Khái niệm về tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 27)

Về phương diện học thuật, danh từ “tự chủ tài chính” tác giả chưa tìm thấy trong các tài liệu chính thức của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hay từ điển thuật ngữ tài chính tín dụng do Viện khoa học tài chính, Bộ Tài chính ấn hành (1996), mà chỉ có thuật ngữ “tự tài trợ” (Self financing). Ngay cả trong Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tàichính thì danh từ này cũng không được giải thích. Tuy nhiên, theo nội dung qui chế “tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước” thì thuật ngữ “tự chủ tài chính”hàm ý, việc pháp nhân tự quyết định hoạt động tài chính của đơn vị trong một khuôn khổ pháp lý rộng rãi. Ví dụ, thủ trưởng cơ quan có quyền quyết định những định mức, tiêu chuẩn chi đối với những nội dung chi ngoài qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưchi phục vụ công tác chuyên môn, chi bồi dưỡng nghiệp vụ, chi tiếp khách v.v...

Như vậy, “qui chế tự chủ tài chính” không hoàn toàn đoạn tuyệt mô hình quản lý tài chính công cổ điển, và cũng không áp dụng mô hình quản lý tài chính công hiện đại một cách đầy đủ, trọn vẹn, nó chỉ là sự giao thoa giữa hai mô hình trên, một quá trình chuyển đổi từ “mô hình cổ điển” sang “mô hình hiện đại”.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 27)