bỏ dần sự can thiệp trực tiếp vào quản lý vi mô, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là cần thiết. Với thực trạng về quản lý tài chính công và tiến trình cải cách hành chính đến năm 2020 của Chính phủ, việc triển khai rộng rãi cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong những năm qua đã tạo tính chủ động của các đơn vị trong hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công.
Từ mục tiêu đề ra, luận văn đã trình bày tổng quan các mô hình quản lý tài chính công áp dụng tại Việt Nam và một số nước trên thế giới, tổng quan về tự chủ tài chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Sau đó nêu ra những vấn đề trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận 2, trong đó nêu rõ những thành tựu đạt được và những tồn tại hạn chế khi thực hiện. Cuối cùng luận văn nêu ra những mục tiêu để nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận 2, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, phát huy tính chủ động gắn với trách nhiệm của thủ trưởng và CBCC của đơn vị trong sử dụng biên chế và nguồn lực tài chính, nâng cao hiệu quả lao động và từng bước tăng thu nhập cho CBCC, tạo động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ với mục tiêu cung cấp dịch vụ hành chính công có chất lượng cao cho xã hội.
Mặc dù luận văn đã nêu được những giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế trong quá trình thực hiện tự chủ tài chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên
75
địa bàn quận 2 nhằm nâng cao hiệu quả tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Tuy nhiên luận văn chưa phân tích được những hàng hóa dịch vụ hành chính công có tác động như thế nào để quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.
76
KIẾN NGHỊ
1.Với Chính phủ, Bộ, ngành và UBND thành phố HCM
Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp lý và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiệnđầy đủ, rõ ràng, kịp thời và không chồng chéo.
2. Với các Sở, ban, ngành thành phố HCM
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập trung về công tác thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và sử dụng kinh phí quản lý hành chínhcho đội ngũ CBCC có liên quan trong toàn thành phố để có sự thống nhất trong quá trình thực hiện.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chéo giữa các cơ quan quản lý hành chính và giữa các quận, huyện.
- Đổi mới hoạt động quản lý nhà nước.
3. Với các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
- Hàng năm khi thực hiện đánh giá phân loại công chức, các đơn vị tiến hành phân tích và mô tả công việc để làm cơ sở xác định biên chế cần thiết.
- Tăng cường việc xây dựng dự toán theo thị trường, không nên giao toàn bộ việc lập dự toán cho bộ phận kế toán tài vụ mà cần có sự phối hợp với các bộ phận khác có liên quan.
Từ những vấn đề luận văn đã trình bày và hạn chế của luận văn, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô và các anh, chị có quan tâm đến đề tài này để hoàn thiện những nội dung nghiên cứu./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I- TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phạm Thế Anh & Phạm Thị Ngọc Quỳnh, (2015). Kỷ luật tài khóa và an toàn tài
chính vĩ mô ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 213.
2. Phạm Minh Dũng, (2014). Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước Quảng Trị.
3. Herbert A.Simon, (1962). Hành chính công quyền, nhà xuất bản Trung tâm nghiên cứu Việt Nam.
4. Nguyễn Tiến Hoánh & Trần Long, A.M, Phái đoàn Đại học Đường MICHIGAN, (1958). Quản trị ngân sách: Những bài giảng về Tài chính công 5. Cù Thị Mai Minh, (2012). Tự chủ tài chính của các đơn vị hành chính nhà
nước, luận văn thạc sĩ kinh tế.
6. Vũ Thị Nhài, (2007). Quản lý tài chính công ở Việt Nam, nhà xuất bản Tài chính. 7. Hoàng Thị Thúy Nguyệt, (2009). Những thách thức trong quản lý ngân sách theo
kết quảđầu ra, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 3.
8. Nguyễn Thanh Quảng, (2012). Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi.
9. Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoài, (2009). Tài chính công và phân tích chính sách thuế, nhà xuất bản Lao động xã hội.
10.Trần Anh Tuấn & Nguyễn Hữu Hải, (2011). Kinh tế khu vực công những vấn đềcơ
bản.
