Quản lý kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 38 - 45)

Quản lý kế hoạch dạy học chính là một nội dung cơ bản trong quản lý các hoạt động dạy học nói chung. Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý kế hoạch dạy học là:

- Chuẩn bị xây dựng kế hoạch dạy học (xác định mục tiêu) - Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học

- Chỉđạo triển khai thực hiện kế hoạch dạy học. - Kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học.

1.4.1. Chun b xây dng kế hoch dy hc

Trước khi triển khai xây dựng các kế hoạch dạy học trong nhà trường, bước đầu tiên của người quản lý là lên kế hoạch chuẩn bị. Việc chuẩn bị càng kỹ lưỡng, bài bản bao nhiêu thì các bước tiếp theo sẽcàng có định hướng và có hiệu quả cao bấy nhiêu.

Trước hết đó là việc phân tích tình hình, đánh giá nhu cầu và xác định mục tiêu cốt lõi của các hoạt động dạy học và giáo dục mà nhà trường muốn hướng tới. Người quản lý cần thu thập các thông tin và phân tích cụ thể bối cảnh khách quan, chủ quan của trường mình (hay còn gọi là môi trường bên trong và môi trường bên ngoài). Bối cảnh khách quan bao gồm đặc điểm, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói chung; của địa phương nói riêng; những chủ trương, chính sách, quy định hiện hành liên quan tới việc triển khai các hoạt động dạy học nói chung...Bối cảnh khách quan ấy sẽ mang đến cho nhà trường những thuận lợi và những khó khăn cụ thể. Bối cảnh chủ quan bao gồm có đặc điểm tình hình hiện

29

tại của nhà trường (quy mô trường lớp; chất lượng đội ngũ; cơ sở vật chất...); những đặc thù riêng của trường; đánh giá đặc điểm của học sinh nhà trường; những mong đợi và điều kiện chung của cha mẹ học sinh nhà trường; kết quả việc quản lý kế hoạch dạy học của năm học liền kề trước đó....vv Phân tích bối cảnh chủ quan của nhà trường sẽ giúp nhà quản lý xác định được đâu là điểm mạnh và đâu là điểm yếu hiện tại của cơ sở giáo dục của mình.

Từ việc phân tích tình hình ấy, nhà quản lý sẽđánh giá được nhu cầu và xác định được mục tiêu cốt lõi mà nhà trường mong muốn hướng tới, quyết tâm theo đuổi trong thời gian tới. Đó là cách để trả lời các câu hỏi như: Hiện tại, định hướng phát triển các hoạt động dạy học của nhà trường là gì? Mục tiêu dạy học mà nhà trường hướng tới là gì? Điều gì cần được tập trung ưu tiên để cải thiện hoặc đổi mới nhất đểđem lại hiệu quả cao cho các hoạt động dạy học? Điều gì đã được triển khai rất tốt và cần được đẩy mạnh, phát huy tiếp trong thời gian tới? Việc trả lời những câu hỏi đó cũng chính là việc nhà quản lý xác định được đích đến, mục tiêu hướng tới chung của các kế hoạch dạy học sắp thiết kế, xây dựng. Đây là tiền đề đầu tiên dấn dắt các hoạt động tiếp theo sẽđi đúng hướng và đem lại hiệu quả cao.

Để chuẩn bị cho việc xây dựng các kế hoạch dạy học, hiệu trưởng nhà trường sẽ cần thiết kế lộ trình thời gian cụ thể cho việc xây dựng, triển khai và kiểm tra, đánh giá các kế hoạch dạy học trong năm học. Các nội dung chính của bản kế hoạch này sẽ bao gồm: Các nội dung công việc; Nhân sự phụ trách chính và nhân sự phối hợp; Yêu cầu cần đạt được; Biện pháp triển khai; Thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành. Bản kế hoạch này là sự chuẩn bị rõ ràng và khoa học để các tiến độ công việc được đảm bảo.

