Newton về tầm quan trọng của kế hoạch dạy học
Nhận thức về tầm quan trọng của kế hoạch dạy học là yếu tố đầu tiên góp phần nâng cao chất lượng của các kế hoạch dạy học được xây dựng, thiết kế, triển khai trong nhà trường. Kế hoạch dạy học là bản thiết kế được xây dựng bởi tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường nên muốn hoạt động này thực sựhuy động được sự tập trung trí tuệ của tập thể thì mỗi thành viên trong nhà trường đều phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nó. Nhằm đánh giá mức độ nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về vấn đề này, tác giảđã tiến hành khảo sát các đối tượng theo bảng 2.3, kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:
48
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát nhận thức nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên trƣờng THCS – THPT Newton về tầm quan trọng của kế hoạch dạy học STT Mức độ Sốlƣợng % 1 Rất quan trọng 85 90,4 % 2 Quan trọng 9 9,6 % 3 Ít quan trọng 0 0 4 Không quan trọng 0 0 5 Tổng số 94
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát nhận thức nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên trƣờng THCS – THPT Newton về tầm quan trọng của kế hoạch dạy học
Bảng 2.3 cho thấy đa số cán bộ, giáo viên trong trường đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của các kế hoạch dạy học trong nhà trường.
Tại trường THCS – THPT Newton, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học được thể hiện rõ nhất qua những biểu hiện cụ thể trong bảng 2.4. Qua khảo sát và tổng kết kết quả tại bảng 2.4, tác giả thấy rằng trong các biểu hiện về tầm quan trọng của kế hoạch dạy học thì 02 nội dung biểu hiện “Đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường luôn thực hiện theo đúng quy định của các cấp quản lý và phù hợp với đặc điểm nhà trường” và “Là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động dạy học của nhà trường” được đánh giá quan trọng nhất
49
với 100% số phiếu và 98.9 % số phiếu. Thực tế cho thấy 2 nội dung biểu hiện này là hai nội dung được thể hiện rất rõ nét trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động dạy học tại các nhà trường. Tất cả các kế hoạch dạy học trong nhà trường trước hết phải đảm bảo tính pháp lý dựa trên những văn bản quy định của nhà nước, của ngành và bám sát chương trình giáo dục quốc gia. Kế hoạch dạy học là sự cụ thể hoá chương trình quốc gia trong điều kiện triển khai thực tế tại các nhà trường. Nếu không xây dựng kế hoạch dạy học tốt thì người quản lý không thể bắt đầu triển khai các hoạt động dạy học một cách có tổ chức, có định hướng nhằm đem lại hiệu quả cao được. Các biểu hiện tầm quan trọng khác cũng được đánh giá rất cao với số phiếu tán thành thấp nhất là 74.5 % và số phiếu tán thành cao nhất là 90.2 %. Nhận thức về việc kế hoạch dạy học “Tạo điều kiện huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nhà trường cùng phối hợp hành động để đạt mục tiêu” nhận được ít ý kiến đồng ý nhất. Điều này khẳng định nhà trường trong quá trình xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch đã nỗ lực huy động nhiều nguồn lực cùng tham gia đóng góp song việc này chưa đạt được mức độ cao.
Bảng 2.4. Biểu hiệntầm quan trọng của kế hoạch dạy học
TT Các biểu hiện SL %
1
Đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường luôn thực hiện theo đúng quy định của các cấp quản lý và phù hợp với đặc điểm nhà trường
94 100 %
2
Là bản thiết kế giúp ban giám hiệu và tập thể giáo viên nhà trường xác định mục tiêu và giải pháp để đạt được mục tiêu ở mức độ cao nhất
81 86.2 %
3 Tạo điều kiện huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài
nhà trường cùng phối hợp hành động đểđạt mục tiêu. 70 74.5 %
4 Là cơ sởđể tạo nên tính đồng bộ, tính thống nhất cao trong triển
khai mọi mặt hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường 74 78.7 %
5 Là cơ sở cho công tác kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức các
hoạt động dạy học 85 90.2 %
6 Là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt động
50