Trường THCS – THPT Newton đã trải qua 10 năm xây dựng, phát triển và đạt được nhiều thành tích trong quá trình học tập và công tác giảng dạy. Để đạt được những thành tích ấy phải kểđến sự quan tâm của các cấp các ngành và sự cố gắng không mệt mỏi của cán bộ giáo viên trường đặc biệt là trong công tác xây dựng kế hoạch dạy học. Nhìn nhận đánh giá kế hoạch dạy học qua các năm, tác giả rút ra những điểm mạnh và những mặt hạn chế sau:
2.3.5.1. Những điểm mạnh của kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton
Qua kết quả khảo sát, nghiên cứu, tác giả nhận thấy kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton có những ưu điểm ở những nội dung sau:
Thứ nhất, kế hoạch dạy học được xây dựng trên cơ sở khung chương trình của Phòng giáo dục, Sở giáo dục và Bộ giáo dục Hà Nội. Kế hoạch dạy học đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Đồng thời kế hoạch đảm bảo phân bố hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình.
Thứ hai, kế hoạch dạy học được xây dựng trên cơ sở đội ngũ cán bộ, giáo viên. Kế hoạch dạy học tiến tới giáo viên phải luôn thay đổi, đổi mới phong cách làm việc, nhiệt tình, trách nhiệm tâm huyết với nghề, phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo trong thiết kế bài giảng và xây dựng các chủ đề, dự án dạy học; sử dụng linh hoạt và hiệu quả các phương pháp dạy học; tập trung dạy cách học, cách tư duy, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự nhật và đổi mới tri thức, kỹ
56
năng và phát triển năng lực; đa dạng hóa các hình thức học tập; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học; tổ chức các hoạt động ngoại khóa và sân chơi trí tuệ cho học sinh. Sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn đã có sự tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý vềđổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu nội dung bài giảng, tập trung thỏa luận các chuyên đề, nội dung khó của môn học hoặc những phương pháp dạy học, cách thức tổ chức lớp học hiệu quả cho các nội dung đó. Bên cạnh đó, các tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi thảo luận trước khi xây dựng chương trình và được ban giám hiệu duyệt trước khi thực hiện. Đồng thời, trong quá trình thực hiện có sự điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tế. Đặc biệt, nhà trường thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cử giáo viên tập huấn các chương trình do Phòng giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tổ chức.
Thứ ba, kế hoạch dạy học được xây dựng trên cơ sở vật chất hiện có của Trường THCS – THPT Newton về tổng diện tích toàn trường, tổng số phòng học và các phòng chức năng, sân bãi đặc biệt là điều kiện hoạt động ngoại khóa. Việc rà soát lại mạng lưới trường, lớp gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tạo điều kiện cho học sinh học tập và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng kết hợp dạy học văn hóa với tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục thể chất, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Việc tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác quản lý thiết bị dạy học và việc chỉ đạo giáo viên tăng cường sử dụng thiết bị dạy học để đảm bảo việc dạy học có chất lượng.
Thứ tư, kế hoạch dạy học được xây dựng căn cứ vào tình hình học sinh của Trường THCS – THPT Newton như nơi cư trú, năng lực của học sinh và gia đình học sinh. Do đó, việc lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương, đảm bảo tính chủ động linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học. Đồng thời, kế hoạch dạy học cũng tuân thủ nguyên tắc,
57
phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS – THPT. Đặc biệt, kế hoạch dạy học của Trường THCS – THPT Newton được xây dựng theo hướng tăng cường, phát huy tính tích cực chủ động, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động để thực hiện cả trên lớp và ngoài lớp học. Kế hoạch dạy học của Trường đã có sự quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học – công nghiệ - kĩ thuật – toán (Science – Technology – Engineering – Mathematic: STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục ở những môn học liên quan.
Nhìn chung, quá trình khảo sát nghiên cứu đều nhìn nhận rằng kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton có rất nhiều điểm mạnh mà khi thực hiện có thểthu được kết quả khá tốt.
2.3.5.2. Những điểm hạn chế của kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton
Bên cạnh những mặt mạnh nêu trên, kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton còn có hạn chếở những nội dung sau:
Thứ nhất, các kế hoạch dạy học chưa có sự xác định mục tiêu dạy học được thể hiện theo các tiêu chí SMART. Các mục tiêu của các loại kế hoạch chưa có tính liên kết và tính thống nhất cao.
Thứ hai, các hoạt động đổi mới nội dung dạy học, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chưa được thể hiện một cách đồng bộ, đều tay ở tất cả các kế hoạch dạy học của các tổ nhóm chuyên môn và các giáo viên bộ môn.
Thứ ba, những điều chỉnh, cấu trúc, thiết kế lại nội dung chương trình dạy học cho phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường đã được triển khai nhưng vẫn cần được thể hiện rõ nét hơn thông qua các kế hoạch điều chỉnh; thông qua những chủđề dạy học được thiết kế mới....
Thứ tư, kế hoạch dạy học được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu đối tượng học, các điều kiện thực tế tại nhà trường nhưng chưa đạt mức tối ưu trong đảm bảo tính phù hợp, khả thi vớiđối tượng vàđiều kiệncụ thể của nhà trường.
Những hạn chế hiện nay của kế hoạch dạy học tại trường THCS – THPT Newton rất cần có những biện pháp quản lý tích cực để được điều chỉnh cho phù hợp và tối ưu hiệu quả.
58