1.4.2. Tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học

1.4.2.1. Phân công, phân nhiệm vai trò quản lý và triển khai thực hiện xây dựng kế

hoạch dạy học

Trước hết, hiệu trưởng nhà trường sẽ có sự phân công, phân nhiệm cụ thể trong việc thực thi xây dựng kế hoạch dạy học trong nhà trường.

- Ở cấp độ kế hoạch dạy học tổng thể của toàn trường: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm cao nhất về tất cả các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà

30

trường nhưng có thể không trực tiếp phụ trách hoạt động dạy học mà phân công cho phó hiệu trưởng phụ trách quản lý hoạt động dạy học (Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn). Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ trực tiếp cùng hiệu trưởng xây dựng kế hoạch dạy học trong năm học, báo cáo hiệu trưởng về phần công việc của mình, cùng bản bạc, thống nhất quan điểm lãnh đạo, cùng tổ chức thảo luận và lấy ý kiến đóng góp của giáo viên.

- Ở cấp độ kế hoạch dạy học từng môn: Hiệu trưởng căn cứvào quy định của Điều lệtrường học và xem xét tình hình thực tếcơ cấu tổ chức tổ nhóm chuyên môn của mình để phân công cho các tổ trưởng chuyên môn trực tiếp điều hành, quản lý, chịu trách nhiệm về việc xây dựng các kế hoạch dạy học bộ môn thuộc chuyên môn của tổ mình. Cách phân quyền này là phù hợp với quy định và phù hợp với thực tế giúp cho các kế hoạch dạy học từng môn sẽ có tính khả thi cao. Đối với các tổ chuyên môn có bao gồm nhiều bộ môn khác nhau thì tổtrưởng chuyên môn có thể tiếp tục phân quyền phụ trách chính cho các tổ phó chuyên môn hoặc các nhóm trưởng bộ môn trong tổtùy theo cơ cấu tổ chức riêng của từng trường.

- Ở cấp độ kế hoạch dạy học bài học: Đây là nội dung sẽ được thiết kế bởi chính giáo viên giảng dạy bộmôn đó. Hiệu trưởng chỉđạo phân công giảng dạy cho giáo viên một cách hợp lý, phù hợp để mỗi giáo viên được phát huy hết năng lực của mình. Việc này sẽ đem lại những kế hoạch dạy học có chất lượng cao hơn. Các kế hoạch dạy học của mỗi giáo viên đều được góp ý, phê duyệt của tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu để đảm bảo những yêu cầu theo quy định chung của ngành và theo quy định chung của trường.

1.4.2.2. Tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học

Hiệu trưởng nhà trường trực tiếp chỉ đạo các nhân sự phụ trách chính triển khai xây dựng các kế hoạch dạy học.

Xây dựng kế hoạch dạy học toàn trƣờng (kế hoạch hoạt động chuyên môn) được triển khai thông qua các buổi làm việc chung giữa các thành viên trong ban giám hiệu, các buổi làm việc chung giữa ban giám hiệu và các tổtrưởng chuyên môn; giữa ban giám hiệu và giáo viên toàn trường. Đồng thời, bản kế hoạch dạy học toàn trường còn được triển khai qua quá trình tự làm việc, tự thiết kế, tự nghiên cứu

31

của các thành viên tham gia xây dựng mà trực tiếp nhất là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Các hoạt động chính là:

- Tổ chức phân tích tình hình thực tế của nhà trường

- Thảo luận thống nhất các mục tiêu và nội dung chính của các hoạt động dạy học trong năm học

- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn viết dự thảo kế hoạch dạy học - Hiệu trưởng chỉđạo tổ chức thảo luận, góp ý, bổ sung bản dự thảo kế hoạch - Hiệu trưởng ban hành kế hoạch dạy học năm học chung toàn trường.

