Mục tiêu nâng cao hiệu quả tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 75 - 77)

Nâng cao hiệu quả tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính sẽ góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính nói chung và cải cách tài chính công nói riêng. Đồng thời giải quyết những tồn tại trong quá trình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận 2. Cụ thể là:

Thứ nhất, bảo đảm tính kinh tế và hiệu quả hoạt động của cơ quan, tức là làm thế nào để cơ quan có thể cung ứng được hàng hóa, dịch vụ đạt hiệu quả mong muốn, trong phạm vi ngân sách cho trước, hoặc với mức chi phí thấp nhất tính trên từng đơn vị hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

Mục tiêu này xuất phát từ quan điểm quản lý tài chính công hiện đại "khoản chi là thứ yếu so với mục đích chi". Hay, khoản chi là phương tiện để đạt mục đích đã chọn trước. Mục đích thiết lập cơ chế tự chủ tài chính là nhằm vào mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ công với chi phí thấp nhất. Việc quản lý chi trước tiên phải chú trọng mục tiêu, đối tượng mà khoản chi tài trợ, và phân tích mối tương quan chi phí và kết quả, một phân tích kinh tế thận trọng

Thứ hai, bảo đảm kỷ luật tài chính nhà nước, tức là hiệu lực của các thể lệ tài chính kế toán nhà nước đãban hành phải được tuân thủ nghiêm ngặt

64

Ngân sách (tiền công) rất dễ bị thất thoát, lạm dụng hoặc sử dụng lãng phí và cũng rất dễ bị sử dụng vượt kinh phí cho phép hoặc gia tăng nợ công...nên cần phải có biện pháp đề phòng. Một trong những biện pháp quan trọng là chính phủ quy định những nguyên tắc, thể lệ thu chi và kế toán tương ứng, và bắt buộc những ai liên quan đến việc sử dụng ngân sách phải chấp hành, một sự chấp hành trọn vẹn, trung thực. Tuy nhiên, điều đóchỉ trở thành hiện thực một khi có một hệ thống quản lý, kiểm soát (nội bộ và bên ngoài) tương ứng để ngăn ngừa và phát hiện những thiếu sót trong việc sử dụng công quỹ.

Thứ ba, bảo đảm sử dụng kinh phí tiết kiệm để tăng thu nhập cho CBCC và tăng cường cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng công tác chuyên môn.

Cơ quan nhà nước cũng không có nhiều khác biệt so với tổ chức tư nhân, muốn hoạt động hiệu quảphải xác định được thứtự ưu tiên của chương trình, mục tiêu trong việc phân bổ nguồn lực tài chínhcho hai đối tượng chủ yếu là nhân lực (CBCC) và vật liệu, phù hợp với kế hoạch và chiến lược phát triển của cơ quan, của ngành, vì tài nguyên bao giờ cũng hữu hạn. Tất cả những vấn đề trên phải được thể hiện (ghi) trong phân bổ dự toán chi hàng năm và được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định; là cơ sở kinh tế, pháp lý để cơ quanquyết định chi tiêu và ra lệnh trả tiền; là cơ sở để cơ quan Kho bạc quản lý, kiểm soát thanh toán và trả tiền cho nhà cung cấp hoặc cho những cá nhân được tài trợ bằng tiền.

Thứ tư, thực hiện quản lý tài chính đúng nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình

Việc quản lý sử dụng nguồn kinh phí của cơ quan (do ngân sách cấp và các khoản thu khác) nhưthế nào được thừa nhận là công khai, minh bạch? Thế nào là trách nhiệm giải trình và giải trình với ai ? ngày nay, những vấn đề trên đãtrở thành nguyên tắc quản lý cơbản nền hành chính công.

- Sự công khai, minh bạch

Mọi thông tin liên hệ đến hoạt động tài chính cơ quan, như: các quy định về thu, chi (đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, thể thức đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, qui chế chi tiêu nội bộ…); việc xác lập các ưu tiên chiến lược cũng như kế hoạch cung cấp hàng hóa, dịch vụ và phân bổ nguồn lực tài chính; dự toán và báo cáo quyết toán tài chính… phải được công khai cho các nhóm đối tượng liên quan. Những

65

thông tin, dữ liệu công khai phải minh bạch, tức là phải đủ chi tiết đến mức có thể; phải đảm bảo tính thống nhất, liên tục (thời gian) và trung thực để mọi đối tượng có thể tiếp cận và dễ dàng đọc, hiểu

- Trách nhiệm giải trình của Người sử dụng công quỹ

Trách nhiệm giải trình được thực hiện dưới hai hình thức: Một là, thực hiện các báo cáo tài chính định kỳ theo hình thức biểu mẫu và thời gian cho các cơ quan liên hệ, do Bộ Tài chính quy định. Hai là, giải trình trực tiếp hoặc văn bản những nội dung thu, chi với các cá nhân, tổ chức liên quan (bao gồm cả nội bộ công sở) hay theo yêu cầu của cơquan quản lý liên hệ.

Một trong những vấn đề được bốn nhóm trực tiếp (nhân viên nội bộ công sở; cơ quan cấp trên trực tiếp; HĐND, kiểm toán nhà nước; công chúng)quan tâm tới hoạt động tài chính của cơ quanlà sự công khai, minh bạch. Đồng thời, những người quyết định thu, chi có tráchnhiệm giải trình những vấn đề mà các nhóm đối tượng quan tâm yêu cầu. Rõ ràng, những vấn đề trên chỉ được giải quyết thông qua một hệ thống các qui định pháp lý đồng bộ.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)