11.Bộ Tài chính, (2004). Tài liệu bồi dưỡng kế toán trưởng đơn vị kếtoán nhà nước, nhà xuất bản Tài chính.
12.Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ, (2006). Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh số130/2005/NĐ-CP ngày 17/5/2005 của Chính phủ quy định chếđộ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý
hành chính đối với các cơ quan nhà nước, số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006.
13.Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ, (2014). Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ quy
định chếđộ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014.
dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước, số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/5/2005.
15.Chính phủ, (2013). Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/5/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan
hành chính, số117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013.
16.Chính phủ, (2011). Nghị quyết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước
giai đoạn 2011-2020, số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011.
17.Kho bạc Nhà nước Quận 2, (2011 - 2014). Báo cáo Quyết toán chi NSNN
hàng năm.
18.Phòng Tài chính-Kế hoạch Quận 2, (2011 - 2014). Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghịđịnh số130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005.
19.Quốc hội, (2002). Luật ngân sách nhà nước, số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002. 20.Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính, (2007). Một số vấn đề về kinh tế - tài chính nhà
nước, nhà xuất bản Tài chính.
II- TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
21.Michael Mitsopoulos, (2008). Comparing the Administrative and Financial Autonomy of Higher Education Institutions in 7 EU Countries, trích từ 30TU
http://link.springer.com/article/10.1007%2Fs10272-008-0262-y#page-1U30T.
22.Vuokko Kohtamaki, (2009). Financial Autonomy in Higher Education Institutions trích từ 30Thttps://tampub.uta.fi/bitstream/handle/10024/66477/978-951-44-7756- 0.pdf?sequence=130T.
Phụ lục 1
Khối Khối
Quận, Huyện Phường, Xã 1 Về biên chế :
- Số biên chế được giao người 226 494
- Số biên chế có mặt người 226 414
- Số biên chế tiết kiệm được người 0 80
- Tổng số đơn vị đơn vị 0 11
- Số đơn vị thực hiện tiết kiệm biên chế đơn vị 11 * Nguyên nhân giảm (tiết kiệm) người
- Về hưu, nghỉ theo chế độ người
- Thôi việc người
- Chuyển công tác người
- Biên chế tiết kiệm người 80
- Biên chế chưa sử dụng người
- Khác người
2 Về sắp xếp tổ chức bộ máy
- Tổng số đơn vị đơn vị 12 11
- Số đơn vị đã sắp xếp đơn vị 12 11
- Số phòng, Ban giảm sau sắp sếp lại đơn vị
3 Về kinh phí
- Kinh phí tồn năm trước chuyển sang
- Tổng số KP QLHC được giao tr.đồng 92.092,461 54.155,240
Trong đó: * Kinh phí thực hiện tự chủ tr.đồng 16.871,880 28.930,000 + 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương tr.đồng
+ Số thực hiện: tr.đồng 12.825,880 19.948,000 + Số KP tiết kiệm được tr.đồng 4.046,000 8.982,000
Trđó : . Tiết kiệm từ biên chế: tr.đồng 0,000 4.320,000 . Tiết kiệm từ chi QLHC tr.đồng 4.046,000 4.662,000
+ Số đơn vị tiết kiệm được KP tr.đồng 11
+ Tỷ lệ tiết kiệm được so với KP được giao % 23,98 31,05 + Đơn vị có % tiết kiệm cao nhất (tên đơn vị) %
* Kinh phí không thực hiện tự chủ tr.đồng 75.220,581 25.225,240
a Kinh phí tiết kiệm đã phân phối : tr.đồng 4.046,000 8.982,000
- Quỹ khen thưởng tr.đồng 0,000 113,110
- Quỹ phúc lợi tr.đồng 0,000 2.490,029
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập tr.đồng
- Chi tăng thu nhập tr.đồng 4.046,000 6.378,861 - Số ĐV có HS tăng thu nhập < 0,1-0,2 lần đơn vị
- Số ĐV có HS tăng thu nhập < 0,2-0,3 lần đơn vị
- Số ĐV có HS tăng thu nhập < 0,5-0,6 lần đơn vị 3 2 - Số ĐV có HS tăng thu nhập < 0,6-0,7 lần đơn vị
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2