Biện pháp 3: Tổ chức hướng dẫn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 92 - 106)

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp Tổ chức hướng dẫn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Trường THCS – THPT Newton xây dựng kế hoạch dạy học là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác quản lý kế hoạch dạy học. Sau khi đã có những bước khảo sát, chuẩn bị tiền kế hoạch, biện pháp tổ chức hoạt động xây dựng kế hoạch chính là khâu bắt tay trực tiếp vào thiết kế, hoàn thiện bản kế hoạch với sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường từ khâu bắt đầu xây dựng đến khâu hoàn thiện bản kế hoạch. Như vậy mục tiêu của biện pháp này là: thiết kế và hoàn thành bản kế hoạch dạy học nhà trường.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

83

và giải pháp của cán bộ quản lý để tất cả mọi thành viên trong nhà trường cùng tham gia nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch dạy học trong nhà trường. Cụ thể là:

- Tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch dạy học toàn trường: nội dung này, người chịu trách nhiệm chính là ban giám hiệu nhà trường (trọng tâm là hiệu trưởng và phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn). Kế hoạch dạy học toàn trường cần thể hiện rõ những nội dung như:

* Mục tiêu dạy học của nhà trường.

* Các nội dung hoạt động dạy học sẽ triển khai trong năm học:

* Các giải pháp triển khai các nội dung hoạt động dạy học đểđạt được mục tiêu. * Cơ cấu và thiết kế các môn học bắt buộc và các môn học tự chọn:

+ Các bộ môn bắt buộc trong chương trình của Bộ GD-ĐT; + Các môn học tự chọn trong chương trình của Bộ GD-ĐT;

+ Các môn học tiếng Anh tăng cường theo đề án tăng cường tiếng Anh đã được phê duyệt;

+ Các môn học kỹ năng sống – năng khiếu, thẩm mỹ được thiết kế dành riêng cho học sinh nhà trường.

* Phân chia thời lượng môn học bao gồm:

+ Tổng thời lượng bắt buộc và bảng phân chia số tiết/tuần cho từng môn theo quy định đểđảm bảo chương trình của Bộ GD-ĐT;

+ Tổng thời lượng và bảng phân chia số tiết/tuần cho từng môn học thuộc chương trình của Bộ GD-ĐT mà nhà trường tăng cường thêm để luyện tập, nâng cao...

+ Tổng thời lượng và bảng phân chia số tiết/tuần cho từng môn học thuộc chương trình tiếng Anh tăng cường theo đề án tăng cường tiếng Anh đã được Sở GD-ĐT Hà Nội phê duyệt.

+ Tổng thời lượng và bảng phân chia số tiết/tuần cho các môn học kỹnăng, năng khiếu, thểthao do nhà trường thiết kế, lựa chọn giảng dạy thêm

Nguyên tắc khi phân chia thời lượng:

84

+ Đảm bảo đủ số tiết/tuần theo công khai về chương trình học của Trường THCS – THPT Newton: 45 tiết/tuần.

+ Đảm bảo tính khoa học, phù hợp và khả thi khi phân chia thời lượng

* Kế hoạch phân công giảng dạy và phân công nhiệm vụ quản lý các hoạt động giảng dạy năm học: Phân công giáo viên giảng dạy bộ môn; phân công các khối trưởng chuyên môn; tổtrưởng chuyên môn.

* Kế hoạch thời gian năm học: kế hoạch triển khai các hoạt động dạy học từng tháng với các nội dung hoạt động cụ thể; nhân sự phụ trách chính và nhân sự phối hợp; kết quả đạt được của từng hoạt động; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của từng hoạt động.

- Tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn: nội dung này, người chịu trách nhiệm chính là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn. Kế hoạch dạy học bộ môn cần thể hiện rõ những nội dung như:

+ Mục tiêu dạy học bộ môn & mục tiêu dạy học bộ môn theo từng khối lớp; mục tiêu dạy học theo từng nội dung bài học được thiết kế.

