Mục tiêu tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 29 - 30)

Từ mục tiêu cơ bản của quản lý tài chính công hiện đại, mục tiêu tự chủ tài chính của cơ quan hành chính nhà nước gồm:

- Tạo điều kiện để Thủ trưởng cơ quan sắp xếp, bố trí cán bộ công chức đảm nhiệm công việc cụ thể ở từng vị trí công tác phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi cán bộ công chức. Qua đó, tạo điều kiện để cán bộ công chức phát huy năng lực và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước chủ động trong việc sử dụng số biên chế và kinh phí quản lý hành chính được

18

giao một cách hợp lý và tiết kiệm nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Từ mục tiêu thứ nhất nêu trên sẽ thúc đẩy các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.Tiết kiệm trong sử dụng biên chế dẫn đến tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính nhưchi phí tiền lương và các khoản chi khác do giảm biên chế so với chỉ tiêu được giao.

- Thúc đẩycác cơ quan hành chính nhà nước hướng tới nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng tiết kiệm để tạo thêm thu nhập cho cán bộ, công chức.

- Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)