Chương trình giáo dục và chương trình giáo dục tại trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

1.3.1.1. Chương trình giáo dục

Chương trình giáo dục là một thuật ngữ xuất hiện từ khá sớm khoảng những năm 1820. Cùng với quá trình vận động và phát triển của giáo dục cũng như sự đa dạng trong các cách tiếp cận, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều cách định nghĩa khác nhau về chương trình giáo dục. Một trong số những định nghĩa tiêu biểu về chương trình giáo dục là quan niệm của K.Frey: “CTGD là sự trình bày, diễn tả có hệ thống việc dạy học được dự kiến trong một khoảng thời gian xác định mà sản phẩm của sự trình bày đó là hệ thống xác định các thành tố khác nhau nhằm chuẩn bị, thực hiện và đánh giá một cách tối ưu việc dạy học”. Đây là một trong những định nghĩa nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu và thực hành. Hiện nay, quan niệm vềchương trình giáo dục đã rộng hơn, đó không chỉ là tập hợp các mục tiêu có thểđược hình thành thông qua các hoạt động được kế hoạch hóa và tổ chức trong nhà trường và bảng danh mục các nội dung giảng dạy mà đó là một phức hợp được tạo thành từ các bộ phận như:

- Mục đích, mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục - Nội dung chương trình

22

- Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học - Các hình thức đánh giá kết quả giáo dục

Với cách hiểu như vậy, chương trình giáo dục được định nghĩa như sau: “CTGD là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung giáo dục (với độ rộng và sâu

tương ứng với chuẩn đầu ra), phương thức giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục (với

phương pháp, phương tiện và công cụ dạy học phù hợp), phương thức đánh giá kết quả

giáo dục (trong so sánh, đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình) [18].

Chương trình giáo dục được chia theo nhiều cấp độ khác nhau với các phân cấp quản lý tương ứng. Cụ thể là:

- Chương trình giáo dục quốc gia hay còn gọi là chương trình khung bao gồm chuẩn đầu ra và các môn học bắt buộc. Những môn học này là những môn học bắt buộc ít thay đổi theo thời gian và được đa số các cơ sở giáo dục trong khối ngành hoặc vùng miền thực hiện theo.

- Chương trình giáo dục của nhà trường: Chương trình giáo dục nhà trường là việc các cơ sở giáo dục trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ tính pháp lệnh của chương trình giáo dục quốc gia nhưng có sựthay đổi, điều chỉnh một phần, được lựa chọn, sắp xếp lại với sự tham gia của giáo viên, các chuyên gia...sao cho phù hợp nhất với đối tượng học sinh trong điều kiện cụ thể của nhà trường nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho chuẩn đầu ra của chương trình dạy học. Qúa trình này chính là quá trình các cơ sở giáo dục (với sự tham gia tập trung có tính chuyên môn cao của đội ngũ giáo viên và chuyên gia) đã tham gia vào việc phát triển chương trình giáo dục để từng bước hướng tới tính phù hợp và tính hiệu quả trong triển khai, thực thi chương trình giáo dục quốc gia gắn với điều kiện đặc thù riêng của mỗi vùng miền, mỗi nhà trường. Với cách tiếp cận chương trình giáo dục là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sựthay đổi của trình độ phát triển kình tế - xã hội, của KH-KT... thì phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình giáo dục sao cho tương thích với trình độ phát triển của xã hội. Ở cấp độ nhà trường, quá trình phát triển chương

23

trình giáo dục này được thể hiện thông qua quá trình nhà trường nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá và điều chỉnh cải tiến liên tục các kế hoạch giáo dục và dạy học của nhà trường.

1.3.1.2. Chương trình giáo dục của trường phổ thông

Chương trình giáo dục tại trường phổ thông chính là sản phẩm của quá trình nhà trường trên cơ sở nghiên cứu khung chương trình quốc gia, kế hoạch giáo dục của các cấp quản lý và phân tích điều kiện thực tế tại cơ sở giáo dục mình mà xây dựng một bản thiết kếvà hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hoạt động giáo dục trong một năm học, một tháng hay một hoạt động giáo dục cụ thể.

* Qúa trình xây dựng chương trìnhgiáo dục của các nhà trường vẫn cần đảm bảo cácnguyên tắc:

- Nâng cao được kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; học sinh được cung cấp kiến thức, kỹ năng theo chuẩn chương trình giáo dục phổ thông;được hình thành, phát triểncác phẩm chất,năng lực.

- Đảm bảo tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn họcvà các hoạt động giáo dục.

- Tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục không ít

hơnthời lượng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; hoàn thành kế hoạch theo biên chế thời gian năm học.

- Đảm bảo tính phù hợp, khả thi vớiđối tượng vàđiều kiệncụ thể củatừngtrường.

* Các nội dung chính trong chƣơng trìnhgiáo dục của mỗi nhà trƣờng: - Các nội dung gắn liền với hoạt độngdạy học: bao gồm các nội dung như + Xây dựng kế hoạch dạy học gắn với nội dung chương trình dạy học theo từng cấp học.

+ Đổi mới phương pháp dạy học

+ Các hoạt động kiểm tra, đánh giá trong dạy học + Sử dụng cơ sở vật chất trong hoạt động dạy học.

- Các nội dunggắn liền với hoạt độnggiáo dục: bao gồm các nội dung như: + Nội dung giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật

24

+ Nội dung giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất + Nội dung giáo dục môi trường

+ Nội dung giáo dục lao động, hướng nghiệp + Nội dung giáo dục thẩm mỹ

+ Nội dung giáo dục kỹ năng sống và giátrị sống

* Quy trình xây dựng chƣơng trình giáo dục của các nhà trƣờng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: Các trường tổ chức cho tổ, nhóm chuyên môn triển khai thực hiện các nội dung trên; dự thảo kế hoạch điều chỉnh nội dung dạy học, kế hoạch dạy học (phân phối chương trình) và kế hoạch hoạt động giáo dục chung của nhà trường; đề xuất nhân sự cho từng nội dung hoạt động.

Bước 2: Hiệu trưởng tổng hợp, tổ chức thảo luận thống nhất trong Hội đồng giáo dục nhà trường.

Bước 3: Các tổ, nhóm chuyên môn điều chỉnh sau khi được góp ý.

Bước 4: Hiệu trưởng phê duyệt ban hành chương trình giáo dục (có quyết định phê duyệt) và tổ chức thực hiện.

* Sản phẩm:Quyết định ban hànhchương trình giáo dụccủa Hiệu trưởng. Cấu trúc của chương trình giáo dục nhà trường bao gồm có: chương trình dạy học và chương trình giáo dục.

* Tầm quan trọng của chương trìnhgiáo dụctrong các nhà trƣờng:

Chương trình giáo dục chính thức sau khi đã được Hiệu trưởng phê duyệt và ra quyết định ban hành chính là văn bản quan trọng nhất để triển khai tất cả các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường trong suốt năm hướng tới đạt được mục tiêu đã đề ra. Đó cũng là căn cứ để nhà quản lý cũng như tập thể cán bộ - giáo viên – nhân viên trường triển khai những kế hoạch cụ thể trong phạm vi công việc do từng cá nhân, bộ phận đảm trách. Đồng thời đây cũng là căn cứ để đánh giá hiệu quả làm việc, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của mỗi giáo viên, mỗi tổ chuyên môn cũng như của toàn trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)