+ Các nội dung dạy học của bộ môn theo từng khối lớp: bao gồm các nội dung được thiết kế theo từng chương, từng phần, từng bài hoặc các nội dung đã được thiết kế theo các chủđề bộ môn, các chủđề liên môn.

+ Phân chia thời lượng cho từng nội dung dạy học & tiến trình sắp xếp nội dung dạy học theo thời gian.

+ Xác định các phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá tương ứng với từng nội dung dạy học: Phần nội dung này cần có sự nghiên cứu sâu bài học của cả tổchuyên môn để thảo luận, chia sẻ, định hướng những phương pháp dạy học có thể sử dụng để tối ưu hiệu quả cho từng bài học; dự kiến những hình thức kiểm tra – đánh giá tương ứng cho từng nội dung. Phương pháp dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá tương ứng cần được thiết kế theo tinh thần đổi mới hướng tới hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh.

- Tổ chức triển khai cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học từng bài học (thiết kế giáo án): nội dung này, người chịu trách nhiệm chính là giáo viên. Sau khi nhận được phân công dạy học cho năm học mới, ban giám hiệu sẽhướng dẫn và chỉ

85

đạo các giáo viên thiết kế kế hoạch dạy học cá nhân mà trọng tâm là kế hoạch bài học. Kế hoạch bài học được xây dựng cần thể hiện rõ các nội dung: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xác định được mục tiêu bài dạy: về kiến thức, kỹnăng, thái độ. + Kế hoạch chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho bài học

+ Thiết kế chuỗi hoạt động học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

+ Mỗi nhiệm vụ học tập thể hiện rõ ràng mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt.

+ Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng phù hợp với hoạt động học của học sinh.

+ Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh hợp lý.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

- Cách thức thực hiện việc tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học toàn trƣờng (kế hoạch hoạt động chuyên môn) được triển khai thông qua các buổi làm việc chung giữa các thành viên trong ban giám hiệu, các buổi làm việc chung giữa ban giám hiệu và các tổ trưởng chuyên môn; giữa ban giám hiệu và giáo viên toàn trường. Đồng thời, bản kế hoạch dạy học toàn trường còn được triển khai qua quá trình tự làm việc, tự thiết kế, tự nghiên cứu của các thành viên tham gia xây dựng mà trực tiếp nhất là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Các hoạt động chính là:

+ Tổ chức phân tích tình hình thực tế của nhà trường thông qua kỹ thuật phân tích SWOT để xác định những ưu tiên chiến lược được lựa chọn trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học năm học.

- Tổ chức thảo luận trong ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ quản lý cốt cán về chuyên môn để cùng xác định, thống nhất các mục tiêu và nội dung chính của các hoạt động dạy học trong năm học. Vận dụng kỹ thuật OKR trong việc xác định mục tiêu và nội dung dạy học trong năm học.

- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn viết dự thảo kế hoạch dạy học toàn trường trong năm học.

86

hoạch: Để công tác thảo luận, góp ý, bổ sung dự thảo được phát huy hiệu quả trong thực tế, Hiệu trưởng cần phổ biến rộng rãi (chuyển trực tiếp tới từng giáo viên qua hòm thư điện tử) và sao in chuyển tới các tổ chuyên môn. Việc góp ý, bổ sung cho dự thảo trước hết cần được tổ trưởng chuyên môn tổ chức thảo luận tại tổ nhóm để thống nhất các nội dung góp ý trong phiếu. Sau đó ban giám hiệu sẽ tổ chức một/một vài buổi thảo luận giữa ban giám hiệu và các tổtrưởng chuyên môn trên cơ sở tập hợp các thông tin trong phiếu và chia sẻ, trao đổi trực tiếp. Từ các nội dung đã trao đổi và thống nhất này, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽđiều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện bản kế hoạch dạy học năm học của toàn trường. Mẫu phiếu góp ý xây dựng kế hoạch dạy học có thể sử dụng là: PHIẾU GÓP Ý DỰ THẢO KẾ HOẠCH DẠY HỌC NĂM HỌC... TỔ:... STT Những ƣu điểm của kế hoạch dạy học Những nội dung cần điều chỉnh Đề xuất giải pháp cho nội dung cần điều chỉnh ... .... .... ...

