Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)

về ý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học và định hướng xây dựng, thực hiện kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong nhà trường, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chính là lực lượng tham gia trực tiếp vào việc xây dựng, triển khai các kế hoạch dạy học. Bởi vậy, chỉ khi cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của kế hoạch dạy học thì việc triển khai, thực hiện các kế hoạch này mới có sự tập trung của tâm huyết, trí tuệđể đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, việc phân tích tình hình

75

thực tiễn để xác định hướng đi, mục tiêu then chốt trong định hướng giáo dục của nhà trường cũng sẽgiúp người quản lý xác định được đâu là vấn đề chính đang cần được tập trung ưu tiên phát triển trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học sắp tới. Khi ban giám hiệu và mọi thành viên trong nhà trường hiểu rõ bối cảnh giáo dục hiện tại của nhà trường, hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của kế hoạch dạy học hiện tại và nhận thức rõ mong muốn phát triển chương trình dạy học của nhà trường trong thời gian tới thì việc tiến hành các bước tiếp theo trong quá trình quản lý sẽ được triển khai một cách có định hướng đểđạt hiệu quả cao.

Mục tiêu của biện pháp này là:

- Thông qua biện pháp, cán bộ, giáo viên trong trường sẽ nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng, triển khai tốt các kế hoạch dạy học trong nhà trường.

- Từ đó, cán bộ, giáo viên trong trường hiểu rõ đặc điểm tình hình dạy học của nhà trường hiện nay, cập nhật những nội dung mới trong các công văn chỉ đạo của ngành, nhận thức rõ điểm mạnh và điểm yếu của các kế hoạch dạy học đã triển khai trong năm học liền kềtrước.

- Thông qua biện pháp, ban giám hiệu và giáo viên toàn trường xác định được cụ thể mục tiêu then chốt cần hướng tới trong khi xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dạy học của năm học tới.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tập trung tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cho tập thể cán bộ - giáo viên nhà trường hiểu rõ về các loại kế hoạch dạy học, vai trò của các loại kế hoạch dạy học và tầm quan trọng của việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch này đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường cùng phân tích bối cảnh kinh tế xã hội tại địa phương và xu thếđổi mới giáo dục, những văn bản chỉ đạo của ngành để xác định những thuận lợi và những thách thức đang đặt ra cho nhà trường; phân tích những đặc thù của nhà trường và những mong đợi từ phía học sinh và cha mẹ học sinh đối với chương trình dạy học của nhà trường để xác định được những ưu tiên chiến lược của nhà trường trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dạy học trong năm học mới.

76

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

- Tổ chức quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, công văn hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Hà Nội về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đổi mới chương trình GDPT; khung chương trình và kế hoạch thời gian của năm học mới tới tất cả đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

- Tổ chức tập huấn chuyên sâu cho cán bộ, giáo viên toàn trường về chuyên đề lập kế hoạch dạy học để mang đến mỗi cán bộ, giáo viên những hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng, các cách thức lập kế hoạch cũng như triển khai thực hiện kế hoạch trong suốt năm học một cách có ý thức và hiệu quả.

- Tổ chức phân tích, đánh giá kế hoạch dạy học hiện tại (vừa triển khai năm học liền kề) thông qua những phân tích số liệu về kết quả dạy – học; báo cáo tổng kết năm học; báo cáo tham luận của giáo viên, tổ chuyên môn. Hoạt động này được triển khai theo các cấp độ: khảo sát qua bảng hỏi đối với từng giáo viên; tổ chức báo cáo tại tổ nhóm chuyên môn; Hội thảo toàn trường. Từ đó tất cả cán bộ, giáo viên trong trường đều hiểu rất rõ những điểm mạnh cần được tiếp tục kế thừa, phát huy và những vấn đềđang là hạn chế cần được khắc phục.

- Tổ chức Hội thảo chuẩn bị xây dựng kế hoạch dạy học năm học mới, trong đó tập trung cho nội dung chia sẻ, trao đổi, phổ biến giữa ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn và giáo viên toàn trường về bối cảnh giáo dục hiện tại của nhà trường, những định hướng về chiến lược phát triển chuyên môn trong thời gian tới. Từđó giúp toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường hiểu rõ những định hướng cần tập trung về công tác dạy học của nhà trường khi xây dựng kế hoạch cho năm học mới.

- Tập huấn về cách thức sử dụng SWOT trong phân tích tình hình và xác định nhu cầu của nhà trường khi xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học. Với việc phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài nhà trường với những điểm mạnh, điểm yếu; những thời cơ và nguy cơ, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường sẽxác định được những vấn đề chiến lược cần được ưu tiên để nâng cao chất lượng dạy học trong thời gian tới.

77

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

- Đối với cán bộ QLGD: Cán bộ quản lýnhà trường cần được trang bị những kiến thức và kỹ năng quản lý kế hoạch dạy học. Cán bộ quản lý nhà trường cần nắm vững và cập nhật đầy đủ, hiểu rõ chương trình giáo dục hiện hành; kế hoạch dạy học hiện tại của nhà trường, các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của ngành, của cơ quan quản lí cấp trên, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về quản lí, chỉ đạo chuyên môn,… Trên cơ sở đó vận dụng có hiệu quả vào công tác quản lí của mình tại nhà trường. Cán bộ quản lý nhà trường, hơn ai hết, cần hiểu rõ về đặc điểm của nhà trường, về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi mà nhà trường đang theo đuổi. Đồng thời, cán bộ quản lý cần không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về lí luận chính trị, quản lí nhà nước, quản lí giáo dục để có kiến thức tổng hợp điều hành đơn vị trong giai đoạn đổi mới.

- Đối với đội ngũ giáo viên nhà trường: Giáo viên cần nắm rõ các văn bản và các quy định vềchuyên môn; được tập huấn về công tác phát triển chương trình dạy học trong nhà trường; được tạo điều kiện để học tập, nghiên cứu, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên nhà trường phải liên tục nắm bắt để hiểu rõ hướng đi của trường mình; những mặt mạnh và mặt hạn chế hiện tại trong công tác dạy học của nhà trường, của bản thân.

3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực xác định mục tiêu dạy học cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viênTrường THCS – THPT Newton

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 84 - 87)