Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực xác định mục tiêu dạy học cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 87 - 92)

3.2.2.1. Mụctiêu của biện pháp

Trước khi xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch dạy học, cán bộ quản lý và giáo viên cần xác định rõ ràng, cụ thể, chính xác mục tiêu của chương trình dạy học sắp triển khai. Nếu như việc phân tích tình hình là để nhận thức rõ chúng ta đang ở đâu khi xây dựng kế hoạch dạy học thì xác định mục tiêu chính là những hoạch định về đích đến. Mục tiêu dạy học là sự cụ thể hoá mục đích của chương trình giáo dục trong các lĩnh vực: kiến thức, kỹnăng, thái độ. Mục tiêu dạy học mô tả cụ thể những gì người học có thể thực hiện được sau khi học xong một môn học hay một bài học cụ thể.

78

Mục tiêu của biện pháp Bồi dưỡng năng lực xác định mục tiêu dạy học cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên Trường THCS – THPT Newton là:

- Giúp ban giám hiệu và toàn thểgiáo viên nhà trường có định hướng rõ ràng về mục tiêu giáo dục chung của toàn trường trước khi bắt đầu những công việc cụ thể của chuỗi các hoạt động dạy – học.

- Tập thể cán bộ, giáo viên toàn trường có cái nhìn tổng thể về chương trình dạy học và xác định được mục tiêu của từng bộ môn

- Bản thân mỗi giáo viên xác định được mục tiêu của môn học và từng bài học trước khi bắt đầu lên ý tưởng thiết kế các hoạt động dạy học.

- Tăng cường tính định hướng, tính khoa học và tính hiệu quả trong quá trình lập kế hoạch dạy học.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Trang bị cho cán bộ quản lý, giáo viên trong trường nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu khi xây dựng kế hoạch dạy học.

- Tổ chức các hoạt động thảo luận, sinh hoạt chuyên môn để xác định mục tiêu năm học trong công tác chuyên môn.

- Tổ chức các hoạt động phân tích chương trình để các tổ chuyên môn xây dựng được mục tiêu của từng môn học trước khi lập kế hoạch dạy học bộ môn.

- Tập huấn các kỹnăng xác định mục tiêu bài học để giáo viên xác định đúng, đủ các mục tiêu cho bài dạy của mình.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên toàn trường về kỹnăng xác định mục tiêu trong dạy học. Đây là hoạt động đầu tiên và có ý nghĩa đặt nền móng bài bản dẫn đường cho những hoạt động cụ thể. Thực tế hiện nay, rất nhiều giáo viên và cán bộ quản lý chưa hiểu rõ những yêu cầu của việc xác định mục tiêu; những nội dung cụ thể của mục tiêu dạy học nói chung. Chính vì chưa có nhận thức và kỹnăng nên việc xác định mục tiêu gặp nhiều khó khăn và không đạt được hiệu quả cao nhất. Một số nguyên tắc khi xác định mục tiêu đó là:

79

+ Xác định mục tiêu dạy học theo nguyên tắc SMART với 5 tiêu chí: S –Specific: Cụ thể, dễ hiểu.

M –Measurable: Đo lường được. A – Attainable: Có thể đạt được. R –Relevant: Thực tế

T – Time-Bound: Thời gian hoàn thành.

+ Vận dụng OKR trong xác định mục tiêu dạy học: Xác định các mục tiêu của bài học gắn liền với các kết quả then chốt sẽ đạt được

- Đầu năm học, ban giám hiệu tổ chức hội nghị tổng kết năm học trước và triển khai nhiệm vụ của năm học mới, trong đó tập trung thảo luận, thống nhất những mục tiêu dạy học mà nhà trường mong muốn hướng tới đạt được trong năm học tới. Việc này không phải là hoạt động tự phát hoặc một hình thức thảo luận chiếu lệ chung chung mà phải là một hoạt động có quy trình cụ thể. Trước hết, ban giám hiệu tổ chức các buổi họp để phân tích các số liệu và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của năm học trước: những mục tiêu nào đã hoàn thành và những mục tiêu nào chưa hoàn thành; mức độ hoàn thành của các mục tiêu như thế nào. Từđó, ban giám hiệu viết dự thảo về mục tiêu cho năm học mới trên cơ sở từ những phân tích tình hình thực tế, những bổ sung, điều chỉnh mục tiêu của năm học trước. Sau khi có bản dự thảo mục tiêu dạy học của toàn trường trong năm học mới, ban giám hiệu chuyển bản dự thảo cho các tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên toàn trường để thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Những ý kiến, đóng góp từ các tổ chuyên môn sẽ được ban giám hiệu tập hợp để thảo luận, bổ sung, điều chỉnh cho hợp lý. Cuối cùng, ban giám hiệu sẽ phổ biến công khai, rộng rãi tới toàn trường mục tiêu dạy học và giáo dục chung của toàn trường trong năm học tới.

Ví dụ:

Mục tiêu năm học 2019 2020 của Trường THCS THPT Newton được

xác định:

+ Giữ vững mô hình giáo dục phát triển toàn diện với sự triển khai kết hợp

80

trình tiếng Anh nâng cao, Toán, Khoa học bằng tiếng Anh; chương trình giáo dục kỹnăng sống & trải nghiệm sáng tạo; chương trình thểthao, năng khiếu...

+ Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn văn hoá cơ bản đảm bảo chất

lượng cao trong các kỳthi đầu ra: Kỳ thi vào lớp 10 THPT và thi THPT Quốc gia. + Tạo bước đột phá trong chương trình Tiếng Anh theo chuẩn quốc tế(tăng

thời lượng; đổi mới phương pháp, nội dung giảng dạy; chú trọng kiểm tra đánh giá năng lực; thiết kế các hoạt động đa dạng tạo môi trường nghe – nói tiếng Anh liên tục). Tăng cường, mở rộng các mối quan hệ và hợp tác Quốc tế.

+ Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi. Riêng khối THCS – THPT, phấn đấu đạt 500 giải trong các kì thi cấp Quận, Thành phố, Quốc gia, Quốc tế.

+ Hướng dẫn và chuyển giao từng bước vai trò chủđộng cho học sinh trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học, các hoạt động văn hóa –văn nghệ, các hoạt động thiện nguyện.

- Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung: nghiên cứu chương trình môn học và xác định mục tiêu môn học trong chương trình tổng thể của nhà trường. Việc xác định mục tiêu môn học hướng tới vừa phải đảm bảo những mục tiêu chung theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành vừa phải tô đậm hoặc bổ sung thêm những mục tiêu mang dấu ấn riêng của nhà trường để đảm bảo mục tiêu chung của toàn trường. Muốn vậy, hiệu trưởng và ban giám hiệu cần trực tiếp tham dự những buổi thảo luận của các tổ nhóm chuyên môn để trực tiếp góp ý, cùng xây dựng với tổ chuyên môn. Một số giải pháp cụ thểđược đề xuất như sau:

+ Hiệu trưởng tổ chức buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn chung toàn trường và mỗi tổ sẽ có báo cáo, trình bày cụ thể kết quả xác định mục tiêu dạy học môn học của tổ mình. Ban giám hiệu có thể mời thêm các chuyên gia và hội đồng sư phạm nhà trường cùng nêu ý kiến đóng góp, xây dựng và hoàn thiện cho từng tổ.

+ Hiệu trưởng thiết lập bảng biểu tập hợp các sản phẩm xác định mục tiêu của từng tổ bộ môn theo mẫu:

81 MỤC TIÊU DẠY HỌC KHỐI... Môn học Mục tiêu nhận thực Mục tiêu kỹnăng Mục tiêu thái độ Định hƣớng phát triển năng lực Mục tiêu đặc thù của Trƣờng Newton Mục tiêu mới so với năm học trƣớc Toán Ngữvăn Tiếng Anh ... ...

Bảng tổng hợp này vừa giúp các tổ bộ môn có định hướng rõ ràng khi tổ chức xác định mục tiêu, vừa giúp ban giám hiệu có hình dung tổng thể về mục tiêu dạy học của một khối lớp và toàn bộ cấp học.

- Nâng cao kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy cho mỗi giáo viên thông qua các hoạt động sinh hoạt chuyên môn trong suốt năm học. Giải pháp này sẽ giúp giáo viên tiếp thu được nhiều nhất những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, tập hợp trí tuệ tập thể để xác định đúng, đủ, phù hợp những mục tiêu cho từng bài học. Cụ thể là: mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng hoặc nhóm trưởng sẽ lên kế hoạch trước và phân công/chỉ định một nhóm giáo viên sẽ trình bày mục tiêu cho một bài học cụ thể sắp giảng dạy. Các giáo viên trong tổ sẽ góp ý, bổ sung, hoàn thiện cho giáo viên đó để thống nhất những mục tiêu bài dạy có thể được chia sẻ, dùng chung cho cả tổ, nhóm. Cách làm này vừa thiết thực vừa hiệu quả góp phần hình thành kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy cho giáo viên một cách bài bản, có sựđầu tư chất xám cao.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

- Đội ngũ cán bộvà giáo viên nhà trường có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cao, có sựổn định tương đối và trong tổ - nhóm chuyên môn có những giáo viên có kinh nghiệm.

82

ràng, khoa học. Các thành viên trong ban giám hiệu phối hợp nhịp nhàng, có sự thống nhất cao độ trong quá trình làm việc. Các tổ trưởng chuyên môn được phân quyền trong công việc, có năng lực tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới.

- Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường: được tập huấn để có nhận thức và khát khao đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; được cập nhật đầy đủcác văn bản chỉ đạo vềchương trình dạy học và đổi mới phương pháp dạy học.

- Nhà trường có chế độ làm việc với ưu tiên thời gian cho các hoạt động hoạch định chiến lược, phát triển chương trình: ví dụ tại Trường THCS – THPT Newton, hàng tuần, giáo viên toàn trường dành riêng một buổi sáng thứ bảy (học sinh không học thứ bảy) để tổ chức sinh hoạt chuyên môn. Hàng năm, sau khi kết thúc năm học cũ, nhà trường có 2 tháng hè là tháng 6 và tháng 7, giáo viên toàn trường vẫn đi làm bình thường (luân phiên nghỉ phép) và đây chính là thời gian tập trung cao cho hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học.

- Nhà trường thành lập hội đồng khoa học với sự tham gia của các giáo viên cốt cán và sự tham gia của các chuyên gia giáo dục để tư vấn, đánh giá, tập huấn cho giáo viên trong trường.

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hướng dẫn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Trường THCS – THPT Newton xây dựngkế hoạch dạy học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)