Biện pháp 5: Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 106 - 109)

các kế hoạch dạy học tại Trường THCS – THPT Newton

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp Thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên và có hiệu quả các kế

hoạch dạy học nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu như sau:

- Giúp đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các kế hoạch dạy học trong việc hoàn thành các mục tiêu dạy học của năm học

- Giúp xác định các ưu điểm của kế hoạch dạy học hiện tại để phát huy, các điểm hạn chế trong các kế hoạch dạy học để có biện pháp khắc phục, điều chỉnh cho phù hợp hơn.

- Từ việc đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học, ban giám hiệu nhà trường sẽ hoạch định được những kế hoạch chiến lược trong việc tìm kiếm hướng đi mới

97

mẻcho nhà trường trong quá trình đổi mới giáo dục và tạo nên sức hấp dẫn của nhà trường, thu hút sự quan tâm của học sinh và cha mẹ học sinh.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Các nội dung chính được thực hiện trong khâu đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học là:

- Tổ chức thu thập các thông tin từ nhiều nguồn để có được những nhận xét, đánh giá về tính hiệu quả, khả thi của kế hoạch dạy học theo các tiêu chí cụ thể. Kết quả đánh giá này phải xuất phát từ một quy trình quản lý đánh giá đảm bảo tính khoa học để kết quảđánh giá phản ánh chính xác các vấn đề điểm mạnh, điểm hạn chế của kế hoạch dạy học nhà trường.

- Từ kết quả của việc đánh giá, người quản lý sẽ tiến hành phân tích, điều chỉnh những vấn đềđang tồn tại; bổ sung những nội dung còn thiếu để bản kế hoạch dạy học được hoàn thiện hơn và phù hợp với điều kiện thực tếhơn.

- Đánh giá và điều chỉnh không phải là hoạt động chỉ diễn ra một lần sau khi đã kết thúc năm học mà đây là hoạt động liên tục diễn ra trong suốt năm để bản kế hoạch dạy học không trở thành một văn bản cứng nhắc, duy ý chí mà nó thực sự trở thành phương tiện giúp giáo viên có định hướng khi triển khai các hoạt động dạy học cụ thể trong nhà trường. Vì vậy quá trình đánh giá và điều chỉnh có thể được triển khai theo 2 hình thức chính: đánh giá định kỳvà đánh giá tổng kêt.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

- Ban giám hiệu cần phổ biến tới toàn thể giáo viên trong nhà trường về mục đích của việc đánh giá, điều chỉnh các kế hoạch nói chung và kế hoạch dạy học nói riêng trong nhà trường. Việc làm này là cần thiết để giáo viên thay đổi tư duy và cách thức làm việc, tránh thụ động một chiều. Thế giới thay đổi mỗi ngày nên các bối cảnh dạy học cũng có những biến đổi đa dạng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, khi có những phát sinh từ thực tế với độ vênh lệch so với dự kiến thì người giáo viên cần có tư duy đánh giá để kịp thời có những điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

- Ban giám hiệu tổ chức xây dựng và thống nhất các tiêu chí đánh giá các kế hoạch dạy học tương ứng với từng loại kế hoạch để làm căn cứ cho việc đánh giá.

98

Trong sốcác tiêu chí đểđánh giá, tiêu chí đảm bảo tính phù hợp thực tế, tính khả thi và tính hiệu quả là những tiêu chí được ưu tiên.

- Để đảm bảo tính linh hoạt và tính ổn định của kế hoạch dạy học, ban giám hiệu cần có những nội dung sinh hoạt chuyên môn để bàn bạc, thống nhất, đánh giá về mức độ phù hợp, khả thi, hiệu quả của các kế hoạch vào hai thời điểm chính: trước khi bắt đầu triển khai một kế hoạch dạy học và sau khi triển khai kế hoạch dạy học.

+ Trước khi triển khai kế hoạch: yếu tố cần ưu tiên xem xét đó là phân tích điều kiện, hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm triển khai kế hoạch. Từđó, người quản lý nắm bắt được những vấn đề phát sinh, phán đoán những độ “lệch” so với dự kiến trước đó để có những quyết định điều chỉnh phù hợp.

+ Sau khi triển khai kế hoạch: Yếu tố cần ưu tiên xem xét đó là kết quả triển khai hoạt động dạy học theo kế hoạch, mức độ hoàn thành các mục tiêu đã đề ra; những khó khăn gặp phải khi thực hiện kế hoạch. Từ đó người quản lý sẽ đưa ra nhận định về tính hiệu quả, khả thi của kế hoạch để có những điều chỉnh, bổ sung nếu cần.

- Về mặt tổng thể nhà trường, ban giám hiệu cần xây dựng được kế hoạch đánh giá kế hoạch và việc hoàn thành kế hoạch theo hai hình thức:

+ Đánh giá định kỳ: với đặc thù của nhà trường, ban giám hiệu có thể tổ chức đánh giá hiệu quả của kế hoạch và việc hoàn thành kế hoạch dạy học định kỳ theo tháng vào các cuộc họp sơ kết tháng và triển khai kế hoạch của tháng mới.

+ Đánh giá tổng kết: được thực hiện vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học để có cái nhìn tổng thể về kế hoạch dạy học và việc tổ chức triển khai các hoạt động dạy học trong kỳ, trong năm thông qua thu thập các số liệu về chất lượng dạy của giáo viên và chất lượng học của học sinh.

- Việc thực hiện đánh giá có thểđược tiến hành kết hợp các hình thức như: + Đánh giá thông qua phân tích số liệu và thông tin về kết quả xếp loại giờ dạy, kết quả học tập của học sinh.

+ Đánh giá thông qua quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các hoạt động dạy học của nhà trường.

99

+ Đánh giá qua việc lấy ý kiến khảo sát qua phiếu đánh giá của giáo viên, của học sinh.

- Sau khi có kết quả đánh giá, ban giám hiệu tổ chức cho cán bộ, giáo viên trong trường tiến hành các hoạt động điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch. Việc điều chỉnh và bổ sung kế hoạch cần tập trung vào những vấn đề then chốt còn tồn tại. Việc điều chỉnh, bổ sung cần được thực hiện thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, thảo luận và thống nhất ý kiến cao của các cán bộ, giáo viên tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng, triển khai kế hoạch.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cán bộ quản lý nhà trường: Cần có những hiểu biết sâu và có kỹnăng đánh giá trong giáo dục. Đồng thời, cán bộ quản lý nhà trường cần có tư duy và năng lực quản lý sựthay đổi trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Khi có nhận thức và kỹnăng đủ thì công tác kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh mới được thực hiện khoa học, thường xuyên và hướng tới tinh thần cải tiến chất lượng liên tục.

- Văn hoá nhà trường: Khuyến khích và tôn trọng ý kiến cá nhân của mỗi thành viên trong trường. Mọi đánh giá, góp ý trong trường đều hướng tới xây dựng tích cực, không mang màu sắc cá nhân, cảm tính. Ban giám hiệu nhà trường có tư duy cởi mở, có khả năng phân tích thông tin và ra quyết định khi lắng nghe các ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên trong trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 106 - 109)