Dạy học và quản lý hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

1.2.3.1. Dạy học

Dạy học là hoạt động chủ đạo và trung tâm trong các nhà trường. Dạy học gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

- Hoạt động dạy của thầy là một quá trình tổ chức, điều khiển hoạt động học nhằm hình thành ở người học thái độ, năng lực, phương pháp học tập và ý chí học tập để khám phá tri thức. Với cách hiểu đó, hoạt động dạy chính là hướng dẫn để học sinh có cách học, cách tiếp cận và xử lý thông tin, vận dụng chúng vào việc xử lý các vấn đề của cuộc sống. Hoạt động dạy bao gồm có 3 phần quan trọng:

+ Thời điểm chuẩn bị: nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa, học sinh, các điều kiện thực hiện, phương pháp dạy học, xây dựng phương án thích hợp cho từng nội dung bài học.

+ Thời điểm tổ chức hoạt động trên lớp với học sinh nhằm đạt được mục tiêu bài dạy.

+ Thời điểm kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, thực hiện các điều chỉnh cần thiết về PPDH, ND DH, PTDH nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Hoạt động học là một hoạt động tích cực, tự lực, sáng tạo của người học nhằm tạo ra sự thay đổi trong nhận thức, thái độ, kỹnăng. Đó là một quá trình thay đổi liên tục và diễn ra trong thời gian dài, thậm chí trong suốt cuộc đời. Hoạt động

19

học có 2 loại là: học có hướng dẫn (trong nhà trường) và học không có hướng dẫn (trong xã hội). Trong phạm vi nhà trường, hoạt động học thường gắn liền với những nhiệm vụ cụ thểnhư sau:

+ Tham gia và thực hiện một chuỗi các hoạt động dưới sựhướng dẫn của Gv và sự tương tác với các học sinh khác để chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹnăng, xây dựng thái độ và hành vi tích cực.

+ Tự học, tham khảo tài liệu, thu thập và xử lý các nguồn thông tin để mở rộng hiểu biết.

+ Tự đánh giá bản thân và thực hiện theo các tiêu chí đánh giá kết quả học tập của giáo viên.

+ Hiện thực hoá hiểu biết, kỹnăng, hành vi trong cuộc sống.

Trong hoạt động dạy học, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò luôn gắn bó hữu cơ không thể tách rời và có mối quan hệtác động qua lại lẫn nhau. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều kiện của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tựđiều khiển hoạt động học tập của mình nhằm đạt được những mục tiêu dạy học.

Qúa trình dạy học cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản như sau ạ:

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy học.

- Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học - Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức kỹ năng kỹ xảo với tính mềm dẻo của tư duy

- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong dạy học. - Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của giáo viên với tính tích cực chủđộng, sáng tạo của học sinh trong dạy học.

1.2.3.2. Quản lý hoạt động dạy học

Quản lý hoạt động dạy học là tổ chức chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện quá trình dạy học theo những quy luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu dạy học.

20

Quản lý hoạt động dạy học có các đặc điểm sau: - Mang tính chất quản lý hành chính sư phạm. - Mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lý

- Hiệu quả của quản lý quá trình dạy học được tích hợp trong kết quảđào tạo và thể hiện qua các chỉ số như: số lượng học sinh tốt nghiệp; Chất lượng giáo dục; hiệu quả ngoài của giáo dục.

Nội dung quản lý hoạt động dạy học bao gồm: - Xây dựng kế hoạch dạy học năm học.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học năm học - Chỉđạo triển khai và thực hiện kế hoạch dạy học

- Kiểm tra đánh giá kế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)