Các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhằm hướng đến những mục tiêu nêu trên nhưng phải tuân theoba nguyên tắc cơ bản sau:
- Một là, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đây vừa là nguyên tắccơ bản vừa là mục tiêu hoạt động của cơ quan,vì mọi nhiệm vụ được giao cho đơn vị là một phần trách nhiệm của nhà nước đối với dân chúng, đối với xã hội; trách nhiệm này còn là nghĩa vụ mà nhà nước phải thực hiện đối với người dân, những người đóng thuế cho nhà nước sử dụng.
- Hai là, không tăng biên chế và sử dụng vượt mức kinh phí quản lý hành chính được giao, một khi cơ quan có thẩm quyền không giao thêm nhiệm vụ và bổ sung kinh phí quản lý hành chính.
Một trong những mục tiêu cơ bản của qui chế tự chủ tài chính là thúc đẩy cơ quan, đơn vị chủ động tổ chức sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí hoạt động từ đó nâng cao thu nhập cho cán bộ công chức. Nếu biên chế thực tế tăng và cơ quan sử dụng kinh phí vượt mức cho phép thì mục tiêu của tự chủ tài chính không những không đạt như mong đợi, mà còn gây nên
19
tác hại bất lợi cho nhà nước so với việc áp dụng phương thức quản lý tài chính công cổ điển, truyền thống.
- Ba là, thực hiện công khai, dân chủ và bảo đảm quyền lợi hợp pháp của cán bộ, công chứcvà người lao động.
Nguyên tắc này đòi hỏi thủ trưởng cơ quan phải công khai các quyết định về sắp xếp tổ chức, bộ máy; các quyết định về tài chính để mọi người lao động trong cơ quan được biết và giám sát việc thi hành chức trách, nhiệm vụ của thủ trưởng cơ quan trong khuôn khổ pháp luật qui định (qui chế quản lý tài chính, qui chế công vụ, qui chế quản lý tài sản công v.v…)