Mục tiêu quản lý tài chính công hiện đại

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 27 - 29)

Qui chế tự chủ tài chính thể hiện quá trình chuyển đổi từ mô hình cổ điển sang mô hình hiện đại.Vậy, mục tiêu cơ bản mô hình quản lý tài chính công hiện đại?

16

Mục tiêu quản lý tài chính công: đảm bảo tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả sử dụng. Và, yêu cầu thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch gắn với trách nhiệm giải trình của Người quyết định thu và sử dụng công quỹ. Cụ thể:

Thứ nhất, bảo đảm tính kinh tế và hiệu quả hoạt động của công sở, tức là làm thế nào để công sở có thể cung ứng được hàng hóa, dịch vụ đạt hiệu quả mong muốn, trong phạm vi ngân sách cho trước, hoặc với mức chi phí thấp nhất tính trên từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Mục tiêu này xuất phát từ quan điểm tài chính công hiện đại, "khoản chi là thứ yếu so với mục đích chi", hay khoản chi là phương tiện để đạt mục đích đã chọn trước. Việc quản lý chi trước tiên phải chútrọng mục tiêu, đối tượng mà khoản chi tài trợ, và phân tích mối tương quan giữa chi phí và kết quả, một phân tích kinh tế thận trọng.

Thứ hai, bảo đảm kỷ luật tài chính nhà nước, tức là hiệu lực của các thể lệ tài chính kế toán nhà nước đãban hành phải được tuân thủ nghiêm ngặt.

Công quỹ (tiền công) rất dễ bị thất thoát, lạm dụng hoặc sử dụng lãng phí nên cần phải có biện pháp đề phòng. Một trong những biện pháp quan trọng là Chính phủ quy định những nguyên tắc, thể lệ thu chi và kế toán tương ứng, bắt buộc những ai liên quan đến công quỹ phải chấp hành, một sự chấp hành trọn vẹn và trung thực.

Thứ ba, bảo đảm sử dụng ngân sách đúng mục đích, hiệu quả.

Công sở phải xác định được thứ tự ưu tiên của chương trình, mục tiêu trong việc phân bổ nguồn lực tài chính, phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển của công sở, của ngành, vì tài nguyên bao giờ cũng hữu hạn. Tất cả những vấn đề trên phải được thể hiện (ghi) trong dự toán chi hàng năm và được cơ quan cấp trên phê duyệt; là cơ sở kinh tế, pháp lý để công sở quyết định chi tiêu và ra lệnh trả tiền; là cơ sở để cơ quan Kho bạc quản lý, kiểm soát thanh toán và trả tiền cho nhà cung cấp hoặc cho những cá nhân được tài trợ bằng tiền. Nói cách khác, mục đích quản lý, kiểm soát chi nhằm đoán chắc rằng, chi tiêuđúng mục đích, hiệu quả như kỳ vọng lúc phê duyệt dự toán.

Thứ tư, thực hiện quản lý quỹ đúng nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình.

17

Việc quản lý sử dụng ngân sách nhưthế nào được thừa nhận là công khai, minh bạch? Thế nào là trách nhiệm giải trình và giải trình với ai ? ngày nay, những vấn đề trên đãtrở thành nguyên tắc quản lý cơbản nền hành chính công.

- Sự công khai, minh bạch

Mọi thông tin liên hệ đến hoạt động ngân sách như: các quy định về thu, chi (đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, thể thức đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, qui chế chi tiêu nội bộ…); việc xác lập các ưu tiên chiến lược cũng nhưkế hoạch cung cấp hàng hóa, dịch vụ và phân bổ nguồn lực tài chính; dự toán và báo cáo quyết toán tài chính… phải được công khai cho các nhóm đối tượng liên quan. Những thông tin, dữ liệu công khai phải minh bạch, tức là phải đủ chi tiết đến mức có thể; phải đảm bảo tính thống nhất, liên tục (thời gian) và trung thực để mọi đối tượng có thể tiếp cận và dễ dàng đọc, hiểu.

- Trách nhiệm giải trình của Người sử dụng ngân sách

Trách nhiệm giải trình được thực hiện dưới hai hình thức: Một là, thực hiện các báo cáo tài chính định kỳ theo hình thức biểu mẫu và thời gian cho các cơquan liên hệ do Bộ Tài chính quy định. Hai là, giải trình trực tiếp hoặc văn bản những nội dung thu, chi với các cá nhân, tổ chức liên quan (bao gồm cả nội bộ công sở) hay theo yêu cầu của cơquan quản lý liên hệ.

Một trong những vấn đề được bốn nhóm trực tiếp (nhân viên nội bộ công sở; cơ quan hành pháp - cấp trên; cơ quan lập pháp, kiểm toán nhà nước; công chúng) quan tâm tới là kết quả hoạt động của cơ quan nhà nước, và việc sử dụng ngân sách của cơ quan như thế nào. Đồng thời, những người quyết định thu, chi có trách nhiệm giải trình những vấn đề mà các nhóm đối tượng quan tâm yêu cầu.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)