Kế toán và báo cáo quyết toán

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 40)

Tổ chức công tác kế toán, mở sổ kế toán phản ánh đầy đủ các hoạt động thu, chi tài chính phát sinh trong kỳ. Định kỳ tháng, quý, năm lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán gửi các cơ quan liên quan theo quy định.

1.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Việc xác định số lượng cán bộ, công chức trên cho từng cơ quan đơn vị ở các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh luôn là công việc khó đối với các cấp. Thông thường các cấp quản lý dựa vào số biên chế đã giao của năm trước để điều chỉnh hoặc thỏa thuận số biên chế giao cho năm sau, ngay cả việc giao kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan này cũng tương tự như thế. Quá trình thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ quan nhà nước thuộc các quận, huyện khác đạt được một số kết quả tích cực đó là nhờ các cấp chính quyền địa phương đã quán triệt chủ trương, xây dựng phương án và tích cực tổ chức triểnkhai thực hiện, định mức khoán được phân bổ một cách công khai, dân chủ. Ngoài ra, đa số CBCC của các cơ quan nhà nước đều đồng tình, ủng hộ, có tinh thần trách nhiệm cao trong triển khai thực hiện và phấn khởi khi thu nhập được tăng thêm. Thông qua đó đãtạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tiếp tục chủ động trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm bớt tình trạng chồng chéo, cải tiến được lề lối làm việc, trách nhiệm của cấp trưởng, phó và từng CBCC được nâng lên, sự phối hợp giữa các cơ quan có tiến bộ hơn.Bên cạnh những thành tựu đạt được, các cơ quan nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đang cố gắng khắc phục những nhược điểm, thiếu sót như: tổ chức bộ máy cồng kềnh, biên chế chưa ổn định, còn một số đơn vị chưa thực hiện tốt việcsắp xếp tinh giản biên chế, bố trí lại cán bộ hoặc thiếu cán bộ có kinh nghiệm.

Từ những kết quả của các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố, quận 2 rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn như sau:

- Quán triệt chủ trương và các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đến toàn thể CBCC trong địa bàn.

- Các đơn vị rà soát và xác định chức năng, nhiệm vụ cho phù hợp từ đó xây dựng cơ cấu bộ máy hợp lý hơn nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý.

29

- Khuyến khích và tăng cường ý thức sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí các khoản kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước.

30

Kết luận chương 1

Trong tiến trình lịch sử phát triển quản lý tài chính công, các cơ quan hành chính nhà nước với ba đặc điểm cơ bản: có tư cách pháp nhân; thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hay cung cấp dịch vụ công riêng biệt được nhà nước giao hàng năm; và ngân sách nhà nước cấp kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các cơ quan này thực hiện quản lý tài chính theo “mô hình quản lý tài chính công cổ điển”, xã hội ngày càng phát triển “mô hình” đó càng bộc lộ nhiều khuyết điểm và “mô hình quản lý tài chính công hiện đại” ra đời vàthay thế. Tuy nhiên, đối với những nước đang phát triển hay đang chuyển đổi nền kinh tế như Việt Nam, thường trải qua một “mô hình chuyển đổi” từ mô hình cổ điển sang mô hình hiện đại mà thuật ngữ thường dùng là: “Tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước”. Những lý thuyết cơ bản về tự chủ tài chính đối với cơ quan hành chính nhà nước được trình bày trong chương này là nền tảng cơ bản cho việc nghiên cứu thực trạng về tự chủ tài chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn quận 2 trong giai đoạn 2011 – 2014.

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CƠ

QUAN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2

GIAI ĐOẠN 2011 - 2014

2.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC QUẬN 2

2.1.1. Tổ chức bộ máy chính quyền

Quận 2 được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1997 trên cơ sở tách ra từ 05 xã Bình Trưng, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái, An Khánh, An Phú thuộc huyện Thủ Đức theo Nghị định số 03/NĐ-CP ngày 06/01/1997 của Chính phủ.

- Vị trị địa lý, nằm ở phía Đông của thànhphố Hồ Chí Minh, trên tả ngạn sông Sài Gòn; Phía Bắc giáp quận Thủ Đức, Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn và sông Rạch Chiếc); Phía Nam giáp quận 7, huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai (qua sông Sài Gòn và sông Đồng Nai); Phía Đông giáp quận 4, quận 1, quận Bình Thạnh (qua sông Sài Gòn).

- Về tổ chức bộ máy chính quyền: Từ 5 xã thuộc huyện Thủ Đức cũ, Quận 2 chia thành 11 phường gồm: An Phú, Thảo Điền, An Khánh, Bình Khánh, Bình An, Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái và 12 phòng, ban trực thuộcUBND quận. Gồm: Văn phòng UBND, Thanh tra quận và các phòng Nội vụ, Tài chính - Kế hoạch, Kinh tế, Tư pháp, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa thông tin, Tài nguyên môi trường, Quản lý đô thị, Giáo dục và đào tạo.