Xây dựng kế hoạch dạy học từng môn được triển khai tại các tổ chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn tổ chức các buổi làm việc chung trong toàn tổ hoặc các buổi làm việc theo từng nhóm, làm việc cá nhân để cùng thảo luận, thống nhất, xây dựng bản kế hoạch dạy học sẽ áp dụng trong suốt năm học với từng bộ môn cụ thể. Các hoạt động chính trong quá trình này là:

- Tổ chuyên môn phân tích khung chương trình quốc gia, các hướng dẫn giảm tải, các văn bản chỉđạo chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục và phân tích điều kiện thực tế nhà trường để xác định mục tiêu dạy – học bộ môn và mục tiêu dạy học từng bài học trong chương trình.

- Tổ chức rà soát chương trình sách giáo khoa, thảo luận theo nhóm để nghiên cứu bài học, từ đó tiến hành điều chỉnh, thiết kế các nội dung thay thế các phần đã được giảm tải, sắp xếp lại tiến trình các bài học; thiết kế các chủ đề liên môn, xuyên môn; thiết kế các nội dung tích hợp.

- Trưởng nhóm viết dự thảo kế hoạch dạy học từng môn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức thảo luận, góp ý điều chỉnh bản dự thảo để hoàn thiện Kế hoạch dạy học từng môn.

- Hiệu trưởng phê duyệt và ban hành kế hoạch dạy học từng môn để triển khai thực hiện trong năm học.

Xây dựng kế hoạch dạy học theo từng bài học cụ thể chủ yếu là hoạt động làm việc cá nhân của mỗi giáo viên bộmôn. Sau khi đã được phân công giảng dạy, căn cứ vào kế hoạch dạy học toàn trường, kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn và

32

căn cứ vào đặc điểm của lớp giảng dạy, giáo viên tập trung xây dựng giáo án cho từng bài học. Các hoạt động chính trong quá trình này là:

- GV nghiên cứu kế hoạch dạy học chung và các tài liệu, nghiên cứu nội dung bài học và đối tượng học sinh đểxác định mục tiêu bài học.

- GV thiết kế các hoạt động dạy học với những chuẩn bị về phương tiện dạy học, sự tham gia chuẩn bị của học sinh, lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dạy học chính...

- GV xin ý kiến góp ý của tổ chuyên môn thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên môn và xin ý kiến phê duyệt của Tổtrưởng chuyên môn trước khi tiến hành dạy học.

- Ban giám hiệu hoặc tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án định kỳtrước khi giáo viên dạy học.

1.4.3. Chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch dạy học

Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường là đối tượng chính triển khai thực hiện các kế hoạch dạy học đã được phê duyệt. Việc triển khai thực hiện các kế hoạch dạy học cũng được chia ra thành các nội dung cụ thể:

* Ph biến, trin khai các kế hoch dy hc.

Các kế hoạch dạy học trong nhà trường được ban giám hiệu sao in, phổ biến và chuyển tới tất cả các giáo viên trong trường bằng văn bản và các nội dung chuyên đề cụ thể. Trước hết, những người thực thi cần phải biết và hiểu rõ kế hoạch thì mới có thể triển khai thực hiện theo sát kế hoạch. Công tác tuyên truyền, phổ biến này là bước quan trọng đầu tiên đảm bảo mọi thành viên trong trường đều có hoạt động đồng bộ, đúng định hướng.

* Hin thc hóa các kế hoch dy hc thành các kế hoạch hành động c th.

Bám sát từng nội dung trong kế hoạch và các mốc thời gian thực hiện, ban giám hiệu nhà trường và các tổ chuyên môn sẽ triển khai lần lượt hoặc đồng thời tới các bộ phận, các giáo viên để biến kế hoạch chung trở thành từng kế hoạch hành động cụ thể. Mỗi nội dung lớn trong bản kế hoạch chung toàn trường có thể phát triển trở thành một kế hoạch nhỏ hơn khi triển khai tại các tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn.