+ Hiệu trưởng ban hành kế hoạch dạy học năm học chung toàn trường để chính thức triển khai tới tất cảgiáo viên trong nhà trường.

- Cách thức thực hiện việc tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn

được triển khai tại các tổchuyên môn dưới sự chỉđạo của Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường. Tổtrưởng chuyên môn tổ chức các buổi làm việc chung trong toàn tổ hoặc các buổi làm việc theo từng nhóm, làm việc cá nhân để cùng thảo luận, thống nhất, xây dựng bản kế hoạch dạy học sẽ áp dụng trong suốt năm học với từng bộ môn cụ thể. Các hoạt động trọng tâm mà hiệu trưởng và ban giám hiệu cần trực tiếp tổ chức hướng dẫn, thảo luận, thống nhất tổ chuyên môn trong quá trình xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn tại trường THCS – THPT Newton là:

+ Hướng dẫn tổ chuyên môn hoạt động cấu trúc, sắp xếp lại nội dung

chương trình dạy học trong sách giáo khoa:

87

định, đại trà, được thiết kế cho toàn bộ các cấp học và đã được áp dụng trong một thời gian dài. Điều đó dẫn đến việc không đảm bảo được tối đa tính phù hợp và hiệu quả với đối tượng và điều kiện dạy học tại mỗi đơn vị, tổ chức giáo dục. Vì vậy, lựa chọn và sắp xếp lại nội dung chương trình là một việc làm cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động dạy học. Lựa chọn và sắp xếp lại nội dung chương trình cần đảm bảo yêu cầu nội dung kiến thức và kĩ năng của chương trình tổng thể. Việc sắp xếp lại chỉ thực hiện trong khuôn khổ chương trình của từng khối lớp, không xáo trộn các khối lớp khác nhau. Hai căn cứcơ bản để lựa chọn và sắp xếp lại nội dung chương trình là tính liên quan về nội dung và tính hợp lí trong tổ chức chuỗi hoạt động. Ở mỗi bộ môn, các tiết học, bài học được sắp xếp theo trình tự, có sựđộc lập tương đối về mục tiêu kiến thức, kỹnăng, thái độ. Tuy nhiên, nhiều bài có sự trùng hợp một phần về kiến thức, kĩ năng, đồng thời đó là phần kiến thức tương đối cụ thể về một chủ đề, đề tài. Đó chính là cơ sở để có thể lựa chọn, sắp xếp lại nội dung chương trình. Khi thực hiện việc lựa chọn, sắp xếp lại nội dung chương trình, cả người làm chương trình, người dạy và người học sẽ đều được trau dồi tư duy tổng thể, cách tiếp cận kiến thức từ diện đến điểm, có sự hình dung bao quát và hiểu rõ lộ trình khám phá, chiếm lĩnh tri thức. Thiết nghĩ, đây cũng là một năng lực quan trọng, hữu ích đối với mỗi người.

Để tổ chức được hoạt động này, ban giám hiệu và tổtrưởng chuyên môn cần phân công cho mỗi môn ở mỗi khối một giáo viên cốt cán, có năng lực chuyên môn cao và có kinh nghiệm làm khối trưởng. Khối trưởng sẽ trực tiếp cùng giáo viên trong khối nghiên cứu trực tiếp chương trình dạy học của năm học liền kề trước, tiến hành điều chỉnh, sắp xếp lại các nội dung bài học theo các phương án: Điều chỉnh về tiến trình thời gian thực hiện; Điều chỉnh về nội dung theo chủđề; bổ sung, cập nhật các nội dung mới thay thế các nội dung đã cũ; Thiết kế các nội dung thay thế các nội dung dạy học đã được giảm tải.