33

(1) Văn phòng UBND quận: là cơ quan chuyên môn, là bộ máy giúp việc của UBND và Chủ tịch UBND quận, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước;được cấp kinh phí hoạt động, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng UBND thành phố. Văn phòng UBND quận có chức năng tham mưu tổng hợp giúp Chủ tịch UBND chỉ đạo, quản lý, điều hành mọi hoạt động của quận. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng chương trình, kế hoạch về hoạt động của UBND quận; đề xuấtnhững giải pháp về công tác dân tộc; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của UBND và các cơ quan Nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của UBND quận.

(2) Phòng Nội vụ: có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụthành phố. Thực hiện chức năng tham mưu cho UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.

(3) Phòng Tài chính - Kế hoạch: chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND quận. Đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố. Phòng TCKH có nhiệm vụ giúp UBND quận quản lý nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài chính, giá cả, kế hoạch và đầu tư theo thẩm quyền được UBND thành phố phân cấp, bảo đảm đúng chủ trương chính sách. Đề xuất với UBND quận các kế hoạch, biện pháp thực hiện chế độ, chính sách tài chính – giá cả trên địa bàn; theo dõi thu và quản lý, giám sát chi ngân sách đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, UBND phường theo đúng luật ngân sách, chủ trương, đường lối chính sách của nhà nước. Tổ chức thông tin giá cả và báo giá thị trường phục vụ yêu cầu quản lý của UBND quận; quản lý giá các đối tượng tài sản thuộc phạm vi quản lý của quận. Tham mưu UBND quận về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung và quận nói riêng. Tham mưu công

34

tác chuẩn bị đầu tư, thẩm định đầu tư, tổ chức thực hiện, đánh giá đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn.

(4) Phòng kinh tế: chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo ngành của các Sở Công nghiệp, Sở Thương mại, Sở Du lịch và Sở Kế hoạch - Đầu tư.Phòng Kinh tế có chức năng tham mưu giúp UBND quận quản lý hành chính nhà nước về hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch trên địa bàn quận theo sự phân công, phân cấp quản lý của UBND thành phố.

(5) Phòng Y tế: có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và các hoạt động chuyên môn của UBND quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Y tế. Phòng Y tế quận tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận như công tác phòng, chống dịch bệnh; dân số - kế hoạch hóa gia đình; an toàn vệ sinh thực phẩm; khắc phục hậu quả của dịch, bệnh, tai nạn thương tích, thiên tai thảm họa ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, thẩm định các điều kiện hành nghề y tế trên địa bàn quận theo quy địnhcủa pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.v.v…

(6) Thanh tra quận: là cơ quan chuyên môn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và mọi hoạt động của UBND quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Thanh tra thành phố. Thanh tra quận giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

(7) Phòng Tư pháp: có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp. Phòng Tư pháp quận tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

(8) Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bắt buộc, tự nguyện), bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công với nước; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công với nước và xã hội); thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND quận và theo quy định của pháp luật.

(9) Phòng Giáo dục và Đào tạo: có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện việc quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

(10) Phòng Quản lý đô thị: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của UBND quận đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường vàSở Giao thông công chánh.Phòng có nhiệm vụ tham mưu UBND quận quản lý nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực giao thông, xây dựng, đất đai, địa chính, công trình công cộng theo thẩm quyền được UBND thành phố phân cấp đảm bảo đúng chủ trương chính sách.

(11) Phòng Tài nguyên và Môi trường: trựcthuộc UBND quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố. Phòng có chức năng tham mưu cho UBND quận quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn quận.

36

quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông. Phòng có chức năng tham mưu giúp UBND quận quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch, bưu chính và chuyển phát, viễn thông và internet, công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản. Quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng Văn hóa và Thông tin trên địa bàn quận và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền của UBND quận theo quy định của pháp luật, đảm bảo sự thống nhất quản lý nhà nước của ngành từ Trung ương đến địa phương.

(13) Ủy ban nhân dân phường: là một cấp chính quyền địa phương trực thuộc UBND quận, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo Luật Tổ chức HĐND và UBND. Ủy ban Nhân dânphường có các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của phường trình UBND quận phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt.

- Lập dự toán thu, chi ngân sách cấp phường, báo cáo UBND quận quyết định và phân bổ dự toán; lập quyết toán thu, chi ngân sách cấp phường trình UBND quận phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trên địa bànphường.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Tình hình triển khai thực hiện chế độ tự chủ đối với cơ quan hành

chính nhà nước trên địa bàn quận

Bắt đầu từ năm 2002, một số cơ quan quản lý hành chính nhà nướctrên địa bàn quậntriển khai thực hiện thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Bước

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn quận 2, tphcm (Trang 40)