33

* T chc các hoạt động dy hc theo kế hoch

Tổ chức các hoạt động dạy – học theo kế hoạch là hoạt động thường xuyên liên tục và diễn ra trong suốt năm học dưới sự quản lý của ban giám hiệu, sự tham gia của mọi thành viên trong nhà trường, sự tham gia hoạt động của học sinh và sự phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Các nội dung quản lý chính được thể hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học theo kế hoạch trong nhà trường đó là:

- Hiệu trưởng và ban giám hiệu quản lý giáo viên thực hiện việc giảng dạy theo kế hoạch dạy học đã được phê duyệt thông qua theo dõi, kiểm tra các loại hồ sơ chuyên môn quy định

- Hiệu trưởng quản lý việc tổ chức giờ dạy trên lớp của giáo viên thông qua các hoạt động dự giờ và đánh giá giờ dạy.

- Hiệu trưởng quản lý việc giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn với các nội dung quản lý chính như:

+ Quy định chếđộ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng

+ Tổ chức các hoạt động chuyên môn giúp giáo viên: thực hiện chương trình dạy học; chuẩn bị bài dạy có chất lượng tốt; các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh; Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi và phụđạo học sinh yếu.

- Hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học sinh thông qua những nội dung như: + Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy học tập của học sinh

+ Phát động phong trào thi đua học tập

+ Chỉ đạo công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để quản lý hoạt động học của học sinh

+ Chỉđạo phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác trong quản lý hoạt động học của học sinh.

34

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kế hoạch dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.4.1. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên

- Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên là: Kiếm tra chính xác, đầy đủ việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên; Đánh giá đúng trình độ và năng lực của giáo viên để có kế hoạch phân công, phân nhiệm và chếđộ bồi dưỡng, đãi ngộ hợp lý; Đánh giá tính khả thi của kế hoạch dạy học, từđó có những điều chỉnh phù hợp.

- Nội dung kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra chất lượng giảng dạy trên lớp.

- Phương pháp kiểm tra: Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn của giáo viên và tổ chuyên môn; Quan sát các hoạt động dạy học và hoạt động chuyên môn khác của giáo viên; trao đổi, thảo luận với tổtrưởng chuyên môn, học sinh và cha mẹ học sinh.

1.4.4.2. Kiểm tra, đánh giá hoạt động học của học sinh

- Yêu cầu của việc kiểm tra hoạt động học của học sinh: đảm bảo tính khách quan; đảm bảo tính toàn diện; đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống; đảm bảo tính phát triển.

- Tổ chức kiểm tra: bao gồm các hoạt động xây dựng kế hoạch kiểm tra theo phân phối chương trình; tổ chức kiểm tra; phân tích kết quả học tập của học sinh.

Kết quả của việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh chính là cơ sở để đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học có được đảm bảo đúng kế hoạch và có chất lượng hay không. Từđó, nhà quản lý sẽ tổ chức tổng kết chung và có những điều chỉnh kế hoạch.

1.4.5. Điều chỉnh kế hoạch dạy học

Điều chỉnh kế hoạch dạy học là khâu được thực hiện trong suốt năm học theo tinh thần bám sát thực tế và đánh giá, cải tiến liên tục. Cùng với các hoạt động vận hành và kiểm tra đánh giá, hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường sẽ tổ chức các hoạt động thảo luận, tổng kết và thống nhất những nội dung cần điều chỉnh cho phù hợp hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Việc điều chỉnh này cần dựa trên các nguyên tắc:

- Đảm bảo tính thực tế (trên những vấn đề cụ thể được ghi nhận từ thực tế triển khai)

35

- Đảm bảo tính khoa học (dựa trên những phân tích, những số liệu cụ thể; những đánh giá rõ nét)

- Đảm bảo tính kế thừa và phát triển: Những điều chỉnh này cần tiến hành song song giữa phát huy những điểm mạnh đang có và tìm hướng khắc phục cho những điểm tồn tại của kế hoạch dạy học hiện tại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 38 - 45)