+ Xây dựng các chủđề nội môn và chủđề liên môn

Dạy học theo chủđề là một định hướng mới trong dạy học theo tiếp cận năng lực và phẩm chất cho người học. Đây cũng là hoạt động trọng tâm trong quá trình nghiên cứu sắp xếp lại chương trình dạy học. Để làm tốt hoạt động này, trước hết ban giám hiệu cần có những giải pháp sau:

88

Một là: Mời chuyên gia có kinh nghiệm tập huấn cho giáo viên trong trường về nội dung: dạy học theo chủđề với những hướng dẫn cụ thể cách thức xây dựng chủ đề, thiết kế chủ đề học tập. Khi có những hiểu biết đồng bộ, đầy đủ và được thực hành theo hướng dẫn về việc dạy học theo chủ đề thì giáo viên mới có thể nghiên cứu chương trình để xây dựng các chủđề dạy học cho môn học của mình.

Hai là: chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phân quyền cho các khối trưởng bộ môn làm việc trực tiếp theo các nhóm nhỏđể xây dựng các chủđề trong môn học của mình.

Trong mỗi môn học, các bài có liên quan về nội dung hay hoạt động đều có thể xem xét, sắp xếp thành chủ đề với mục tiêu chung vừa đáp ứng mục tiêu từng tiết học vừa tạo nên cái nhìn tổng thể cho một phần kiến thức rộng hơn.

Ví dụ: Với môn Ngữ văn lớp 8, các bài học văn bản: Tức nước vỡ bờ, lão Hạc, Trong lòng mẹ có thể sắp xếp thành chủ đề các văn học hiện thực phê phán. Từ đó, trên cơ sở mục tiêu kiến thức mỗi bài, có thể hình thành cho học sinh cách tiếp cận vấn đề từbao quát đến cụ thể, giúp học sinh nhận thức sâu sắc và toàn diện kiến thức bài học và kiến thức giai đoạn văn học. Sựtương đồng về nội dung cũng sẽ dẫn đến sựtương đồng về một số kỹnăng và thái độ trong mục tiêu bài học.

Để xây dựng các chủđề nội môn hợp lý, cần có sự tính toán, hài hòa các mục tiêu giáo dục. Trường THCS- THPT Newton sẽ có kế hoạch phân công nhân sự, định hướng kế hoạch năm học sớm, giao nhiệm vụ nghiên cứu và viết đề án lựa chọn, sắp xếp lại nội dung chương trình cho mỗi bộ môn, mỗi khối học. Nội dung đề án phải thể hiện được mục đích, giá trị của việc lựa chọn, sắp xếp lại nội dung chương trình. Đồng thời, đề xuất phương án thực hiện hoặc các hoạt động học tập kèm theo. Kế hoạch thực hiện sẽđược các cấp quản lý: từ tổ bộ môn đến Ban giám hiệu xem xét và duyệt trước khi chính thức đưa vào chương trình.

Ba là: chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn kết hợp để cùng xây dựng tối thiểu mỗi khối lớp có 3 chủ đề liên môn áp dụng trong năm học. Các nhóm môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên sẽ có các kiến thức liên quan trong các tiết học. Đó là căn cứ để giáo viên lựa chọn, sắp xếp lại nội dung chương trình theo các chủđề liên môn.

89 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bốn là: sau khi đã có kế hoạch dạy học theo các chủ đề được tổ chuyên môn thống nhất, ban giám hiệu sẽ mời các chuyên gia trong hội đồng khoa học của nhà trường đánh giá, góp ý, bổ sung cho bản kế hoạch trước khi đưa vào triển khai chính thức.

+ Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học qua trải nghiệm

Việc chú trọng hoạt động ngoại khóa gắn với đặc trưng môn học là việc trường THCS- THPT Newton đã thực hiện hàng năm và làm tốt, tạo được hiệu ứng, tác động tích cực đến thái độ học tập của học sinh, hỗ trợ học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủđộng và sáng tạo. Với điều kiện thuận lợi là: quỹ thời gian học tập của trường THCS – THPT Newton luôn nhiều hơn số tiết quy định của Bộ GD-ĐT (do học sinh học cả ngày) nên việc xây dựng các chương trình trải nghiệm, sáng tạo, các hoạt động ngoại khoá học tập của trường có nhiều thuận lợi. Không gian lớp học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 92 - 106)