Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)

THPT Newton về ý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học và những định hướng trước khi xây dựng kế hoạch dạy học

Biểu đồ 2.3. Kết quảđánh giá thực trạng nhận thức của CB-GV trƣờng Newton vềý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học và những định

hƣớng trƣớc khi xây dựng kế hoạch dạyhọc

Bảng 2.8 và biểu đồ 2.3 cho kết quả khảo sát về thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trường THCS – THPT Newton vềý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch dạy học và những định hướng trước khi xây dựng kế hoạch dạy học bằng 3.0 - đánh giá công tác này được thực hiện tương đối tốt. Qua phỏng vấn trực tiếp và nghiên cứu tài liệu, quan sát trực tiếp thì vềcơ bản, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch dạy học trong nhà trường. Về công tác định hướng của ban giám hiệu chuẩn bị trước khi xây dựng kế hoạch dạy học đã bước đầu được chú trọng thực hiện. Hoạt động chính của công tác định hướng này hiện đang được triển khai là việc thiết lập bảng kế hoạch chuẩn bị với các nội dung như:

- Liệt kê các loại kế hoạch dạy học cần xây dựng.

- Phân công nhân sự chịu trách nhiệm chính, nhân sự phối hợp cho từng loại kế hoạch

60

- Yêu cầu cần đạt được của mỗi loại kế hoạch (kèm theo các form mẫu) - Quy định về kế hoạch thời gian bắt đầu và kết thúc cho từng nội dung công việc.

Bảng kế hoạch chuẩn bị này được ban giám hiệu, tổtrưởng chuyên môn xây dựng và phổ biến tới giáo viên toàn trường cùng nắm bắt và triển khai thực hiện việc xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, công tác tổ chức phân tích tình hình, xác định nhu cầu, mục tiêu chính cần hướng tới cho việc thiết kế các hoạt động dạy học hiện chưa được ưu tiên chú trọng.

2.4.2. Thực trạng về hoạt động tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học của Trường

THCS THPT Newton

Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học của Trường THCS – THPT Newton luôn được các đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường tập trung quan tâm và thực hiện. Ngay khi kết thúc năm học, ban giám hiệu nhà trường đã trực tiếp tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học toàn trường cho năm học mới, đồng thời trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên môn, cá nhân mỗi giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch bộ môn, kế hoạch cá nhân, kế hoạch bài học. Ở mỗi tổ chuyên môn, các tổ trưởng chuyên môn tích cực tham gia xây dựng, thảo luận để hoàn thiện kế hoạch dạy học chung toàn trường. Đồng thời, tổ trưởng chuyên môn trực tiếp cùng giáo viên trong tổ bộ môn xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ, kế hoạch dạy học theo từng môn bám sát kế hoạch dạy học của nhà trường. Mỗi giáo viên, sau khi nhận được bảng phân công giảng dạy của năm học mới sẽ nghiên cứu kế hoạch dạy học chung của trường, của tổđể xây dựng kế hoạch dạy học của cá nhân trong năm học, tiến hành soạn giáo án (kế hoạch bài học) trước khi năm học mới bắt đầu. Theo kết quả Bảng 2.8, GTTB là 3.40 xếp thứ hai trong các tiêu chí. Điều này chứng tỏ đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường đã có những chỉ đạo sát sao đối với công tác triển khai thực hiện xây dựng kế hoạch dạy học trong nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tuy nhiên, kết quả từ bảng khảo sát cũng cho thấy, có 20/94 giáo viên (tương đương 21.3 % giáo viên toàn trường) đánh giá công tác này đang ở mức trung bình. Điều này thể hiện công tác chỉ đạo triển khai thực hiện xây dựng kế

61 hoạch dạy học vẫn cần có những chỉ đạo sắc nét, khoa học, có tính đồng bộ và đem lại hiệu quảcao hơn. 51% 38% 11% 0%

Biểu đồ 2.4. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học tại trƣờng THCS

Tốt Khá TB Yếu

Biểu đồ 2.4. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức xây dựng kế hoạch dạy học tại Trƣờng THCS – THPT Newton

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kế hoạch dạy học tại trường trung học cơ sở trung học phổ thông newton, thành phố hà nội (Trang 69 - 71)